Cấu tạo hóa học và tính chất lý hóa

Một phần của tài liệu So sánh tác dụng giữa levobupivacain và bupivacain có phối hợp fentanyl trong gây tê tủy sống để phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa (Trang 27 - 29)

Sơ đồ 1.2. Công thức hóa học của fentanyl

Tên hóa học: N-(1-(2-phenylethyl)-4-piperidinyl)-N-phenylpropanamide Fentanyl là một chất tổng hợp từ nhóm phenylpiperidin là amilido- piperidin, là thuốc giảm đau nhóm opioid, tác động chủ yếu lên thụ thể µ- opioid. Fentanyl có trọng lượng phân tử là 336, pKa=8,4, tỷ lệ ion hoá ở pH =7,4 là 91%. Fentanyl là thuốc dễ tan trong mỡ hơn nhiều lần so với morphin (hệ số n-octan/nước = 860). Vì đặc điểm này mà fentanyl ngấm vào tổ chức thần kinh dễ dàng hơn, thời gian chờ tác dụng ngắn hơn và thời gian tác dụng cũng ngắn hơn.

1.4.2. Dược động học

* Hấp thu

Fentanyl dễ dàng hấp thu bằng nhiều đường khác nhau như: uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm tuỷ sống, tiêm ngoài màng cứng.

- Fentanyl phân phối nhanh ở những khu vực có nhiều tuần hoàn như: não, thận, tim phổi, lách và giảm dần ở các khu vực ít tuần hoàn hơn.

- Thuốc có thời gian bán thải (T

1/2β) khoảng 3,7 giờ ở người lớn, khoảng 2 giờ ở trẻ em, có sự tương phản giữa tác dụng rất ngắn và đào thải chậm. Do tính rất tan trong mỡ của thuốc nên qua hàng rào máu não nhanh vì vậy thuốc có tác dụng nhanh và ngắn.

Khi dùng liều cao và nhắc lại nhiều lần sẽ gây nên hiện tượng tích lũy và tái phân phối có thể tạo ra thông khí đỉnh thứ phát, có thể dẫn đến gây ức chế hô hấp thứ phát. Liên kết với protein huyết tương 65-80%.

* Chuyển hoá

Thuốc chuyển hoá ở gan 70-80% nhờ hệ thống mono-oxygenase bằng các phản ứng N-Dealkylation oxydative và phản ứng thuỷ phân để tạo ra các chất không hoạt động norfentanyl, depropionyl - fentanyl.

* Thải trừ

Thuốc đào thải qua nước tiểu 90% dưới dạng chuyển hoá không hoạt động và 6% dưới dạng không thay đổi, một phần nhỏ được đào thải qua mật.

1.4.3. Dược lực học

* Tác dụng trên thần kinh trung ương

Khi tiêm tĩnh mạch thuốc có tác dụng giảm đau sau 30 giây, tác dụng tối đa sau 3 phút và kéo dài khoảng 20-30 phút ở liều thấp và duy nhất. Nếu tiêm bắp có tác dụng giảm đau khoảng 120 phút.

Thuốc có tác dụng giảm đau mạnh hơn morphin 50-100 lần, có tác dụng làm dịu, thờ ơ kín đáo không gây ngủ gà. Tuy nhiên fentanyl làm tăng tác dụng gây ngủ của các loại thuốc mê khác, ở liều cao thuốc có thể gây tình trạng quên nhưng không thường xuyên.

Fentanyl có tác dụng rất kín đáo lên huyết động ngay cả khi dùng liều cao (75µg/kg), thuốc không làm mất sự ổn định về trương lực thành mạch nên không gây tụt huyết áp lúc khởi mê. Vì thế nó được dùng thay thế morphin trong gây mê phẫu thuật tim mạch.

- Fentanyl không gây tiết histamin. Khi dùng liều cao không ảnh hưởng đến sức co bóp cơ tim nhưng khi kết hợp với các loại thuốc mê như N2O, benzodiazepin có thể làm giảm thể tích bơm tâm thu.

- Fentanyl làm chậm nhịp xoang nhất là lúc khởi mê, điều trị bằng atropin. - Thuốc làm giảm nhẹ lưu lượng vành và tiêu thụ oxy cơ tim.

* Tác dụng trên hô hấp

- Fentanyl gây ức chế hô hấp ở liều điều trị do ức chế trung tâm hô hấp, làm giảm tần số thở, giảm thể tích khí lưu thông khi dùng liều cao.

- Thuốc gây tăng trương lực cơ, giảm compliance phổi.

- Khi dùng liều cao và nhắc lại nhiều lần sẽ gây co cứng cơ hô hấp, co cứng lồng ngực làm suy thở, điều trị bằng benzodiazepin thì hết.

* Các tác dụng khác

- Gây buồn nôn, nôn nhưng ít hơn morphin. - Tăng áp lực đường mật.

- Co đồng tử, giảm áp lực nhãn cầu khi phân áp CO

2 bình thường. - Gây hạ thân nhiệt, tăng đường máu do tăng catecholamin.

- Gây táo bón, bí đái, giảm ho.

Một phần của tài liệu So sánh tác dụng giữa levobupivacain và bupivacain có phối hợp fentanyl trong gây tê tủy sống để phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa (Trang 27 - 29)