Tình hình phát triển giáo dục nói chung và phát triển GDTX nó

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 46)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.3.Tình hình phát triển giáo dục nói chung và phát triển GDTX nó

nói riêng

2.1.3.1. Tình hình phát triển GD - ĐT huyện Quỳ Châu

Quỳ Châu phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2010. Quỳ Châu đã quan tâm đầu tư cho xây dựng và trang bị các trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu dạy và học của các trường ở tất cả các cấp trên địa bàn huyện. Số trường học năm 2000 – 2009 của huyện giảm đi 05 trường, do sát nhập các trường tiểu học, tuy nhiên, số phòng học vẫn không ngừng tăng lên. Năm 2000, số phòng học là 523 phòng, đến năm 2009 là 589 phòng. ”Tính đến tháng 12 năm 2009, Quỳ Châu có 16 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 40% tổng số trường toàn huyện. Trong đó, mẫu giáo có 4 trường; tiểu học 10 trường và trung học cơ sở 2 trường; cao hơn so với toàn tỉnh Nghệ An ( năm 2009 là 580 trường, đạt 36,17% tổng số 1.537 trường toàn tỉnh).”[11.441]

Trong những năm gần đây, số lượng giáo viên và học sinh phổ thông của huyện giảm. Năm 2009, tổng số giáo viên phỏ thông của huyện là 616 người, giảm 147 người so với năm 2000, số học sinh năm 2009 là11.870 3m, giảm 3.364 em so với năm 2000. Năm 2000, có 19,9 học sinh/ giáo viên; đến năm 2009 tỷ số còn là 15,5. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn năm 2000 là 44,3%, năm 2008 đạt 92,5%. Năm 2008, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh chiếm 0,49%.

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học của Qùy Châu thuộc loại cao: cấp tiểu học đạt 98,9%; cấp trung học cơ sở là 93,5%; cấp trung học phổ thông là 91,3%. Tỷ lệ hoàn thành cấp tiểu học và trung học cơ sở của huyện thấp hơn so với mức trung bình của tỉnh, nhưng tỷ lệ hoàn thành cấp trung học phổ thông của huyện lại cao hơn tỉnh (tỷ lệ này của tỉnh là 88,2%). Từ năm 2005 đến năm 2009, số học sinh mẫu giáo tăng từ 1.760 trẻ lên 2.277 trẻ. Ngược lại, số học sinh ở cả 3 cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đều giảm mạnh sau 5 năm: tiểu học từ 5.146 em còn 4.286 em; THCS giảm từ 5.087 xuống còn 3.789 em; trung học phổ thông từ 1.649 xuống còn 1.518 em. Tỷ lệ bỏ học cao nhất thuộc về khối THPT, năm 2009 là 1,41 % (trung bình cả tỉnh là 0,58%).

Nhìn chung, Quỳ Châu đang nâng lên về chất lượng giáo dục và cơ sở vật chất: số phòng học, số trường đạt chuẩn quốc gia ngày càng tăng; tỷ số học sinh phổ thông trên 1 giáo viên gần đạt ở mức chuẩn; tỷ lệ tốt nghiệp, hoàn thành cấp học cao. Điều đó, chứng tỏ chất lượng cuộc sống của người dân đang được cải thiện, được sự quan tâm đầu tư phát triển giáo dục của huyện nhà và của tỉnh Nghệ An.

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, Quỳ Châu cần tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục thông qua việc xây dựng chiến lược giáo dục và đào tạo thích hợp trong thời gian tới như: tăng cường công tác xã hội hóa nhằm bổ sung nguồn lực cho giáo dục; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi trẻ em đến tuổi đi học được đến trường; nâng cao tỷ lệ theo học ở các bậc học; chú trọng đào tạo nghề tại địa bàn…

Quy mô giáo dục tiếp tục được duy trì, ổn định và từng bước hoàn chỉnh. Mạng lưới trường học được phân bố rộng khắp trong toàn huyện, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Chất lượng GD - ĐT ngày càng được nâng lên, số lượng học sinh thi đỗ vào đại học ngày càng nhiều. Phong trào xây dựng XHHT và xã hội hóa giáo dục đã có bước tiến đáng kể. CSVC-TBTH được tăng trưởng, các điều kiện cung ứng cho hoạt động giáo dục ngày càng được đảm bảo.

a. Quy mô học sinh và mạng lưới trường lớp

Về quy mô học sinh: “Năm học 2010-2011, toàn huyện có 11679 học sinh. Trong đó: 2518 học sinh/ 92 lớp mầm non; 4663 học sinh/234 lớp tiểu học; 3171 học sinh/106 lớp THCS; 1262 học sinh/40 lớp THPT; 190 học viên học các lớp ngoại ngữ (tiếng Anh) trình độ A, B ; 515 học viên học các lớp Tin học ứng dụng

A, B[15].

