Thực trạng hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Đề tài : Phát triển nghiệp vụ tư vấn mua lại và sáp nhập doanh nghiệp tại các công ty chứng khoán Việt Nam doc (Trang 28 - 32)

2.1.1. Một số nét về lịch sử hình thành

Mặc dù trên thế giới, thị trường M&A đã và đang diễn ra rất sôi động nhưng ở Việt Nam hoạt động này mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu. Những giao dịch M&A đầu tiên của Việt Nam xuất hiện khi Luật doanh nghiệp 1999 ra đời, nhưng đó chỉ là những hoạt động nhỏ lẻ. Hoạt động này mới chỉ thực sự phát triển trong khoảng 2 đến 3 năm trở lại đây, điều này có thể được giải thích bằng một số nguyên nhân sau: Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh trong vài năm trở lại đây nên có nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tư.

Hàng loạt các đạo luật cơ bản như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật phá sản, Luật chứng khoán... đều có hiệu lực đã góp phần điều chỉnh các hoạt động M&A tuy vẫn chưa có một khung pháp lý thống nhất.

Việt Nam chính thức gia nhập WTO đã tạo nhiều điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều niềm tin đầu tư vào Việt Nam làm cho hoạt động M&A thêm sôi động.

2.1.2. Thực trạng hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian qua

Hoạt động M&A trên thế giới hơn lúc nào hết đã ngày càng trở nên bùng nổ. Những vụ sáp nhập với giá trị hợp đồng lớn bằng GDP một năm của một nước đang phát triển sẽ xuất hiện nhiều hơn trong thời gian tới. Ở Việt Nam, hoạt động M&A mới bắt đầu. Số liệu về thương vụ và giá trị qua những năm gần đây như sau:

http://svnckh.com.vn 21

Bảng 4: Tình hình M&A tại Việt Nam

Nguồn: Avalue19

Các giao dịch ở Việt Nam chủ yếu là các giao dịch ở quy mô vừa và nhỏ. Quan sát các thương vụ giao dịch năm 2009 có thể thấy hai loại thương vụ chiếm ưu thế: đó là giao dịch quy mô nhỏ với giá trị dưới 5 triệu USD và các giao dịch ở mức trung có quy mô khoảng dưới 20 triệu USD/thương vụ.

Bảng 5: Quy mô thƣơng vụ M&A ở Việt Nam

Nguồn: Avalue20

Trong năm 2009, ngành công nghiệp chiếm gần ¼ toàn bộ các giao dịch M&A ở Việt Nam, tăng 15% so với năm 2008. Tỷ lệ giao dịch M&A trong ngành năng lượng tăng từ 7% trong năm 2008 lên đến 17% trong năm 2009, trong khi đó thì tỷ lệ giao dịch M&A trong ngành tài chính giảm từ 22% xuống 12%. Mặc dù có

19 Báo cáo M&A Việt Nam 2009 & triển vọng 2010

20

http://svnckh.com.vn 22 thêm nhiều giao dịch M&A trong năm 2009, tỷ lệ các giao dịch M&A trong ngành này đã giảm từ 10% năm 2008 xuống 7% trong năm 2009.

Bảng 6: Hoạt động M&A tại Việt Nam, tỉ lệ phần trăm của các giao dịch đã thông báo của 5 ngành nghề năng động nhất năm 2009 và 2008

Nguồn: Thomson Reuters và PricewaterhouseCoopers21

Đặc điểm thương vụ: Các thương vụ M&A ở Việt Nam chủ yếu vẫn thuộc về hai loại là: Doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam (chiếm 40% số giao dịch) và doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp Việt Nam (chiếm 40% số giao dịch).

Bảng 7: Phân loại M&A theo tính chất thƣơng vụ

Nguồn: Avalue22

21

http://svnckh.com.vn 23 M&A đang ngày càng trở nên cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt trong nền kinh tế phát triển như hiện nay. Và M&A đang sôi động ở tất cả lĩnh vực, trong đó có thể kể đến một số nhóm ngành như:

