8. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Tình hình giảng dạy của giáo viên
2.2.2.1.Về thực hiện chương trình
Hiện nay, trung tâm GDTX thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội. Chương trình GDTX cấp THPT được ban hành theo Quyết định số 50/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 07/11/2006 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT. Chương trình này được xây dựng trên cơ sở vận dụng chương trình chuẩn THPT nhưng phù hợp với đặc điểm của học viên GDTX. Mục tiêu của chương trình đã được xác định nhằm giúp học viên củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông; có những hiểu biết về tiếng Việt, Toán, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội; giúp học viên làm tốt hơn những công việc đang làm hoặc có thể tiếp tục học nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học.
Điểm 2 điều 47 Luật Giáo dục 2005 bổ sung sửa đổi năm 2009 quy định: Học viên học hết chương trình giáo dục quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 45 của Luật này, nếu có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì được cấp chứng chỉ giáo dục thường xuyên. Cụ thể, khoản 1, điều 45 luật này quy định: Nội dung giáo dục thường xuyên được thể hiện trong các chương trình sau đây:
a) Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;
b) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;
c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, đối tượng học viên GDTX khác với học sinh THPT nên chương trình GDTX cấp THPT đã được vận dụng phù hợp, giảm một số nội dung kiến thức lý thuyết khó, phức tạp; tăng thêm thời gian ôn tập, luyện tập, thực hành. Cụ thể, chương trình GDTX cấp THPT chỉ còn 7 môn học bắt buộc (Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý) và 3 môn khuyến khích (Giáo dục công dân, Tiếng Anh và Tin học). Ngoài ra, học viên có thể tự
chọn các phần kiến thức nâng cao để học (không bắt buộc), nhưng không có học viên nào tham gia học.
Sách giáo khoa để thực hiện Chương trình GDTX cấp THPT là sách giáo khoa phổ thông viết theo chương trình chuẩn do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Đây là vấn đề khó khăn cho giáo viên và học viên trong việc thực hiện chương trình GDTX cấp THPT, vì sách giáo khoa không phù hợp với đối tượng học viên GDTX.
b. Đối với việc thực hiện chương trình giảng dạy tin học, ngoại ngữ theo chương trình GDTX
Đối với môn Tiếng Anh: Thời điểm trước ngày 02 tháng 12 năm 2008 trung tâm tiến hành giảng dạy Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành kèm theo theo Quyết định số 177/QĐ-TCBT ngày 30 tháng 01 năm 1993 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau thời điểm này chương trình giảng dạy được thực hiện theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành được biên soạn cho học viên thuộc hệ giáo dục thường xuyên. Mục tiêu của chương trình nhằm trang bị cho học viên kiến thức và kỹ năng cần thiết về tiếng Anh thực hành, đặc biệt là khả năng giao tiếp thông qua các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.
Với mục tiêu tiệm cận các chuẩn quốc tế hiện nay về đào tạo ngoại ngữ, dựa trên cơ sở tham khảo Khung trình độ chung Châu Âu, Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành được chia thành 3 trình độ, 6 cấp độ bao gồm: trình độ cơ bản : gồm hai cấp độ A1 và A2; trình độ trung cấp: gồm hai cấp độ B1 và B2; trình độ cao cấp: gồm hai cấp độ C1 và C2. Tổng thời lượng của chương trình là 1.620 tiết. Mỗi trình độ A, B, C có thời lượng 540 tiết. Mỗi cấp độ A1, A2, B1, B2, C1, C2 có thời lượng 270 tiết. Tại TTGDTX Quỳ Châu trong những năm qua đã thực hiện giảng dạy ở trình độ A và trình độ B. Nội dung kiểm tra cấp chỉ thực hiện theo Quyết định số 66/2008/QĐ- BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đối với môn tin học: Thực hiện giảng dạy Chương trình tin học ứng dụng trình độ A, B, C theo Quyết định số 21/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 03 tháng 7 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục đích của chương trình Tin học ứng dụng ABC là: Định hướng việc dạy và học Tin học trong xã hội; quy định cấp độ đánh giá để có mặt bằng tương đối đồng đều trong xã hội; đối tượng phục vụ của chương trình là tất cả mọi người, không phân biệt tuôi tác, ngành nghề, là những người có nhu cầu ứng dụng Tin học vào hoạt động nghề nghiệp và nâng cao dân trí của họ.