Về mạng lưới trường lớp: “Năm học 2010-2011, toàn huyện có 38 trường và cơ sở giáo dục, bao gồm:12 trường Mầm non;15 trường Tiểu học; 09 trường THCS;01 trường THPT; 01 trung tâm GDTX . [15].

b. Chất lượng giáo dục

Giáo dục Mầm non: Việc thực hiện đổi mới hình thức tổ chức giáo dục cho trẻ tiếp tục được triển khai thuận lợi; đã có 100% các trường, lớp thực hiện nghiêm túc các loại chương trình của Bộ. Năm 2010-2011, thực hiện chương trình Giáo dục mầm non mới có 95,6 % trẻ đạt yêu cầu.

Đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; duy trì và phát triển tốt loại hình bán trú trong các trường mầm non. Các chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em như: Làm quen văn học và chữ viết, An toàn giao thông, Dinh dưỡng, Giáo dục và bảo vệ môi trường…đã được thực hiện tích hợp với nhiều hình thức đa dạng, giúp cho trẻ mạnh dạn, tự tin và được phát triển tốt hơn về trí tuệ, tình cảm, chuẩn bị tốt về tâm lý và điều kiện cho trẻ vào lớp 1.

Giáo dục Tiểu học: Chất lượng giáo dục tiểu học cơ bản ổn định và có nhiều chuyển biến tích cực. Việc đánh giá, xếp loại học sinh ngày càng đi vào thực chất. Chỉ đạo tổ chức dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình, đảm bảo dạy học phù hợp đối trượng học sinh, quan tâm đến việc hình thành kỹ năng sống cho các em.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, công tác Đội - Sao nhi đồng, giáo dục ATGT, công tác y tế học đường, công tác chữ thập đỏ, giáo dục vệ sinh môi trường được các nhà trường duy trì tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Kết quả xếp loại đánh giá chất lượng : về hạnh kiểm có 99,9% đạt yêu cầu; về học lực: 96,7%. Học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học: 98,1%.

Giáo dục THCS và THPT: Hoạt động dạy học thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa đã đi vào ổn định; giáo viên đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn trong giảng dạy và học sinh cũng đã thích nghi với các yêu cầu học tập, rèn luyện. Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững kỷ cương nền nếp dạy học. Các hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác như: giáo dục thể chất; giáo dục quốc phòng - an ninh; phòng chống tội phạm ma tuý; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; giáo dục dân số; giáo dục dân tộc, y tế học đường; giáo dục môi trường…. được duy trì và thực hiện nghiêm túc, có chất lượng đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Kết quả năm học 2010-2011: ”Cấp THCS:

Về hạnh kiểm: Khá và tốt đạt tỷ lệ 89,9%; không có học sinh xếp loại yếu kém Về học lực: Trung bình trở lên : đạt tỷ lệ 94,7%;

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS là: 96,9% Cấp THPT:

Về hạnh kiểm: Khá và Tốt đạt 92,4%; Trung bình đạt tỷ lệ 5,6%; Yếu tỷ lệ 2,0%.

Về học lực: Trung bình trở lên đạt tỷ lệ 92,7%; Yếu, Kém chiếm tỷ lệ 7,3%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT là: 98,6/ 98,1% cao hơn tỷ lệ chung của Tỉnh.

Giáo dục thường xuyên: Mạng lưới các cơ sở GDTX khá đa dạng, rộng khắp trong toàn huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng có thể tham gia học tập phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.

Có 12/12 xã, thị trấn trong toàn huyện thành lập được trung tâm HTCĐ (đạt tỉ lệ 100%). Trong những năm gần đây, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ đã có nhiều chuyển biến tiến bộ.Tuy nhiên, việc tổ chức và hoạt động ở một số trung tâm HTCĐ còn hạn chế, chưa thực sự hiệu quả.

+ Bổ túc THPT : Hạnh kiểm: 60,47% Tốt; 37,20% Khá; 3,3% Trung bình. Học lực: 0% Giỏi; 4,65% Khá; 55,81% Trung bình; 34,88% Yếu, 4,65%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp BTTHPT là: 24/28 tỷ lệ 85,71 %. ” [15]

2.1.3.2. Tình hình phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên Quỳ Châu a. Quá trình thành lập và phát triển trung tâm GDTX Quỳ Châu

Năm 1997, trung tâm GDTX Quỳ Châu được thành lập theo Quyết định số: 2891/QĐ.UB ngày 15 tháng 7 năm 1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.