Lĩnh vực tài chính - ngân hàng: M&A trong ngành ngân hàng sẽ mang tính chất ngầm hơn so với xu hướng M&A ở các lĩnh vực khác. Thời gian qua nhiều ngân hàng và CTCK đã bán cổ phần cho các ngân hàng và công ty tài chính nước ngoài Một số thương vụ tiêu biểu như: ngân hàng BNP Paribas (BNP) nâng tỷ lệ cổ phần tại OCB (Oceanbank) lên 15%, tập đoàn HSBC Insurance (Asia Pacific) Holdings Ltd mua lại 18% của Tập đoàn Bảo Việt, tập đoàn Morgan Stanley mua 48,33% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Chứng khoán Hướng Việt. M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đang được đánh giá là năng động nhất và hứa hẹn sẽ là ngành xuất hiện M&A nhiều nhất trong năm 2010. Hiện các ngân hàng nước ngoài vẫn đang chờ đợi nới rộng giới hạn sở hữu cổ phần tối đa tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (hiện tối đa 30%) và tìm cơ hội nhảy vào các ngân hàng cổ phần quốc doanh như Vietcombank, Vietinbank.

Ngành viễn thông: Được mua cổ phần của các mạng di động lớn của Việt Nam như MobiFone, Viettel, VinaPhone đang là khao khát của các đại gia viễn thông thế giới như France Telecom (Pháp), VodaFone (Anh)...Việc MobiFone được định giá 2 tỉ USD và đang chờ thời điểm cổ phần hoá luôn được các công ty viễn thông nước ngoài quan tâm. Vài năm trở lại đây France Telecom luôn tiếp cận MobiFone để hiện thực hoá cơ hội được M&A.

Ngành dược: Việt Nam hiện là một trong những quốc gia nhập khẩu dược nhiều nhất thế giới (năm 2008 giá trị nhập khẩu 1,1 tỉ USD, năm 2009 dự kiến đạt 1,2 tỉ USD), và có thị trường dược phẩm tăng trưởng nhanh (bình quân 25%/năm). Theo Cục Quản lý Dược, nên khuyến khích hoạt động M&A trong ngành này để các doanh nghiệp được nước ngoài mua cổ phần của các công ty dược Việt Nam, tạo ra sản phẩm và hệ thống phân phối tốt hơn.

22

http://svnckh.com.vn 24

Lĩnh vực giải trí: Theo Công ty tư vấn và kiểm toán PricewaterhouseCoopers23, giá trị thị trường giải trí và truyền thông Việt Nam đã tăng gấp ba lần trong 5 năm từ 2004-2009. Dự báo giai đoạn từ 2009-2013, mức tăng trưởng hàng năm của ngành giải trí và truyền thông là 16,7%, cao nhất thế giới; quảng cáo tăng 10,9%; chi tiêu của người sử dụng đầu cuối các dịch vụ này (không gồm truy cập Internet) tăng 16,1%. Mức tăng trưởng này sẽ thúc đẩy nhiều vụ M&A diễn ra.

Lĩnh vực bất động sản: Là một trong những lĩnh vực dẫn đầu về thu hút vốn FDI. Trong khi đó giá đất tại nhiều khu vực tăng chóng mặt, cùng nhiều dự án bất động sản cao cấp đồng loạt tái khởi động khiến thị trường địa ốc càng thêm sôi động. Số lượng các công ty bất động sản ở Việt Nam lớn nhưng hầu hết có quy mô nhỏ và yếu về vốn đầu tư. Điểm yếu này cũng chính là môi trường dễ tạo ra hoạt động M&A sôi động. Chính từ đó các chuyên gia về M&A nhận định rằng bất động sản là lĩnh vực diễn ra M&A nóng nhất.

Ngành công nghiệp: Chiếm tỷ trọng lớn về số lượng thương vụ và giá trị M&A. Các giao dịch tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp thực phẩm gắn với phân phối để khai thác thị trường 86 triệu dân số của Việt Nam: như là bia, nước giải khát, thực phẩm gia vị. Các giao dịch mua bán về công nghiệp năng lượng cũng được diễn ra với giá trị và quy mô lớn. Một số thương vụ tiêu biểu trong ngành công nghiệp là: Unilever đã thông báo mua lại 33.33% cổ phần Công ty Liên Doanh Unilever Việt Nam từ các đối tác trong nước là Tập Đoàn Sản Xuất Hóa Chất Quốc Gia Việt Nam (Vinachem); công ty International Consumer Product (ICP) đã chính thức trở thành chủ sở hữu chính của Công ty Cổ phần thực phẩm Thuận Phát sau khi chiếm giữ 51% cổ phần của công ty này.

Một phần của tài liệu Đề tài : Phát triển nghiệp vụ tư vấn mua lại và sáp nhập doanh nghiệp tại các công ty chứng khoán Việt Nam doc (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)