Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trưởng THCS Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội (Trang 72 - 73)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Yêu cầu này đòi hỏi phải xuất phát từ bản chất QL hoạt động dạy - học của người HT, trong đó tập trung vào các yếu tố chủ yếu sau:

- Điều hành các hoạt động dạy - học.

- Các hoạt động phục vụ hoạt động dạy - học.

- Điều hành các mối quan hệ thầy-trò; thầy- thầy; trò-trò; quan hệ giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

- Điều hành các tác động khách quan đối với nhà trường: Chủ trương, chính sách của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, chủ chương của các cấp QL giáo dục, chính quyền địa phương.

Việc QL điều hành các hoạt động trên không thể tách rời, bởi hiệu quả hoạt động điều hành nhằm vào việc tạo ra nề nếp, kỷ cương, sự phối hợp nhịp nhàng, đồng thuận, tạo ra không khí thân thiện và tin cậy trong đội ngũ cán bộ GV, cùng thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường, của sự nghiệp giáo dục nói chung.

Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp cần phải tính tới các yếu tố tác động tới các biện pháp như: Đội ngũ nhà giáo, điều kiện phục vụ cho hoạt động giảng dạy, cơ sở vật chất nhà trường, phương tiện dạy - học, cùng với sự kiểm tra đánh giá hoạt động của các cấp QL giáo dục. Một khi đã đảm bảo được việc thực hiện đồng bộ các biện pháp tức là chúng ta đã đặt nó trong mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời một yếu tố nào trong hoạt động QL. Điều đó sẽ tạo điều kiện phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả QL giáo dục, QL hoạt động dạy - học của HT nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trưởng THCS Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w