Từ năm 1997 đến năm 2006, trung tâm GDTX đã tổ chức và hoạt động trên cơ sở các Quy chế năm 1997, 2000 của Bộ GD&ĐT. Từ chỗ không có tên trong danh sách cơ sở giáo dục được Nhà nước công nhận, đến việc tồn tại với tư cách là một cơ sở giáo dục không chính quy và theo Luật Giáo dục năm 2005 thì các trung tâm GDTX là cơ sở giáo dục của hệ thống GDTX thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Kể từ ngày 02/01/2007 trung tâm GDTX đã tổ chức và hoạt động theo quy chế mới được ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Phân cấp quản lý và tổ chức bộ máy

Hiện nay, cơ cấu tổ chức ở các trung tâm GDTX được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động các trung tâm GDTX kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT ban hành và phù hợp với quy mô, yêu cầu nhiệm vụ hiện nay của ngành học GDTX. Trung tâm GDTX huyện cơ bản đảm bảo tối thiểu bộ máy quản lý và đội ngũ giáo viên phục vụ hoạt động dạy và học.

Trung tâm có tổ chức Đảng (chi bộ) thực hiện chỉ đạo hoạt động của trung tâm, ngoài ra, các tổ chức, như: Công đoàn cơ sở, Phụ nữ và Đoàn thanh niên trung tâm được thành lập và hoạt động có hiệu quả.

c. Về CSVC-TBTH

Từ năm học 2005 - 2006, trung tâm có phòng học cao tầng cơ bản đảm bảo cho các lớp học hệ THPT theo chương trình GDTX và phòng học bộ môn Tin học. Hiện tại thiếu các phòng chức năng, phòng thực hành, phòng thư viện thiết bị. Thiết bị dạy học đã được trang bị đủ theo danh mục của Bộ GD&ĐT ban hành. Tuy nhiên, các thiết bị nghe, nhìn...còn thiếu và bất cập về chất lượng.

Bảng 2.1: Quy mô người học Nhiệm BT THPT Nghề PT Bồi dưỡng Bồi

dưỡng Liên kết đào tạo

Các lớp lên kết đào tạo trung cấp chuyên nghệp và Bồi dưỡng cấp chứng chỉ

Các lớp đào tạo, bồi dưỡng khác 2007-2008 3 lớp 8 lớp 05 lớp 0 lớp 1 lớp 11 lớp 130 310 người 131 người 0 người 38 người 950 người 2008-2009 3 lớp 8 lớp 11 lớp 2 lớp 2 lớp 12 lớp 124 290 người 324 người 70 người 131 người 1100 người 2009-2010 3 lớp 11 lớp 8 lớp 5 lớp 5 lớp 11 lớp 90 380 người 190 người 142 người 263 Người 980 người 2010-2011 3 lớp 12 lớp 12 lớp 5 lớp 4 lớp 10 lớp 86 528 người 515 người 190 người 215 Người 850 người

Nguồn:Trung tâm GDTX Quỳ Châu

Từ bảng số liệu 2.1 chúng ta thấy: trung tâm GDTX Quỳ Châu thực hiện một lúc rất nhiều nhiệm vụ, có nhiều đối tượng, nhiều thành phần tham gia học tập với số lượng lớn và đa dạng loại hình đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy, đòi hỏi giám đốc trung tâm phải có nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý đạt chuẩn quy định mới có thể thực hiện có hiệu quả việc quản lý chỉ đạo tất cả các nhiệm vụ ngành học GDTX, trong đó có công tác quản lý hoạt động dạy học đối với hệ GDTX cấp THPT, dạy nghề phổ thông và bồi dưỡng Tin học, Ngoại ngữ (Tiếng Anh).

