Toán học thống kê ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học kĩ thuật, trong đó ngành TDTT.Sự thâm nhập của toán học thống kê vào thể thao đã và đang đem lại những hiệu quả hết sức to lớn có giá trị thực tế trong nghiên cứu khoa học GDTC.
Vận dụng phương pháp này người nghiên cứu đã sử dụng một số công thức:
- Công thức tính giá trị trung bình:
n x x i n i 1 Trong đó: x : Giá trị trung bình : Ký hiệu tổng
xi: Giá trị quan sát thứ i n: Kích thước tập hợp mẫu
* Giá trị trung bình: Là tỉ số giữa tổng lượng giá trị cá thể với tổng số các cá thể của đám đông số lượng.
- Công thức tính phương sai:
Phương sai của một đám đông là tỉ số giữa tổng bình phương biến sai của các trị số cá thể quanh trung bình cộng và tổng số các cá thể quanh trung bình cộng và tổng số hoặc tự do. Kí hiệu:
Công thức: 1 ) ( 2 1 2 n x x n i i (với n<30) Trong đó: 2
: Phương sai của mẫu xi: Giá trị quan sát thứ i
x : Giá trị trung bình n: Kích thước tập hợp mẫu - Công thức tính độ tin cậy:
Độ tin cậy về sự khác biệt hai số trung bình được xác định theo chỉ tiêu (t) student.Công thức: A B B A n n X X t 2 2 (Với n < 30) Trong đó: t: Độ tin cậy 2.3. Tổ chức nghiên cứu
2.3.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11, năm 2014 đến tháng 5, năm 2015 và được chia làm 3 giai đoạn:
Giai
Đoạn Nội dung
Thời gian Sản phẩm thu
được Bắt đầu Kết thúc I - Xác định tên đề tài. - Xây dựng đề cương 11/2014 12/2015 - Đề cương nghiên cứu khoa học - Bảo vệ đề cương
- Thu thập tài liệu có liên quan. - Tổng quan vấn đề nghiên cứu. II - Điều tra thực trạng khả năng sử dụng các phương tiện GDTC trong tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh. - Dùng phiếu phỏng vấn - Thực nghiệm 1/ 2015 4/2015 - Thực trạng về khả năng sử dụng các phương tiện GDTC trong hoạt động GDTC cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh. - Hệ thống các phương tiện GDTC trong tổ chức hoạt động GDTC.
- Số liệu thu được của quá trình thực nghiệm.
III - Hoàn thành khóa luận và bảo vệ khóa luận.
4/ 2015 5/2015 - Bảo vệ khóa luận tốt nghiệp trước Hội đồng khoa học.
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể nghiên cứu: Phương tiện GDTC tại trường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh.
- Khách thể nghiên cứu: Trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh.
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu
- Trường ĐHSP Hà Nội 2 - Xuân Hòa - Phúc Yên - Vĩnh Phúc. - Trường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá thực trạng sử dụng các phương tiện GDTC trong tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh hoạt động GDTC cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh
3.1.1.Đánh giá thực trạng về cơ sở vật chấttrường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh
Trường mầm non Đại Thịnh là trường có hai cơ sở.Một cơ sở được đặt tại làng Thường Lệ và một cơ sở tại trung tâm huyện Mê Linh. Do trường chia thành hai cơ sở nên có nhiều khó khăn về mặt quản lý. Tuy nhiên, với sự cố gắng của CBQL nên khó khăn đó đã được giảm bớt.Diện tích mặt bằng của nhà trường không lớn nên hiện nay nhà trường có 24 phòng và có 755 trẻ. Trong đó nhóm lớp 2 - 3 tuổi có 3 lớp với 66 trẻ, nhóm lớp 3 - 4 tuổi có 7 lớp với 167 trẻ, nhóm lớp 4 - 5 tuổi có 7 lớp với 260 trẻ và nhóm lớp 5 - 6 tuổi có 7 lớp với 262 trẻ. Số lượng trẻ trong một lớp lên tới 40 trẻ, với số lượng trẻ/lớp như vậy cho thấy; số trẻ trong một lớp làcao hơn so với tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT, số lượng giáo viên/lớp lại chỉ có 2 cô, việc quan tâm của giáo viên với từng trẻ là không đảm bảo và có nhiều hạn chế, việc chăm sóc giáo dục trẻ trong lớp đông như vậy đòi hỏi giáo viên mầm non cần có nhiệt huyết, yêu nghề và mến trẻ.
