Phân giải không giới hạn'

Một phần của tài liệu BẢN TIN VẬT LÍ THÁNG9 2009 (Trang 68 - 69)

Giờ thì Leonhardt đã chứng minh được rằng ý tưởng của Maxwell, nêu ra lần đầu tiên cách nay đã 150 năm, có thể cho hình ảnh hoàn hảo mà không cần sự khúc xạ nghịch. “Chính sự gợn sóng của ánh sáng đã hạn chế độ phân giải của các thấu kính”, Leonhardt

68

nói trong một thông cáo báo chí. “Rõ ràng, chưa có ai từng thử tính sự tạo ảnh của sóng ánh sáng trong thấu kính mắt cá của Maxwell. Nghiên cứu mới chứng tỏ được rằng thấu kính mắt cá trên nguyên tắc có độ phân giải vô hạn, và không cần có sự khúc xạ nghịch, nó vẫn cs thể hoạt động trong thực tế”.

Thấu kính mắt cá của Maxwell có một đặc trưng chiết suất âm phù hợp với hình dạng một quả cầu. Với đặc trưng này, các tia sáng phát ra từ mọi hướng trên một điểm của quả cầu sẽ đi theo các vòng tròn chạy vòng quanh mãi cho đến khi chúng gặp nhau, hoàn hảo, ở phía bên kia. Tuy nhiên, đặt một mặt phẳng tại xích đạo, thì các tia này sẽ được vẽ trên hai chiều kích của mặt phẳng – na ná như người thợ vẽ bản đồ lập bản đồ địa cầu trên một tấm giấy phẳng. Một lần nữa, hình ảnh được vẽ ra này trên nguyên tắc sẽ có độ phân giải hoàn hảo.

Liệu điều này có làm được trong thực tế hay không? Vấn đề, như Leonhardt chỉ rõ, là sự méo dạng vốn có trong việc lập vẽ bản đồ sẽ đòi hỏi ánh sáng ở một phía của quả cầu truyền đi nhanh hơn tốc độ của ánh sáng trong chân không – một điều được biết là không thể. Một cách giải quyết vấn đề này, ông nói, sẽ là đặt một cái gương xung quanh xích đạo của quả cầu sao cho các tia sáng gây ra ảo giác truyền đi vòng quanh, khi mà trên thực tế chúng bị phản xạ và do đó truyền đi ở tốc độ thấp hơn.

Một phần của tài liệu BẢN TIN VẬT LÍ THÁNG9 2009 (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)