Biện pháp 3: Quản lý nề nếp, kỷ cương trong hoạt động giảng dạy của giáo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trưởng THCS Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội (Trang 77 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Biện pháp 3: Quản lý nề nếp, kỷ cương trong hoạt động giảng dạy của giáo

dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh.

3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp.

- Tăng cường quản lý nề nếp, kỷ cương dạy và học trong nhà trường, thực hiện quy chế dạy - học của Bộ GD-ĐT, tiếp tục củng cố giữ gìn nề nếp, kỷ cương trong dạy và học.

- Cụ thể hóa chức năng nhiệm vụ trong các quy định của ngành, điều lệ trường THCS, các quy định về nề nếp chuyên môn, xác lập thêm một số nội quy riêng vận dụng phù hợp vào thực tế đơn vị nhằm giúp GV, HS hoàn thành tốt yêu cầu công việc, thực hiện mục tiêu, sứ mệnh chung của nhà trường.

- Từng bước đưa hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS vào nề nếp, tạo một môi trường sư phạm ngăn nắp, kỷ luật nhưng thân thiện, GV gương mẫu, HS tích cực.

3.2.4.2. Nội dung cách thức tiến hành biện pháp.

- HT lập kế hoạch về xây dựng nề nếp nhà trường:

Tập hợp, nghiên cứu kỹ các văn bản quy định của Bộ GD-ĐT về QL dạy và học: Mục tiêu đào tạo trường THCS, điều lệ trường THCS, quy định về hồ sơ giảng dạy, quy định về thi đua khen thưởng, điều kiện xét hoàn thành chương trình, các tiêu chí… Cụ thể hóa được các yêu cầu văn bản vào đơn vị mình, từ đó đề ra các yêu cầu thực hiện đối với cán bộ GV.

Trên cơ sở các quy định chung, xây dựng các quy định riêng với các tiêu chí cụ thể, phù hợp với đơn vị, chi tiết để đánh giá thi đua cho chính xác, công bằng.

Các quy định riêng được đưa ra bàn bạc công khai, từ đó thống nhất thực hiện.

- Lập kế hoạch, nội dung các quy định cần nêu rõ thời gian bắt đầu thực hiện, thời gian hoàn thành (đi vào nề nếp), điều chỉnh, bổ sung hợp lý, thành lập ban kiểm tra, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định, nội quy đề ra.

- HT tổ chức cho GV, HS học tập, trao đổi rút kinh nghiệm việc thực hiện nề nếp năm học trước. Các vấn đề tồn tại, yếu kém, chưa thực hiện được cần được quán triệt và đề ra các biện pháp khắc phục. Các nội dung

đã thực hiện tốt cần được tuyên dương, khen thưởng đồng thời nhân rộng phạm vi áp dụng.

- Thông báo rộng rãi các quy định, quy chế chuyên môn tới toàn thể GV, cán bộ nhân viên trong nhà trường, nội quy HS tới toàn HS. Nêu rõ hình thức khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể thực hiện tốt, mức độ xử lý kỷ luật với các trường hợp vi phạm, không hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Tổ chức cho GV đăng ký thi đua ngay từ đầu năm, tổ chức giao chỉ tiêu chất lượng đầu năm, đăng ký chỉ tiêu chất lượng cuối năm. Tập thể HS đăng ký thành tích thi đua từng tháng, từng học kỳ.

- Đưa nội dung thực hiện nề nếp vào các phong trào thi đua của nhà trường.

- Căn cứ vào tình hình thực tế của từng tháng, từng tuần mà đặt ra nội dung thi đua, nội dung trọng tâm của từng học kỳ, từng tháng, từng tuần đó.

- Xây dựng hoàn thiện các tháng điểm đánh giá nội dung giờ học trên lớp, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của GV, việc soạn bài, ghi sổ đầu bài, tiến độ cho điểm, công tác kiểm tra đánh giá HS, tiến độ thực hiện kế hoạch đầu năm của GV. Theo dõi thường xuyên việc thực hiện các quy định, nề nếp của GV thông qua các hoạt động lên lớp, qua hồ sơ chuyên môn, sổ báo giảng, báo cáo ghi chép của trực tuần.

- Xây dựng nề nếp sinh hoạt trong trường, cụ thể:

Xây xựng nghiêm túc nề nếp sinh hoạt các tổ chức Đảng, Chính quyền, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, Hội cha mẹ HS…

Nề nếp sinh hoạt Hội đồng sư phạm nhà trường cần tổ chức gọn nhẹ, chuẩn bị nội dung khoa học, giải quyết được các công việc tồn tại trong tháng trước, triển khai được kế hoạch nội dung công việc trong tháng tiếp theo. Đảm bảo phát huy được vai trò chủ động tích cực, sáng tạo của đội ngũ GV

trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc họp với phương châm phát huy sức mạnh tập thể.

Nề nếp sinh hoạt chuyên môn được tăng cường theo kế hoạch của tổ, thảo luận nội dung các chuyên đề, trao đổi nội dung giảng dạy, nâng cao hiệu quả tự bồi dưỡng chuyên môn.

Xây dựng nề nếp sinh hoạt cho HS: Theo dõi việc thực hiện chuyên cần, đến lớp đầy đủ, chuẩn bị bài cũ, tham gia chẩn bị bài trước khi vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập sinh hoạt các buổi chuyên môn, ý thức giữ gìn của công…vv.

Để thực hiện tốt biện pháp trên, HT nhà trường nên quan tâm đảm bảo các điều kiện thiết yếu sau:

- HT nhà trường phải tạo ra bầu không khí thân thiện, cởi mở, dân chủ phấn khởi, nhưng cũng phải đảm bảo tính nghiêm túc trong tập thể sư phạm nhà trường và tập thể HS. Tập thể nhà trường đoàn kết luôn có sự đồng thuận nhất trí cao giữa các tổ chức trong toàn trường, phát huy đựơc sức mạnh tập thể trong việc chỉ đạo thực hiện nội quy, quy chế trường học.

- Phân công nhiệm vụ giám sát cho từng tổ chức trong nhà trường:

Tổ chuyên môn QL nội dung chương trình, kiểm tra bài soan, tiến độ thực hiện chương trình, đánh giá cho điểm HS.

Nên để Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên giám sát đánh giá thực hiện nề nếp, chuyên cần trong tập thể HS.

Phối hợp cộng tác giữa các tổ chức, đảm bảo tinh thần cộng tác, đồng thuận nhằm thực hiện mục tiêu vì tiến bộ, thực hiện sứ mệnh của nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trưởng THCS Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w