Phạm vi sử dụng: Chứng chỉ Tin học ứng dụng ABC có tác dụng xác nhận người học đã qua các lớp đào tạo tin học. Các cơ quan tuyển lao động khi cần biết về trình dộ tin học của người dự tuyển nên tổ chức đánh giá theo yêu cầu thực tế của đơn vị mình và theo đúng đối tượng cần kiểm tra, tránh tình trạng xin và mua chứng chỉ tin học một cách trái phép và không cần thiết trong xã hội
Thời gian học của mỗi trình độ là vào khoảng 70-90 tiết, trong đó số giờ học thực hành chiếm khoảng từ 50%-75%.
c. Đối với việc thực hiện chương trình Giáo dục nghề phổ thông
Hoạt động Giáo dục nghề phổ thông ở cấp THCS và cấp THPT là nội dung giáo dục được quy định trong kế hoạch giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD, ngày 05 tháng 5 năm 2006)
Đồng thời, theo văn bản số 8607/BGDĐT-GDTrH ngày 16/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở cấp THCS và cấp THPT là 1 trong 3 môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2, Tin học, Nghề phổ thông) “Tin học trong chương trình NPT là Tin học văn phòng”, có thể bố trí thời lượng dạy học tự chọn trong Kế hoạch giáo dục của các trường, trung tâm hoặc bố trí dạy học ngoài 6 buổi/tuần.
Thời lượng giảng dạy nghề phổ thông ở cấp THCS là 70 tiết và cấp THPT là 105 tiết. Các môn học được đưa vào giảng dạy bao gồm: làm vườn, nuôi cá, trồng rừng, gò, điện dân dụng, điện tử dân dụng, sửa chữa xe máy, cắt may, nấu ăn, thêu tay, tin học văn phòng. Ngoài ra, các Sở GD&ĐT có thể lựa chọn một
số nghề phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu và thực hiện sau khi được Bộ GD&ĐT chấp thuận. Các Sở GD&ĐT xây dựng Kế hoạch thực hiện GDNPT lớp 11, phân công rõ trách nhiệm của các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (TTKTTH-HN) và các trường THPT trong việc phối hợp thực hiện GDNPT.
Mục tiêu của Hoạt động giáo dục Nghề phổ thông: Về kiến thức:Giáo dục cho HS hiểu được một số kiến thức cơ bản về công cụ, kỹ thuật, quy trình công nghệ và về an toàn lao động, vệ sinh môi trường đối với một NPT đã học, biết đặc điểm và yêu cầu của nghề đó. Về kỹ năng: Hình thành cho HS một số kỹ năng sử dụng công cụ, kỹ năng thực hành kỹ thuật theo quy trình công nghệ để làm ra sản phẩm theo yêu cầu của GDNPT và phát triển nhu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Về thái độ của người học: Phát triển hứng thú kỹ thuật và nhu cầu vận dụng kiến thức, kỹ năng vào lao động, thói quen làm việc có kế hoạch, tuân thủ quy trình kỹ thuật và bảo đảm an toàn lao động, bước đầu có tác phong công nghiệp, giữ gìn vệ sinh môi trường, có ý thức tìm hiểu và lựa chọn nghề nghiệp. Bộ GD&ĐT đã ban hành tài liệu dạy học 11 NPT.
