Bức ảnh rõ nhất về bình minh vũ trụ

Một phần của tài liệu BẢN TIN VẬT LÍ THÁNG9 2009 (Trang 30 - 32)

Tàu vũ trụ Planck vừa thu được cái nhìn trộm đầu tiên của nó vào ánh hoàng hôn của Big Bang, tiết lộ những chi tiết cụ thể chưa hề có tiền lệ. Bản đồ toàn bầu trời đầu tiên của nó sẽ được hoàn thiện trong 6 tháng.

Dải vi sóng do tàu Planck quan sát được (đường cong nhiều màu) được thể hiện chồng lên ảnh khả kiến của bầu trời, cái bị thống trị bởi đĩa sáng của Dải Ngân hà của chúng ta (Ảnh: ESA/LFI/HFI Consortia/Axel Mellinger)

Con tàu vũ trụ thuộc Cơ quan Không gian châu Âu này được phóng lên không gian vào hôm 14 tháng 5. Nó đang quan sát ánh lóe hoàng hôn của chất khí nóng từ quá khứ chỉ 380.000 năm sau Big Bang, cái gọi là phông vi sóng vũ trụ.

Những tính chất chi tiết của phông nền này có thể chứa những dấu hiệu của các chiều thêm vào tiềm ẩn hay các đa vũ trụ, đồng thời cung cấp manh mối cho cái gây ra một thời kì ngắn, diễn ra sớm, trong đó vũ trụ giãn nở nhanh một cách khó tin nổi.

Tàu Planck đã bắt đầu khảo sát phông nền vi sóng vào hôm 13 tháng 8, chỉ vài tuần sau khi nó đạt tới chỗ neo đậu theo kế hoạch cách Trái đất 1,5 triệu km, tại một điểm gọi là L2 và hạ dectector của nó xuống đến trong vòng 0.1 °C trên không độ tuyệt đối.

Đội điều hành tàu Planck vừa công bố bức ảnh đầu tiên của con tàu vũ trụ, một dải quan sát bao quát khoảng 5% bầu trời.

Tốt nhất từ trước đến nay

Những biến thiên nhỏ về nhiệt độ từ nơi này sang nơi khác trong vũ trụ sơ khai làm cho diện mạo bức ảnh có nhiều vết lốm đốm. “Với một vài phần trăm số liệu vừa có, bạn có thể thấy là phi thuyền đang hoạt động tốt và mang lại kết quả tốt”, thành viên đội nghiên cứu, George Efstation thuộc trường Đại học Cambridge, nói.

Người ta đang trông đợi tàu Planck cung cấp tấm bản đồ toàn bầu trời chi tiết nhất từ trước đến nay của phông nền vi sóng vũ trụ, cải thiện thêm tấm bản đồ tốt nhất hiện nay

30

thu được bởi Tàu khảo sát Vi sóng Phi đẳng hướng Wilkinson của NASA (WMAP) phóng lên hồi năm 2001.

Các detector của tàu Planck nhạy hơn 10 lần so với của tàu WMAP, và có độ phân giải góc cao hơn khoảng 2,5 lần. “Với mỗi dải bầu trời mà Planck quét qua, chúng tôi đang có trong tay dữ liệu nhạy hơn của WMAP rất nhiều, nhiều lần”, Efstathiou phát biểu với

New Scientist.

Mặc dù tàu vũ trụ Planck chỉ được thiết kế để quan sát bầu trời trong 15 tháng, nhưng đội nghiên cứu tin rằng nó có thể tồn tại lâu hơn 30 tháng, trên cơ sở những ước tính mới về thời gian tồn tại của chất lỏng làm nguội của nó. Tuổi thọ kéo dài thêm sẽ cho phép tàu vũ trụ Planck đo đạc bức xạ nền với độ chính xác còn cao hơn nữa, vì nó sẽ quét qua toàn bộ bầu trời đến bốn lần – nhiều hơn hai lần so với kế hoạch ban đầu.

Một phần của tài liệu BẢN TIN VẬT LÍ THÁNG9 2009 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)