Thuốc giảm đau thông thƣờng

Một phần của tài liệu Khảo sát sử dụng điều trị bệnh xương khớp tại phòng khám đa khoa TTYT MTLĐ bộ công thương (Trang 26 - 27)

* Thuốc giảm đau hạ sốt

 Nhóm dẫn chất p-aminophenol: phenacetin, paracetamol(acetaminophen). Paracetamol tuy ít có tác dụng kháng viêm nhƣng giảm đau, hạ sốt nhƣ aspirin và đang đƣợc sử dụng phổ biến.

Paracetamol là thuốc thay thế aspirin (ngoại trừ đau do viêm) khi: - Dị ứng với aspirin.

- Sốt do virus (aspirin liên quan đến hội chứng Reye gây nguy hiểm đối với trẻ em).

- Cơ địa viêm loét dạ dày, tá tràng. - Phụ nữ mang thai, trẻ em dƣới 12 tuổi.

 Nhóm dẫn chất pyrazolon: antipyrin, pyramidon, noramidopyrin.

Các thuốc này hiện nay nhiều nƣớc đã loại bỏ vì có nguy cơ gây tai biến hệ máu nhƣ suy tủy, giảm bạch cầu hạt. Riêng noramidopyrin (metamizol, analgin) vẫn còn đƣợc sử dụng ở nƣớc ta, thậm chí lạm dụng dù đã có khuyến cáo không đƣợc sử dụng liều cao để đề phòng tai biến mất bạch cầu hạt.

* Thuốc giảm đau đơn thuần gồm: glafenin, floctafenin, antrafenin, clotamecin.

Glafenin là thuốc đƣợc dùng từ những năm 1960, giảm đau mạnh hơn aspirin (5-10 lần), không hạ sốt và chứng tỏ khá an toàn. Nhƣng bắt đầu từ năm 1988 có nhiều báo cáo về phản ứng dị ứng và cả sốc phản vệ do glafenin. Từ năm 1992 glafenin đã bị cấm lƣu hành.

Nhóm thuốc giảm đau thông thƣờng đóng vai trò quan trọng trong điều trị thoái hóa khớp, cũng nhƣ các bệnh khớp khác. Nhóm này ít độc với dạ dày và thận hơn thuốc chống viêm không steroid.

Cách dùng thuốc giảm đau tuân theo sơ đồ bậc thang của Tổ chức y tế thế giới (WHO).

Sơ đồ bậc thang chỉ định thuốc giảm đau của WHO:

 Bậc 1: Thuốc không có Morphin: Paracetamol, Salicylat, Noramidopyrin, Floctafenin

 Bậc 2: Dẫn chất Morphin giảm tính nghiện (Codein, Dextropropoxyphen, Tramadol)

 Bậc 3: Morphin mạnh

Một phần của tài liệu Khảo sát sử dụng điều trị bệnh xương khớp tại phòng khám đa khoa TTYT MTLĐ bộ công thương (Trang 26 - 27)