2.2.2.2. Về thực hiện kế hoạch dạy học
a. Đối với việc giảng dạy hệ GDTX cấp THPT
Căn cứ vào chương trình GDTX cấp THPT khung của Bộ GD - ĐT về lý thuyết, bài tập, thực hành, ôn tập, kiểm tra của từng chương, Sở GD - ĐT tổ chức xây dựng phân phối chương trình chi tiết chung cho toàn tỉnh. Giám đốc trung tâm chỉ đạo các tổ bộ môn thực hiện phân phối chương trình theo đúng qui định. Giáo viên của trung tâm căn cứ vào phân phối chương trình để xây dựng kế hoạch giảng dạy từng tháng, từng tuần. Giáo viên của trung tâm GDTX (kể cả giáo viên thỉnh giảng) đã có ý thức thực hiện thời khoá biểu, soạn bài, ghi lịch báo giảng, ghi sổ đầu bài theo tiến độ của kế hoạch dạy học.
Tuy nhiên, do thiếu giáo viên, học viên tiếp thu chậm, nên việc thực hiện kế hoạch dạy học thường không đúng tiến độ mà phần lớn phải tăng tiết, bù giờ.
Căn cứ vào chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành GDTX của Bộ GD - ĐT về lý thuyết, bài tập, thực hành, ôn tập, kiểm tra, Sở GD - ĐT tổ chức xây dựng phân phối chương trình chi tiết chung cho toàn tỉnh. Giám đốc trung tâm chỉ đạo giáo viên của trung tâm căn cứ vào phân phối chương trình để xây dựng kế hoạch giảng dạy đối với từng lớp. Do đối tượng học viên chủ yếu là giáo viên đang công tác tại các trường mầm non và phổ thông và cán bộ, công chức các cơ quan cấp huyện và xã nên việc bố trí thời gian học tập chủ yếu vào các tháng hè trong năm và các ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần, thậm chí có một số lớp phải học vào buổi tối. Giáo viên của trung tâm GDTX (kể cả giáo viên thỉnh giảng) đã có ý thức thực hiện thời khoá biểu, soạn bài, ghi lịch báo giảng, ghi sổ đầu bài theo tiến độ của kế hoạch dạy học.
Tuy nhiên, kế hoạch giảng dạy các lớp tin học, ngoại ngữ tại trung tâm thường bị thay đổi do học viên không thực sự chủ động trong việc bố trí thời gian vừa học vừa làm.
c. Đối với việc giảng dạy chương trình Giáo dục nghề phổ thông
Hằng năm, Sở GDĐT thực hiện việc hướng dẫn hoạt động dạy học chương trình Giáo dục nghề phổ thông và chịu trách nhiệm tổ chức thi và cấp Giấy chứng nhận Nghề phổ thông (NPT) cho học sinh trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) đã học NPT tại trường hoặc tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp (TTKTTH-HN), cơ sở dạy nghề được giao nhiệm vụ tổ chức dạy học theo chương trình GDNPT do Bộ GDĐT ban hành hoặc cho phép thực hiện. Căn cứ vào hướng dẫn của Sở GD-ĐT, trung tâm thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học trên cơ sở khảo sát nhu cầu của học sinh. Do học sinh học chương trình GDNPT tại trung tâm đến từ các cơ sở giáo dục khác nhau, nên thời khóa biểu phải hết sức linh hoạt sao cho học sinh đảm bảo tốt việc tham gia đầy đủ các hoạt động học tập, sinh hoạt tại các nhà trường. Cũng vì vậy, lịch học của các lớp thường thay đổi, Ban giám đốc cũng như giáo viên chủ nhiệm phải dành nhiều thời gian trong việc bố trí và thông báo lịch học cho học sinh.
2.2.2.3. Về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới PPDH là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học của GDTX nói riêng nên Giám đốc trung tâm đã quan tâm cử giáo viên (kể cả giáo viên thỉnh giảng) dự các lớp tập huấn do Bộ, Sở GD - ĐT tổ chức. Bên cạnh đó còn tổ chức thường xuyên hoạt động dự giờ, thamư lớp, hội giảng để rút kinh nghiệm trong việc đổi mới PPDH.