Bảng 2.2. Số liệu các lớp Giáo dục nghề phổ thông

Năm học Số lượng Học viên TTGDTX THPT THCS

2007-2008 8 lớp 1 lớp 3 lớp 4 lớp 310 người 35 106 169 2008-2009 8 lớp 1 lớp 3 lớp 4 lớp 290 người 34 110 146 2009-2010 11 lớp 1 lớp 5 lớp 5 lớp 421 người 32 170 219 2010-2011 12 lớp 1 lớp 6 lớp 5 lớp 451 người 30 230 191

Nguồn: Trung tâm GDTX Quỳ Châu

Nguồn học sinh học chương trình Giáo dục nghề phổ thông tại TTGDTX Quỳ Châu được hình thành từ 3 cơ sở giáo dục, bao gồm: học viên của TTGDTX chiếm số lượng ít, đa số đến từ các trường THPT và THCS trên địa bàn. Điều này tạo nên sự đa dạng về thành phần, đối tượng. Việc sắp xếp kế hoạch giảng dạy của trung tâm gặp nhiều khó khăn do bị phụ thuộc vào lịch học của học sinh đến từ các cơ sở giáo dục khác.

Bảng 2.3. Số liệu các lớp Giáo dục nghề phổ thông theo môn học

Năm học Số lượng Môn tin học Làm vườn Điện dân dụng Cắm hoa nghệ thuật 2007-2008 8 lớp 2 lớp 2 lớp 2 lớp 2 lớp 310 người 75 78 75 82 2008-2009 8 lớp 2 lớp 2 lớp 2 lớp 2 lớp 290 người 78 77 75 62 2009-2010 11 lớp 3 lớp 2 lớp 3 lớp 3 lớp 421 người 90 75 146 110 2010-2011 12 lớp 3 lớp 2 lớp 4 lớp 3 lớp 451 người 92 82 169 108

Nguồn: Trung tâm GDTX Quỳ Châu

Số lượng học sinh học nghề phổ thông hàng năm có tăng và ngày càng thu hút được học sinh từ các trường lân cận theo học. Do tại các trường đó số lượng các môn nghề chưa đa dạng mà chỉ tập trung chủ yếu vào tin học nên chưa đáp ứng được nguyện vọng của học sinh. Trung tâm GDTX đã phát huy tốt lợi thế của mình từ việc đa dạng hóa các môn nghề phổ thông từ đó thu hút ngày càng nhiều học sinh tham gia. Số lượng học sinh tham gia học tập ở các môn

điện dân dụng, tin học và cắm hoa nghệ thuật có số lượng đông hơn bộ môn làm vườn.

Bảng 2.4. Số liệu các lớp tin học, ngoại ngữ theo chương trình GDTX

Năm học Môn học Số lượng

Giáo viên các trường trong huyện

Cán bộ,

công chức Đối tượng khác

2007-2008 Tin học 05 lớp 03 lớp 02 lớp 0 lớp

131 người 85 người 46 0 người

Ngoại ngữ 0 lớp 0 lớp 0 lớp 0 lớp

0 người 0 người 0 người 0 người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2008-2009 Tin học 11 lớp 8 lớp 3 lớp 0 lớp

324 người 220 người 104 0 người

Ngoại ngữ 2 lớp 2 lớp 0 lớp 0 lớp

70 người 70 người 0 người 0 người

2009-2010 Tin học 8 lớp 7 lớp 1 lớp 0 lớp

190 người 160 người 30 người 0 người

Ngoại ngữ 5 lớp 3 lớp 2 lớp 0 lớp

142 người 80 người 62 người 0 người

2010-2011 Tin học 12 lớp 8 lớp 4 lớp 0 lớp

315 Người 210 105 người 0 người

Ngoại ngữ 5 lớp 4 lớp 1 lớp 0 lớp

190 người 162 người 28 người 0 người

Nguồn: Trung tâm GDTX Quỳ Châu

Đối tượng học viên tham gia học các lớp tin học, ngoại ngữ theo chương trình GDTX là giáo viên các trường học từ mầm non đến THPT trên địa bàn huyện và cán bộ, công chức các cơ quan cấp huyện và xã. Ngoài ra không có đối tượng khác theo học.

Số lượng lớp học và số lượng học viên hàng năm không ổn định. Do đối tượng tập trung vào đội ngũ giáo viên và cán bộ công chức nên nhu cầu học tập có hướng bão hòa.

2.2. Thực trạng HĐDH hệ GDTX cấp THPT, dạy nghề phổ thông và bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Quỳ châu

2.2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

Bảng 2.5. Tổng hợp đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên TTGDTX huyện Quỳ Châu

Tổng số Trong đó

Cơ hữu Thỉnh giảng

16 2 6 6 2 4 4 4

Tỷ lệ (%) 12,50 37,50 37,50 12,50 28,6 28,6 28,6

Nguồn: Trung tâm GDTX huyện Quỳ Châu

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ GD - ĐT, UBND tỉnh Nghệ An giao biên chế cho trung tâm GDTX với số lượng 11 người. Nhưng từ khi thành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 46)