Biện pháp1: Quản lý việc thực hiện chương trình dạ y học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trưởng THCS Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội (Trang 74 - 77)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Biện pháp1: Quản lý việc thực hiện chương trình dạ y học

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp.

- Nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của nhiệm vụ từng năm học, về bài giảng, từ đó có sự quan tâm đúng mức đến việc nghiên cứu nội dung chương trình, nội dung từng bài giảng theo sách giáo khoa kết hợp tài liệu tham khảo. Có ý thức cao trong việc lựa chọn phương pháp dạy - học phù hợp, trong sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy - học cần thiết.

- Đảm bảo quản lý chặt chẽ việc thực hiện đúng chương trình dạy - học và nội dung kiến thức truyền đạt tới HS của GV, đảm bảo đầy đủ các điều kiện về chuyên môn để GV thực hiện chương trình dạy - học đúng tiến độ năm học và đạt được mục tiêu đề ra.

- Tạo cho GV thói quen và khả năng xây dựng kế hoạch dạy - học khoa học, sáng tạo có hiệu quả. Tăng cường kỷ cương nề nếp dạy - học trong trường, ngăn chặn các hiện tượng cắt xén, tự ý thay đổi trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy - học.

- Từng bước nâng cao chất lượng học tập của HS, đáp ứng nguyện vọng gia đình HS, đáp ứng yêu cầu của xã hội và mục tiêu đào tạo của trường THCS.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.

- Mục tiêu đào tạo trường THCS được thể hiện trong chương trình giảng dạy các bộ môn theo quy định của Bộ GD & ĐT. Việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chương trình là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi GV.

- Hiệu trưởng QL chương trình, kế hoạch giảng dạy của GV tức là đưa ra các biện pháp QL, sau khi phân công giảng dạy trong từng năm học, yêu cầu GV căn cứ chương trình dạy - học bộ môn tự xây dựng kế hoạch dạy - học của mình, nghiêm túc thực hiện kế hoạch dạy - học ấy, được cụ thể hóa bằng nội dung các bài giảng đảm bảo chỉ tiêu chất lượng HT yêu cầu.

- Để QL việc thực hiện chương trình và nội dung giảng dạy bộ môn, thông thường HT nhà trường phải thực hiện các công việc sau:

 HT nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập nhiệm vụ năm

học, triển khai nhiệm vụ tới từng bộ phận trong nhà trường.

Triển khai đầy đủ, kịp thời sự chỉ đạo của Bộ, Sở GD&ĐT; Phòng GD-ĐT về giảng dạy các bộ môn của từng năm học, đặc biệt là những nội dung mới bổ sung hoặc điều chỉnh trong chương trình giảng dạy. Trên cơ sở chương trình bộ môn và hướng dẫn của cấp trên hàng năm, từng GV lập kế hoạch giảng dạy của mình một cách chi tiết cho năm học, kế hoạch giảng dạy của GV phải được thông qua tổ chuyên môn để bàn bạc và kiểm tra trước khi thực hiện.

HT chỉ đạo kịp thời lập thời khóa biểu hợp lý, khoa học, đảm bảo quyền lợi học tập của HS và dùng thời khóa biểu QL giảng dạy hàng ngày qua đó nắm bắt việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV.

Căn cứ kế hoạch được duyệt, GV soạn bài theo phân phối chương trình, bài soạn phải đảm bảo các yêu cầu: Đảm bảo thực hiện được mục tiêu từng bài học, nội dung kiến thức khoa học chính xác, phù hợp với từng đối tượng HS, phương pháp truyền đạt từng nội dung hợp lý, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của người học, chú ý sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy - học vào từng tiết dạy. BGH nhà trường có kế hoạch chỉ đạo thường xuyên kiểm tra bài soạn của GV, đảm bảo trước khi lên lớp GV phải có giáo án. Giáo án phải được tổ trưởng chuyên môn kiểm tra, duyệt từng tháng, từng tuần.

Tổ chức hoạt động dự giờ thăm lớp của các tổ chuyên môn, bản thân HT và các PHT cũng thường xuyên dự giờ của GV theo quy định của ngành để kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vủa GV.

Hàng tháng, HT quy định các tổ chuyên môn báo cáo việc thực hiện chương trình của các thành viên trong tổ, các GV chủ nhiệm lớp báo cáo tình hình học tập của lớp. Nếu phát hiện có sự sai sót hoặc thực hiện chưa đúng, hoăc có kiến nghị xác đáng của GV chủ nhiệm lớp và HS, nhà trường thông báo đến GV bộ môn và yêu cầu GV có biện pháp khắc phục.

- Để thực hiện tốt biện pháp trên, HT nhà trường nên quan tâm đảm bảo các điều kiện thiết yếu sau:

Đảm bảo cho đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên trong nhà trường nắm chắc nhiệm vụ năm học, mục tiêu môn học.

Phân công giảng dạy hợp lý, ổn định đối với mỗi năm học, tránh làm xáo trộn, thay đổi GV làm ảnh hưởng tới kế hoạch dạy - học bộ môn của GV.

HT cần lưu ý QL tốt các mặt công tác liên quan như công tác tổ chức cán bộ, hành chính - quản trị để đảm bảo có đủ GV các bộ môn theo yêu

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trưởng THCS Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội (Trang 74 - 77)