Việc đổi mới PPDH của GDTX, trong đó bao gồm các hoạt động giảng dạy hệ GDTX cấp THPT, tin học, ngoại ngữ theo chương trình GDTX, giảng dạy nghề phổ thông... được thực hiện theo hướng tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau, coi trọng vốn hiểu biết, kinh nghiệm đã có của người học và tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt các ứng dụng của công nghệ thông tin. Giáo viên đã có ý thức đổi mới PPDH được thể hiện từ việc thiết kế bài giảng đến việc ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ trong giảng dạy trên lớp.
Tuy nhiên, do thiếu thốn về CSVC-TBDH; ý thức, trình độ của học viên còn hạn chế nên việc đổi mới PPDH của giáo viên các trung tâm GDTX chưa đạt kết quả mong muốn.
2.2.2.4. Về thực hiện kiểm tra, đánh giá học viên a. Đối với việc giảng dạy hệ GDTX cấp THPT
Việc kiểm tra, đánh giá học viên GDTX được thực hiện theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 23/01/2007 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT.
Thực tế, giáo viên đã quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá học viên từ kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết đến kiểm tra học kỳ. Do Sở GD - ĐT chưa thực hiện được việc tổ chức kiểm tra học kỳ cùng thời gian và đề thi chung theo quy định của Sở Do vậy, trung tâm chỉ có thể đánh giá được kết quả dạy và học của đơn vị dưới góc độ chủ quan của mình.
Việc chấm, chữa, cho điểm bài kiểm tra của giáo viên thường chậm hơn so với quy định, nhất là những bài kiểm tra 1 tiết nên ảnh hưởng đến vấn đề xếp loại, đánh giá học viên vào cuối học kỳ. Ngoài ra, vẫn còn một số ít giáo viên cộng điểm, xếp loại học lực sai qui định làm ảnh hưởng đến công tác làm hồ sơ thi tốt nghiệp, xét lên lớp.
b. Đối với việc giảng dạy tin học, ngoại ngữ theo chương trình GDTX Đối với các bài kiểm tra định kỳ, trên thực tế, giáo viên đã quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá học viên thường xuyên qua kiểm tra kiến thức bài học trước và thảo luận, phát biểu xây dựng bài mới và các bài kiểm tra định kỳ. Tuy nhiên, do đối tượng học viên hoàn toàn là người lớn lại vừa là giáo viên các trường học và cán bộ, công chức trên địa bàn huyện; do tâm lý “thiếu sự tự nhiên” của người lớn nên việc trả lời, phát biểu xây dựng bài là việc hầu như ít diễn ra. Do nhiều lý do khác nhau, trong đó có việc chi phối bởi các quan hệ công tác và quan hệ đời sống thường ngày nên kết quả điểm số không phản ánh đúng thực chất chất lượng người học mà vẫn mạng nặng tính thành tích trong kiểm tra, đánh giá.
Đối với kỳ kiểm tra cấp chứng chỉ, hình thức tổ chức kiểm tra thực hiện theo Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên. Hàng năm sở GD-ĐT tổ chức các kỳ kiểm tra chung, bao gồm chung đề và chấm lý thuyết chung cho các đơn vị trong toàn tỉnh. Trong các kỳ kiểm tra có tổ chức các đoàn kiểm tra lưu động đến các hội đồng kiểm tra trong toàn tỉnh. Với hình thức tổ chức kiểm tra như trên nên đã phần nào hạn chế được những tiêu cực và và “bệnh thành tích” trong kiểm tra cấp chứng chỉ.
c. Đối với việc giảng dạy chương trình giáo dục nghề phổ thông
Việc đánh giá được thực hiện bằng việc cho điểm các loại bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ và tính điểm trung bình như một môn học, xếp loại theo quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS, HS THPT ban hành kèm
theo Quyết định số 40/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