Những đám mây dạ quang bí ẩn

Một phần của tài liệu BẢN TIN VẬT LÍ THÁNG9 2009 (Trang 37 - 41)

Những đám mây dạ quang lần đầu tiên được quan sát thấy trên những vùng cực vào năm 1885, cho thấy chúng có thể gây ra bởi sự phun trào của núi lửa Krakatoa trước đó hai năm. Nhưng trong những năm gần đây, chúng đã phân tán đến các vĩ độ thấp cỡ 40o, đồng thời phát triển về số lượng và trở nên sáng hơn.

Bức hình này chụp những đám mây dạ quang đang lung linh trên bầu trời Bargerveen, Drenthe, Hà Lan. (Ảnh: Hrald)

Sự gia tăng về số lượng và sự phân bố của những đám mây dạ quang có lẽ liên quan đến sự ấm lên toàn cầu.

Loài người có thể phải chịu trách nhiệm cho hai trong số ba yếu tố cần thiết để hình thành những đám mây trên: nước và nhiệt độ lạnh ở bầu khí quyển tầng trên. Thành phần thứ ba là các hạt “mầm” trên đó nước có thể ngưng tụ.

Nước trong khí quyển có thể tăng thêm bởi việc chăn thả gia súc và sản xuất nhiên liệu hóa thạch, những hoạt động làm thải mêtan vào trong khí quyển. Ánh sáng mặt trời phá vỡ các phân tử mêtan, giải phóng hi-đrô. Hi-đrô có thể liên kết với ôxi tạo ra nước.

Các chất khí nhà kính, ví dụ như cacbon đi-ôxi thật sự giúp làm lạnh bầu khí quyển tầng trên, nơi những đám mây hình thành. Đó là vì cacbon đi-ôxit, giống như mêtan và nước, là một chất bức xạ năng lượng một cách hiệu quả - cả hướng xuống, về phía Trái đất, và hướng lên, ra ngoài không gian.

Những đám mây rọi sáng ban đêm này được chụp trên hồ Saimaa của Phần Lan. (Ảnh: Mika Yrjölä/Flickr)

Vào hôm 11 tháng 6 năm 2007, các camera trên vệ tinh AIM của NASA đã gửi về một số dữ liệu đầu tiên minh chứng cho những đám mây dạ quang trên các vùng cực thuộc châu Âu và Bắc Mĩ.

Dữ liệu mới này làm hé lộ sự trải rộng khắp toàn cầu và cấu trúc của những đám mây bí ẩn này (màu trắng hơi xanh). Đốm màu đen ở giữa là một khu vực không có dữ liệu (Ảnh: NASA/HU/VT/CU LASP)

38 Phi hành đoàn của Trạm Không gian quốc tế đã chộp được bức ảnh này của những đám mây Phi hành đoàn của Trạm Không gian quốc tế đã chộp được bức ảnh này của những đám mây dạ quang khi trạm vũ trụ lượn qua miền tây Mông Cổ vào hôm 22 tháng 7 năm 2008 (Ảnh: NASA)

Bức ảnh này của những đám mây dạ quang và mặt trăng do nhà du hành Ed Lu trên Trạm Không gian quốc tế chụp vào hôm 27 tháng 7 năm 2003, khi trạm ISS băng qua vùng Trung Á. (Ảnh: Image Science and Analysis Laboratory/NASA JSC)

Các nhà du hành chộp được bức ảnh này của đám mây dạ quang và quầng tối của Trái đất vào hôm 15 tháng 6 năm 2006. (Ảnh: Image Science and Analysis Laboratory/NASA JSC)

40

Một phần của tài liệu BẢN TIN VẬT LÍ THÁNG9 2009 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)