Các miệng hố bị che phủ vĩnh viễn ở gần cực nam của mặt trăng vẫn giữ nguyên ở nhiệt độ -240 °C – thấp hơn Diêm Vương tinh đến 10 °C (Ảnh: NASA)
Diêm Vương tinh thật là quá tội nghiệp. Trước hết, nó đã bị đá ra khỏi câu lạc bộ hành tinh, giờ thì nó không còn là nơi lạnh nhất trong hệ mặt trời nữa. Các miệng hố tối đen ở gần cực nam của mặt trăng đã chiếm ngôi quán quân ấy – thật là tin tức tốt lành cho những người chủ trương tìm nước đóng băng trên người bạn đồng hành của Trái đất.
Những bờ mép dốc đứng của những miệng hố ấy đã chặn không cho ánh sáng mặt trời chạm tới vùng chính giữa của chúng, giống như bóng đổ của những tòa nhà cao tầng lúc trời nhá nhem tối. Trong vùng bóng đêm vĩnh viễn này, nhiệt độ vẫn giữ nguyên không đổi ở -240 °Celsius – cao hơn 30 °C trên độ không tuyệt đối và lạnh hơn Diêm Vương tinh 10 °C, nơi đã được đo có nhiệt độ -230 °C hồi năm 2006.
“Cực nam mặt trăng là một trong những nơi lạnh nhất trong hệ mặt trời và có lẽ thật ra còn lạnh hơn cả cái chúng ta trông đợi từ những nơi như Diêm Vương tinh”, nhà khoa học NASA, Richard Vondrak, phát biểu tại một cuộc họp báo vào hôm thứ năm.
Nhiệt độ lạnh lẽo ấy báo hiệu tin tốt lành cho những ai chủ trương tìm kiếm nước đóng băng tích tụ trong các túi bóng râm của mặt trăng. Những tính toán trước đây cho thấy nước và những chất khí dễ bay hơi khác sẽ bị tiêu tán vào thí nghiệm không gian ở nhiệt độ trên khoảng -220 °C.
Các phép đo trên được thực hiện bởi Tàu trinh sát Mặt trăng (LRO) của NASA phóng lên hồi tháng 6 vừa qua.
Bộ cảm biến nhiệt độ của vệ tinh trinh sát, DIVINER, đã đo lượng bức xạ phát ra và phản xạ bởi bề mặt chị Hằng. LRO có một số thiết bị khác được thiết kế để lập bản đồ các
32
tính chất ví dụ như địa hình và hàm lượng neutron – dấu hiệu nhận dạng khả dĩ khác của nước.
Hồi tháng 7, vệ tinh trinh sát đã gởi phản hồi những bức ảnh chụp các địa điểm hạ cánh của tàu Applo nhân dịp kỉ niệm 40 năm con người đặt chân lên Mặt trăng. Vào hôm thứ năm rồi, sứ mệnh chính của LRO đã bắt đầu thu thập dữ liệu có thể dùng để lên kế hoạch cho một chuyến quay trở lại mặt trăng của con người.
Kết quả nhiệt độ ấy làm gia tăng thêm niềm hi vọng rằng một sứ mệnh vệ tinh mặt trăng khác nữa của NASA, LCROSS, Đài quan sát Miệng hố Mặt trăng và Vệ tinh cảm biến, sẽ tìm thấy bằng chứng của nước khi nó lao vào một miệng hố ở gần cực nam của mặt trăng vào hôm 9 tháng 10 tới.