Danh mục sản phẩm của công ty giai đoạn 2008-

Một phần của tài liệu Phân tích một số kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty TNHH MTV dược phẩm trung ương 2 TP vinh giai đoạn 2008 2012 (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.1.Danh mục sản phẩm của công ty giai đoạn 2008-

Danh mục sản phẩm do CODUPHA VINH phân phối khá đa dạng (trên 100 mặt hàng), bao gồm các loại thuốc sản xuất trong nước cũng như các thuốc nhập ngoại với nhiều nhóm điều trị khác nhau như: thuốc điều trị tiểu

đường, cao huyết áp, tim mạch, kháng sinh, dịch truyền, thuốc bổ, v.v... Trong đó có những sản phẩm có giá cao, thuốc biệt dược và cũng có cả những mặt hàng có giá rất thấp. Ngoài ra còn có những mặt hàng vật tư y tế tiêu hao, vật tư y tế can thiệp mạch. Dưới đây là một số mặt hàng chủ lực, tiêu thụ

thường xuyên: Bảng 3.1. Một số mặt hàng chủ lực TT Tên mặt hàng Nước sản xuất 1 Amoxicillin 500mg Việt Nam 2 Tetracyclin 250mg Việt nam 3 Cloramphenicol 250mg Việt Nam 4 Cephalexin 500mg Việt Nam 5 Cefotaxim 1g Ấn Độ 6 Ceftazidim 1g Đức 7 Cetriaxone 1g Đức

8 Penicillin 1 triệu UI Trung Quốc

9 Streptomycin 1g Trung Quốc 10 Paracetamol 1g Đức 11 Paracetamol 500mg Việt Nam 12 Amlodipin 5mg Ấn Độ 13 Human Insulin Ấn Độ 14 Glyclazid Ấn Độ

15 Human Albumin Italia

16 Phosphalugel Pháp

17 Nhóm thuốc bổ gan Việt Nam

18 Nhóm thuốc bổ gan Hàn Quốc

19 Nhũ dịch Lipid Trung Quốc

20 Vitamin Complex 500ml Trung Quốc

21 Dịch chuyền cơ bản Philippin

22 Dịch chuyền cơ bản Ấn Độ

23 Dịch chuyền cơ bản Trung Quốc

24 Nhóm vật tư y tế tiêu hao Anh

25 Nhóm vật tư y tế can thiệp mạch Mỹ

Từ danh mục các mặt hàng chủ lực trên một làn nữa cho thấy sự đa dạng trong chủng loại hàng cũng như về xuất xứ, có hầu hết các nhóm hàng thiết yếu cơ bản cần cho công tác khám chữa bệnh mà chi nhánh đang kinh doanh, phân phối. Trong đó có cả các mặt hàng chỉ có thể bán trong hệ thống

điều trị thông qua công tác đấu thầu tại các bệnh viện và sở Y tế và có cả

những mặt hàng được phân phối thông qua kênh bán hàng OTC.

Trong các nhóm mặt hàng chủ lực nêu trên thì nhóm thuốc kháng sinh có số mặt hàng khá lớn (9 mặt hàng), đây cũng là nhóm mặt hàng mang lại doanh thu cao nhất trong cơ cấu nguồn hàng. Tiếp đến là nhóm các mặt hàng dịch truyền cơ bản có số lượng lớn nhất (bao gồm: Lactat Ringer, Glucose 5%, 10%, 20%, Natrichlorid 500ml) có xất xứ khác nhau và giá cả trên thị

trường cũng khác nhau, đây là nhóm hàng mang lại doanh thu cao chỉ sau nhóm thuốc kháng sinh. Bán hàng dịch truyền có lợi thế như là hàng xương sống, để kéo theo bán được các loại hàng khác. Một nhóm hàng khác cũng

đem lại doanh thu cao nữa là nhóm thuốc hạ sốt giảm đau, điển hình là Paracetamol với hai dạng bào chế là dạng viên và dạng tiêm. Có doanh thu cao tiếp theo là nhóm thuốc điều trị tiểu đường rồi đến nhóm thuốc bổ, thuốc tim mạch.

Tuy không có các mặt hàng OTC riêng biệt, mang tính OTC thực sự

nhưng từ kết quả doanh thu được thấy rằng tỷ lệ bán hàng trong hệ thống điều trị và hệ thống OTC là gần ngang nhau, kênh bán hàng OTC giá trị có lớn hơn chút ít. Ưu điểm của kênh bán hàng OTC là thu được tiền mặt ngay (giảm

thiểu được nguy cơ rủi ro về công nợ) tuy tỷ lệ lãi có ít hơn so với kênh bán hàng vào hệ điều trị. Hơn nữa với mô hình là một đơn vị phân phối nên việc phát triển bán hàng OTC đang được chi nhánh chú trọng và quan tâm phát triển, phủ đến tất cả các tuyến huyện trong khu vực đang được phu trách, kể

cả các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa nhằm xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp để tạo được lợi thế cạnh tranh với các đơn vị khác đang bắt

đầu làm mô hình phân phối.

Một phần của tài liệu Phân tích một số kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty TNHH MTV dược phẩm trung ương 2 TP vinh giai đoạn 2008 2012 (Trang 37 - 39)