Yêu cầu về chất lượng giáo dục trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trưởng THCS Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội (Trang 49 - 51)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.5. Yêu cầu về chất lượng giáo dục trung học cơ sở

Trong bối cảnh thế giới, các nước trong khu vực và nước ta hiện nay đặt ra cho giáo dục trung học những yêu cầu mới, cách nhìn nhận mới về vấn đề đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục THCS nói riêng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu về nhân lực trong giai đoạn hiện nay.

Ở nước ta, sự chuyển đổi nền kinh tế, cùng với sự đổi mới trên nhiều lĩnh vực đã có ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội. Thực tiễn đòi hỏi ngành giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục THCS nói riêng phải kịp thời đổi mới mục tiêu, nội dung, phương thức đào tạo. Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi phải nhìn nhận lại những vấn đề cơ bản của giáo dục THCS nước ta: Cần khắc phục và giải quyết sự sa sút về chất lượng, sự thiếu trung thực trong thi cử, nạn dạy thêm, học thêm tràn lan, sự không phù hợp với tình hình biến đổi khoa học- xã hội của đất nước hiện nay. Những vấn đề bức xúc được thể hiện ở chỗ:

- Chất lượng học tập của HS nhìn chung còn thấp, không đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước.

- Những điều kiện phục vụ cho dạy và học còn thấp kém và thiếu đã ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập.

- Việc đổi mới phương pháp dạy - học còn diễn ra chậm và thiếu đồng bộ, việc chênh lệch về trình độ dân trí rất khác nhau ở các vùng miền khiến cho việc áp dụng chương trình THCS trong cả nước càng gặp nhiều khó khăn.

Giáo dục THCS trong hơn 50 năm qua đã đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đã bước sang một giai đoạn mới. Những yêu cầu mới của công cuộc xây dựng đất nước đòi hỏi giáo dục cần phải thay đổi cơ cấu, nội dung và phương pháp giáo dục THCS.

Giáo dục THCS có một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tốc

độ phát triển kinh tế xã hội, thực hiện ba mục tiêu giáo dục là nâng cao

dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Trong những năm tới giáo dục THCS cần đổi mới theo các phương hướng hướng sau:

- Góp phần vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu CNH - HĐH đất nước, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, bình đẳng, hạnh phúc, thông qua việc nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Bên cạnh mục tiêu giáo dục cho mọi người, phổ cập giáo dục THCS, tăng cường mở rộng quy mô đào tạo để đáp ứng những yêu cầu phát triển sản xuất, góp phần thực hiện bình đẳng trong cơ hội hưởng thụ giáo dục, đồng thời phải góp phần hình thành và phát triển nhân cách HS, nhằn tạo ra những con người năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề cuộc sống đặt ra cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

- Hòa nhập giáo dục THCS trên thế giới, tích cực đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng hiện đại hóa, học tập các nước có nền giáo dục phát triển trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh và quy luật phát triển của Việt Nam.

Để thực hiện sứ mệnh trọng đại này, trong quá trình đổi mới GD THCS cần giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Tăng cường mở rộng quy mô đào tạo góp phần thực hiện bình đẳng trong cơ hội học tập. Đồng thời đáp ứng yêu cầu sản xuất.

- Song song với việc mở rộng quy mô, phải bảo đảm chất lượng và hiệu quả giáo dục THCS, đặc biệt trong tình hình đất nước còn nghèo, khả năng tài chính của đất nước đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp.

- Đa dạng hóa các loại hình tổ chức GD THCS để vừa đảm bảo cơ hội học tập cho mọi người, vừa đáp ứng yêu cầu của một nền kinh tế đang phát triển, tạo ra một xã hội học tập.

- Phân hóa nội dung đào tạo vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội vừa đáp ứng mong muốn của gia đình HS.

Ngành giáo dục nước ta đã và đang thực hiện ba mục tiêu lớn: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ CNH - HĐH đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để đạt được mục tiêu trên, vấn đề xây dựng đội ngũ GV đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ QL giáo dục là hết sức quan trọng và có ý nghĩa chiến lược. Đội ngũ này có vai trò quyết định cho sự phát triển hệ thống giáo dục quốc dân trong tương lai.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trưởng THCS Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w