Ảnh hưởng của bơm CO2 đến các cơ quan

Một phần của tài liệu So sánh tác dụng giữa levobupivacain và bupivacain có phối hợp fentanyl trong gây tê tủy sống để phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa (Trang 30 - 31)

* Việc lựa chọn khí bơm tạo khoang ổ bụng bị ảnh hưởng bởi độ hòa tan khí máu, tính thấm của tạng, khả năng cháy nổ, giá thành và khả năng gây các tác dụng phụ. Khí lý tưởng phải là khí trơ, không màu, có khả năng

đào thải qua phổi. Mặc dù có một số khí đã được sử dụng nhưng CO2 vẫn là khí được lựa chọn hơn cả.

* Khi bơm CO2 gây tăng PaCO2. Mức độ tăng PaCO2 lệ thuộc vào áp lực trong ổ bụng, tuổi bệnh nhân và tình trạng bệnh tật, tư thế bệnh nhân và phương thức thông khí . Trên bệnh nhân khỏe mạnh, cơ chế chủ yếu việc gia tăng PaCO2 là hấp thụ qua phúc mạc. Ngoài ra tăng áp lực ổ bụng dẫn đến rối loạn chức năng cơ hoành và tăng khoảng chết phế nang, dẫn đến giảm thông khí và hậu quả tăng PaCO2. PaCO2 tăng khoảng 5 - 10 phút sau bơm CO2 và thường đạt mức bình nguyên sau 20 - 25 phút.

* Khuyến cáo hiện nay cho áp lực trong ổ bụng khi phẫu thuật nội soi ổ bụng là nhỏ hơn 15 mmHg và phần lớn các phẫu thuật nội soi được thực hiện với áp lực này trong phạm vi 12 – 15 mmHg. Nói chung, áp lực này nhỏ hơn 10 mmHg có ảnh hưởng sinh lý tối thiểu. Áp lực bơm trêm 16 mmHg dẫn đến thay đổi các sinh lý không mong muốn như là giảm cung lượng tim, tăng sức cản mạch toàn thể, tăng trở kháng cơ học của phổi và thành ngực. với áp lực trên 20 mmHg, dòng máu, tốc độ cầu thận, nước tiểu giảm. Áp lực 7 mmHg và nội soi không bơm khí được ủng hộ như là biện pháp giảm mức độ xáo trộn huyết động kết hợp với áp lực cao.

Một phần của tài liệu So sánh tác dụng giữa levobupivacain và bupivacain có phối hợp fentanyl trong gây tê tủy sống để phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa (Trang 30 - 31)