Lợi nhuận của DN là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà DN
đã bỏ ra đểđạt được doanh thu đó từ các hoạt động của DN đưa lại. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh. Phân tích LN bao gồm các chỉ tiêu sau:
Các bộ phận cấu thành lợi nhuận của DN: Do đặc điểm hoạt động SXKD đa dạng, nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi nhuận của xí nghiệp bao gồm các bộ phận sau:
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính. - Lợi nhuận bất thường.
Phân tích chung tình hình lợi nhuận: Là đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn DN, từng bộ phận lợi nhuận giữa thực tế với kế hoạch, giữa kì này với kì trước nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên.
Phân tích tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận tuyệt đối có thể không phản ánh
đúng mức độ hiệu quả sản xuất kinh doanh, bởi vì chỉ tiêu này không chỉ chịu sự tác động của bản thân chất lượng công tác cuả DN mà còn chịu ảnh hưởng của quy mô sản xuất của DN. Chính vì vậy chỉ đểđánh giá đúng kết quả kinh doanh của xí nghiệp cần phải sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận tính bằng %. Có thể tính theo 2 cách :
Một là, tỷ suất lợi nhuận tính tên doanh số bán ra, được xác định bằng công thức: 100 x DT LN TSLN
Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100đ doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng LN.
Hai là, tỷ suất lợi nhuận được tính là tỷ lệ giữa lợi nhuận và giá trị tài sản thực có của xí nghiệp bằng công thức: 100 x TV LN TSLN (TV: tổng vốn) 25
Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100đ vốn bỏ vào đầu tư sau một năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn cho phép đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN khác nhau về quy mô sản xuất kinh doanh. (Ví dụ như so sánh hiệu quả của việc kinh doanh thuốc trong các công ty Dược phẩm với việc kinh doanh mặt hàng TBYT).[9]