Qua quan sát thực tế cho thấy nhà trường xây dựng khang trang, sạch sẽ, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng độ tuổi. Phòng học thoáng mát, có đủ ánh sáng,mỗi lớp có khu nhà vệ sinh riêng sạch sẽ, có 2 phòng nam và nữ, có phòng để đồ nhưng do diện tích còn hẹp nên không có phòng ăn và phòng ngủ riêng cho trẻ.Trường có tường bao quanh và các khu vực được bố trí phù hợp an toàn cho trẻ.
Về đồ dùng, thiết bị: Trường trang bị đầy đủ hệ thống quạt điện, đèn điện, bàn, ghế,mành, rèm, có tủ để đồ…và 100% các nhóm lớp có tivi, đầu
đĩa phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên và phục vụ quá trình học tập của trẻ.
Đồ dùng, đồ chơi học tập của trẻ đảm bảo đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trường còn thường xuyên kiểm tra, trang bị, bổ sung và thay thế các đồ chơi, đồ dùng học tập của trẻ để đảm bảo cho quá trình dạy, học, vui chơi của giáo viên và trẻ tại trường.
3.1.2. Thực trạng về công tác quản lý và trình độ nhận thức của đội ngũGVMN về việc sử dụng các phương tiện GDTC ngũGVMN về việc sử dụng các phương tiện GDTC
3.1.2.1. Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý và chỉ đạo trong trường mầm non Đại Thịnh
Qua thực tế, đề tài tiến hành phỏng vấn 20 giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường, về công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý và chỉ đạo tại trường mầm non Đại Thịnh, kết quả phỏng vấn thể hiện tại bảng 3.1.
Bảng 3.1: Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra,quản lý và chỉ đạo trường mầm non Đại Thịnh (n = 20)
Tổng Kết quả đánh giá Tốt Chưa tốt Không tốt Số lượng % Sốlượn g % Số lượng % 20 18 90 2 10 0 0
Theo số liệu trên cho thấy, 90% ý kiến cho rằng CBQL đã làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý, chỉ đạo công việc chăm sóc giáo dục trẻ trong trường, 10% cho rằng CBQL cần kiểm tra sát sao hơn để nâng cao chất lượng GDMN.
3.1.2.2. Thực trạng trình độ nhận thức của GVMN về việc sử dụng các phương tiện GDTC cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh
- GV cần có nhận thức đúng về các phương tiện GDTC, vì chúng có tác động trực tiếp đến quá trình phát triển cơ thể và hình thành nhân cách sau này của trẻ.
- Để đánh giá đúng trình độ nhận thức của GVMN, đề tài tiến hành phỏng vấn 20 giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường, kết quả thu được trình bày tại bảng 3.2.
Bảng 3.2: Kết quả phỏng vấn trình độ nhận thức của giáo viên về việcsử dụng các phương tiện GDTC tại trường mầm non
Đại Thịnh (n=20) STT Nội dung Tiêu chí đánh giá Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %
1 Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của GDTC cho trẻ 5-6 tuổi.
17 85 3 15 0 0
2
Nhận thức của giáo viên về vai trò của các phương tiện GDTC đối với sự phát triển cơ thể trẻ.
13 65 7 35 0 0
Căn cứ vào bảng 3.2 cho thấy: Giáo viên có nhận thức đúng về sự cần thiết của GDTC cho trẻ 5-6 tuổi; 85% ý kiến của giáo viên cho rằng GDTC cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non là rất cần thiết, 15% ý kiến cho là cần thiết và không có ý kiến nào cho rằng là không cần thiết; 65% ý kiến cho rằng nhận thức của giáo viên về vai trò của các phương tiện GDTC đối với sự phát triển cơ thể là rất cần thiết, 35% ý kiến là cần thiết và không có ý kiến nào
cho rằng là không cần thiết.Như vậy có thể thấy giáo viên trường mầm non Đại Thịnh đã nhận thức được tầm quan trọng của phương tiện GDTC đối với sự phát triển cơ thể trẻ.
