Đặc điểm của hoạt động M&A ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài : Phát triển nghiệp vụ tư vấn mua lại và sáp nhập doanh nghiệp tại các công ty chứng khoán Việt Nam doc (Trang 32 - 34)

Mặc dù chỉ mới ở giai đoạn đầu, nhưng các hình thức của hoạt động M&A doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian qua vẫn diễn ra khá phong phú và đa dạng. Sự phong phú của M&A thể hiện ở chỗ không chỉ có một chiều từ nước ngoài vào Việt nam, mà còn là việc mua bán giữa doanh nghiệp trong nước với nhau ví dụ như

23

http://svnckh.com.vn 25 Kinh Đô mua lại kem Wall. Tuy vậy đặc thù thị trường M&A ở nước ta mang đậm tính chất mua lại hơn và các giao dịch M&A tại Việt Nam hiện nay được thực hiện chủ yếu với hai mục đích chính là để đầu tư và để mở rộng thị phần. Bên cạnh đó thì hoạt động M&A ở Việt Nam còn có một số đặc điểm nổi bật là:

Chƣa đánh giá đúng đến giá trị cộng hƣởng

Giá trị cộng hưởng là động cơ quan trọng giải thích cho mọi thương vụ M&A. Nói chung, lợi ích mang lại từ sự cộng hưởng mà các công ty kỳ vọng sau mỗi thương vụ M&A thường bao gồm: đạt được hiệu quả dựa vào quy mô, giảm nhân viên và các chi phí, thực hiện đa dạng hóa và loại trừ rủi ro phi hệ thống, hiện đại hóa công nghệ, tăng cường khả năng thanh khoản, thị phần, hưởng những lợi ích từ thuế. Việc đánh giá giá trị cộng hưởng của một thương vụ M&A phải dựa trên nhiều yếu tố, từ khả năng tích hợp sau M&A, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả quản trị doanh nghiệp chứ không chỉ đơn thuần là việc đánh giá hiệu quả về mặt tài chính như hiện nay.24

Những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của thƣơng vụ M&A ở Việt Nam

Một là, xung đột lợi ích về vấn đề văn hóa: Sự khác biệt về văn hóa khiến các công ty khó hòa nhập được với nhau tạo nên thể thống nhất cho doanh nghiệp. Điều này sẽ có thể gây nên các mâu thuẫn về quản trị.

Hai là, không tìm được tiếng nói chung trong định giá doanh nghiệp: Bên mua thì cố gắng định giá thấp doanh nghiệp cần mua để được lợi, còn bên bán thì cố gắng định giá cao doanh nghiệp của mình.

Ba là,không sử dụng các trung gian tư vấn về M&A. Các thương vụ M&A thường rất phức tạp và luôn tiềm ẩn trong đó nhiều khó khăn và rủi ro cần phải giải quyết. Tuy nhiên trong các thương vụ M&A ở Việt Nam thì các quyết định mua lại, sáp nhập thường bắt nguồn từ ý muốn, từ các quyết định cảm tính của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp mà chưa sử dụng nhiều dịch vụ tư vấn của các trung gian như CTCK.

24

http://svnckh.com.vn 26  Quá trình M&A chỉ dừng ở mức giản đơn

Hoạt động M&A tại Việt Nam giữa các doanh nghiệp chỉ mới ở mức độ sơ khai trong một quá trình M&A, các thương vụ chỉ mới bắt đầu, mức độ tham gia của các bên liên quan còn chưa sâu sắc. Các doanh nghiệp mua bán với nhau khi đã có sự thỏa thuận, bắt tay hợp tác với nhau của những người đứng đầu doanh nghiệp nên vai trò của trung gian tư vấn chỉ là xây dựng hồ sơ và hoàn thiện thủ tục đối với các cơ quan chức năng. Đồng thời, việc mua bán, sáp nhập hiện nay mới thực hiện đơn lẻ từng trường hợp, chứ chưa kỳ vọng vào việc bùng nổ nhiều thương vụ quy mô lớn trên diện rộng.

Một phần của tài liệu Đề tài : Phát triển nghiệp vụ tư vấn mua lại và sáp nhập doanh nghiệp tại các công ty chứng khoán Việt Nam doc (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)