Thực trạng chung về tư vấn M&A ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài : Phát triển nghiệp vụ tư vấn mua lại và sáp nhập doanh nghiệp tại các công ty chứng khoán Việt Nam doc (Trang 36 - 37)

Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có một số CTCK thực hiện nghiệp vụ tư vấn M&A. Với 70 phiếu điều tra được gửi tới ban lãnh đạo, phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp hoặc các bộ phận tương đương mà chỉ thu về 12 phiếu trả lời đã phần nào thể hiện sự quan tâm của các CTCK đến nghiệp vụ này. Trong số 12 phiếu thu được, có 41,67% công ty cho rằng mảng nghiệp vụ tư vấn M&A sẽ mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho công ty mình. Phần còn lại, với những công ty nhận ra tiềm năng phát triển của thị trường M&A và nghiệp vụ tư vấn M&A thì với sự non trẻ về kinh nghiệm, các CTCK có vấp phải những khó khăn nhất định.

Theo kết quả khảo sát từ các CTCK và các chuyên gia trong lĩnh vực M&A thì hiện nay các CTCK gặp phải một số khó khăn chủ yếu khi triển khai nghiệp vụ

http://svnckh.com.vn 29 tư vấn M&A là: định hướng cụ thể cho từng nhiệm vụ khi tư vấn M&A (thiếu quy trình tư vấn chi tiết), chưa có nguồn nhân lực chuyên thực hiện tư vấn M&A, chưa có đủ mối quan hệ, mạng lưới các doanh nghiệp để thể hiện vai trò trung gian trong tư vấn M&A, chưa đủ uy tín đối với các doanh nghiệp26

.

Theo kết quả điều tra khảo sát 58,33% các CTCK chưa đưa ra một quy trình chuẩn cho hoạt động tư vấn của mình, hoặc quy trình này vẫn chỉ ở mức khung cơ bản mà chưa đi vào chi tiết từng giai đoạn, từng nhiệm vụ. Cũng vì thời gian phát triển chưa lâu nên các CTCK cũng gặp phải những khó khăn về mặt nhân lực cũng như các mối quan hệ với doanh nghiệp. Trong phần tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống (Case study) để nhận biết thực trạng tư vấn M&A tại CTCK ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Đề tài : Phát triển nghiệp vụ tư vấn mua lại và sáp nhập doanh nghiệp tại các công ty chứng khoán Việt Nam doc (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)