3.1.3. Thực trạng về việc tổ chức dạy học GDTC cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh mầm non Đại Thịnh
Giáo viên chính là người trực tiếp hướng dẫn trẻ giải quyết các nhiệm vụ của GDTC, giúp trẻ nhận thức đúng và góp phần hình thành toàn vẹn nhân cách.Trong hoạt động GDTC cho trẻ 5 - 6 tuổi luôn đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn và phối hợp các phương tiện GDTC một cách phù hợp. Do vậy, khả năng sử dụng các phương tiện GDTC của giáo viên cần được tổ chức một cách khoa học để có những ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả giờ học và sự phát triển của trẻ.
Đối với lứa tuổi 5-6, khi học chủ yếu là trẻ bắt chước cô nên mọi cử chỉ, hành động của giáo viên cần chính xác, đúng và đảm bảo tính thẩm mỹ. Để đánh giá đúng thực trạng về việc tổ chức giảng dạy môn GDTC tại trường mầm non Đại Thịnh, đề tài tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, các CBQL và giáo viên (n = 20) về mức độ cần thiết trong việc tổ chức giảng dạy môn học GDTC cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh, kết quả được trình bày tại bảng 3.3.
Bảng 3.3: Kết quả phỏng vấn về mức độ cần thiết trong việc tổ chức dạyhọc GDTC cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh (n = 20)
TT Nội dung Tiêu chí đánh giá Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1
Nhận thức của giáo viên về khả năng truyền đạt kiến thức môn GDTC cho trẻ 5-6 tuổi.
3 Nhận thức của giáo viên về kỹ
năng làm mẫu của GVMN 19 95 1 5 0 0
5
Nhận thức của giáo viên về khả năng sử dụng các phương tiện GDTC cho trẻ 5-6 tuổi
18 90 2 20 0 0
Qua bảng 3.3, kết quả cho thấy:Các chuyên gia, các CBQL và các giáo viên đều nhận định rằng; để tổ chức tốt giờ học GDTC cho trẻ mầm non trước tiêngiáo viêncần có sự nhận thức đầy đủvề quá trình truyền đạt kiến thức, nhận thức đúng về kỹ năng làm mẫu và nhận thức về khả năng sử dụng các phương tiện GDTC cho trẻ mầm non là hết sức cần thiết.
Thông qua kết quả phỏng vấn tại bảng 3.3 chứng tỏ giáo viên tại trường mầm non Đại Thịnh đã có nhận thức sâu sắc và đúng đắn về tổ chức giờ học GDTC cho trẻ 5-6 tuổi.
Tuy nhiên, khả năng sử dụng các phương tiện trong giờ học GDTC của giáo viên tại trường mầm non còn bộc lộ một số hạn chế, các BTTC trong giờ học còn đơn điệu, sơ sài… Trong quá trình tổ chức các hoạt động GDTC cho trẻ 5-6 tuổi, giáo viên chưa chú ý tới việc kết hợp các phương tiện (yếu tố vệ sinh, yếu tố nhiên nhiên với BTTC), điều đó sẽ hạn chế hiệu quả giờ học cũng như những hoạt động thể chất của trẻ. Việc lựa chọn, thiết kế các biện pháp nâng cao khả năng sử dụng các phương tiện GDTC trong tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ là vấn đề cấp bách cần được giải quyết.
3.1.4. Thực trạng nội dung chương trình dạy học GDTCcho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh trường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh
3.1.4.2. Thực trạng nội dung hoạt động GDTC giờ học chính khóa
GDTC là một quá trình giáo dục mà đặc trưng của nó thể hiện ở việc giảng dạy các động tác nhằm đảm bảo cho cơ thể trẻ hoàn thiện về mặt hình thể và chức các tố chất thể lực của cơ thể trẻ.
Để GDTC cho trẻ phát triển toàn diện và cân đối thì cần phải sử dụng phối hợp các phương tiện GDTC để tác động vào cơ thể trẻ, giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn, phát triển các tố chất thể lực: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo,…Vì vậy, nhiệm vụ GDTC cho trẻ luôn được chú trọng, quan tâm và không ngừng được nâng cao.
Trong quá trình tìm hiểu và quan sát thực tế về thực trạng GDTC cho trẻ ở trường mầm non Đại Thịnh, tôi nhận thấy nhà trường đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ GDTC, nội dung GDTC cho trẻ. Tuy nhiên, vẫn chưa đạt được kết quả mong đợitheo lứa tuổi.
Chương trình giảng dạy môn GDTC trong giờ học chính khóa của trường mầm non Đại Thịnh được thực hiện đúng theo quy định chung của Bộ GD&ĐT với thời lượng 1 tiết/1 tuần. Với cấu trúc giờ lên lớp gồm 3 phần:Khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Ngoài tiết học chính khóa ra trẻ còn được thể dục sáng sau giờ đón trẻ và các giờ học mang tính chất tích hợp chủ đề, chủ điểm trong các hoạt động như lao động, nặn hình, vẽ, vận động theo nhạc,… đều có ảnh hưởng đến GDTC cho trẻ.
Thời gian cho một tiết học GDTC là 30 - 35 phút: Phần cơ bản, giáo viên vẫn dạy đủ thời gian quy định với nội dung 3 phần đã nói ở trên nhưng chủ yếu đi sâu vào dạy TDCB và tổ chức thi đua giữa 2 tổ. Khi đến phần dạy VĐCB, giáo viên làm mẫu 2 lần, lần 1 không phân tích và lần 2 cho phân tích. Sau đó mời 1 - 2 trẻ khá lên thực hiện mẫu, rồi lần lượt từng trẻ một.Nhưng mỗi trẻ chỉ được thực hiện 1 lần nên giáo viên chưa chú ý đến việc điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch trong tư thế của trẻ. Khi đó đa số trẻ vận động theo thói quen và ý thích là chủ yếu, sau đó cô tổ chức thi đua giữa 2 tổ, điều đó sẽ làm cho trẻ thiếu hẳn sự cân đối trong nội dung học tập và phát triển vận động của trẻ. Giáo viên chủ yếu chú trọng tới mục tiêu tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học mà chưa chú ý nhiều đến hướng dẫn trẻ vận động hợp lý, trẻ sẽ bị thiếu hụt về kĩ năng VĐCB.
Các tiết học chủ yếu tổ chức trong lớp học nên không gian học tập và tập luyện của trẻ còn chật hẹp.
Nội dung chương trình dạy môn GDTC cho trẻ 5 - 6 tuổi cũng đã được các tổ trưởng trong nhóm lớp 5 - 6 tuổi lên kế hoạch và sắp xếp phù hợp với lứa tuổi. Giáo viên đã biết cách tổ chức giờ học GDTC cho trẻ, gây được sự hứng thú và kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động, nhưng cần chú ý và quan tâm hơn nữa đến kĩ năng giảng dạy các bài tập VĐCBcho trẻ, vì đó là những kĩ năng vận động cần thiết trong đời sống hàng ngày giúp trẻ thích ứng nhanh với điều kiện vận động của môi trường sống.
3.1.4.2. Thực trạng nội dung hoạt độngGDTCngoài giờ học
Ngoài giờ học chính khóa và các giờ học tích hợp ra thì hoạt động ngoài trời cũng là hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong GDTC cho trẻ.Các hoạt động ngoài trời có thể tiến hành dưới nhiều hình thức tiết học như dạo chơi, khám phá khoa học, thể dục ngoài trời và các hoạt động chơi ngoài trời nếu thời tiết tốt.
Tất cả các hoạt động ngoài trời đều có ý nghĩa lớn đối với trẻ, đặc biệt tiết học ngoài trời giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng làm việc và tạo sự hưng phấn, sảng khoái cho trẻ. Việc tổ chức hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ được vui chơi, được tiếp xúc với các yếu tố thiên nhiên như ánh sáng, không khí. Trong đó, ánh sáng, không khí và nước là những yếu tố của phương tiện GDTC. Cần sử dụng triệt để và phù hợp các yếu tố đó trong GDTC cho trẻ. Vì:
Không khí có tác dụng kích thích toàn bộ chức năng cơ thể: Kích thích hệ tuần hoàn, hô hấp, chuyển hóa hồng cầu, huyết sắc tố,làm tăng sức đề