Kiểm tra ngoại bộ

Một phần của tài liệu Cấu trúc địa chất vùng Cẩm Phả Quảng Ninh. Thiết kế phương án thăm dò bổ sung phân vỉa PV.GI3a(2) từ tuyến T.XXIXa đến tuyến T.XLIII mỏ than Cọc Sáu (Trang 53 - 57)

- Đứt gãy thuận

b.Kiểm tra ngoại bộ

Công tác kiểm tra ngoại bộ được tiến hành nhằm phát hiện sai số hệ thống. Mẫu kiểm tra ngoại bộ được gửi đến cơ quan phân tích có máy móc kỹ thuật hiện đại và độ chính xác cao. Số lượng mẫu phân tích kiểm tra lấy = 3 ÷ 5% số lượng mẫu phân tích cơ bản. Nếu số lượng mẫu phân tích cơ bản ít phải đảm bảo từ 25 ÷ 30 mẫu. Sau khi có kết quả phân tích kiểm tra tiến hành tính sai số hệ thống theo phương pháp do Hội đồng đánh giá trữ lượng Khoáng sản Quốc gia đề xuất 1987. Trình tự tính toán sai số kiểm tra ngoại bộ thực hiện theo các bước sau:

dtđ = =

Với: xi – Hàm lượng trong mẫu phân tích cơ bản thứ i yi – Hàm lượng trong mẫu kiểm tra thứ i

m – Số lượng mẫu kiểm tra

* Bước 2: Xác định giá trị thực nghiệm

- Xác định giá trị thực nghiệm theo công thức: ttn =

Trong đó, là sai số trung phương chọn lọc tính theo công thức: =

* Bước 3: So sánh ttn với tlt (giá trị tlt được tra bảng theo bảng chuẩn) - Nếu ttn ≤ tlt thì tập mẫu phân tích đạt yêu cầu.

- Nếu ttn > tlt thì tập mẫu phạm sai số hệ thống. Trong trường hợp này phải tìm nguyên nhân gây ra sai số hệ thống.

Dự kiến lấy khoảng: 30 mẫu ngoại bộ.

3.5. CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO TỔNG KẾT

Công tác lập báo cáo tổng kết được tiến hành sau khi kết thúc các công tác thi công ngoài thực địa. Nhiệm vụ của giai đoạn này là hoàn chỉnh các tài liệu nguyên thủy đã thu thập được cùng với quá trình thi công các công trình thăm dò, viết báo cáo tổng kết các kết quả đạt được, đồng thời rút ra những tồn tại. Các tài liệu chủ yếu của báo cáo gồm: Bản lời, bản vẽ, phụ bản và bảng tính toán kèm theo.

Sau khi hoàn thành tất cả các dạng tài liệu, báo cáo sẽ tiến hành trình duyệt tại hội đồng nghiệm thu. Cuối cùng tiến hành in ấn và nộp lưu trữ địa chất.

3.6. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

3.6.1. Ảnh hưởng của công tác thăm dò tới môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường

Trong quá trình thực hiện phương án, các hoạt động thăm dò sẽ tác động ít nhiều tới môi trường sinh thái khu vực. Vì vậy, trong quá trình thi công đề án phải chú trọng bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, khắc phục hậu quả do công tác thăm dò khoáng sản gây ra. Các dạng công tác của đề án có thể ảnh hưởng đến môi trường là:

- Phát triển thăm dò địa chất có thể phải chặt phá cây cối làm giảm khả năng bảo vệ đất của thực vật.

- Thi công các công trình khoan máy, làm đường, nền khoan, có ảnh hưởng đến sụt lở đất, một số công trình bị tàn phá. Dầu mỡ của máy hoạt động có thể gây ô nhiễm môi trường đất, nước.

Ngoài các dạng công tác trên, các dạng công tác khác của đề án hầu như không ảnh hưởng xấu tới môi trường. Vì vậy, trong quá trình thi công đề án, tập thể đơn vị thi công phải có trách nhiệm với cộng đồng bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả do công tác thăm dò gây ra.

3.6.2. Biện pháp khắc phục

Trên cơ sở đánh giá, dự báo tác động môi trường của đề án, cần có biện pháp ngăn ngừa hậu quả gây ô nhiễm, phá hoại môi trường, cụ thể:

- Giáo dục đến mọi cán bộ công nhân viên phải có ý thức bảo vệ môi trường. - Trong công tác phát tuyến thăm dò, phải hạn chế tối đa chặt phá cây cối. - Trong quá trình thi công công trình khoan máy, cần chú trọng làm đường, nền khoan, tránh nơi dễ sập lở, hạn chế chặt phá cây cối, không làm dầu mỡ chảy vào các nguồn nước. Khoan xong phải lấp xi măng, chống sạt lở thành lỗ khoan và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

- Trong thi công các dạng công tác khác cần phải giữ gìn thảm thực vật, bảo vệ nguồn nước. Thường xuyên nhắc nhở cán bộ, công nhân viên có ý thức bảo vệ môi trường.

- Trong quá trình thi công đề án phải giữ gìn bí mật của tài liệu địa chất, nhất là tài liệu về khoáng sản. Các công trình thi công xong phải được lấp cẩn thận bảo vệ bí mật. Giáo dục, nhắc nhở cán bộ, công nhân viên của đề án luôn có ý thức, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong khu thăm dò.

3.6.3. Những giải pháp bảo vệ tài nguyên khoáng trong quá trình thăm dò

Để khắc phục tình trạng khan hiếm và thiếu hụt tài nguyên khoáng trong tương lai, nhà nước cần đề suất một số giải pháp cơ bản sau:

- Tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng.

- Sử dụng hợp lý kinh tế, tiết kiệm tài nguyên khoáng kết hợp với bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thay thế dần loại khoáng sản đang cạn kiệt và khan hiếm.

- Các công trình khoan, khai đào sau khi lấy mẫu phân tích cần san lấp tránh kẻ gian, khi phát hiện những thân quặng lộ thiên cần có biện pháp quản lý và bảo vệ.

Chương 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DỰ KIẾN PHƯƠNG PHÁP

TÍNH TÀI NGUYÊN, TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN

4.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỈ TIÊU DỰ KIẾN TÍNH TÀI NGUYÊN, TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN LƯỢNG KHOÁNG SẢN

4.1.1. Ranh giới tính trữ lượng

Đối tượng thăm dò chính của giai đoạn thăm dò bổ sung phân vỉa PV.GI3a(2). Ranh giới tính trữ lượng được giới hạn từ tuyến XXIXa đến tuyến XLIII của mỏ than Cọc Sáu.

4.1.2. Cơ sở lựa chọn và chỉ tiêu tính trữ lượng, tài nguyên

Các chỉ tiêu tính trữ lượng được áp dụng theo đúng quy định của Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản (nay là Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia) ban hành kèm theo quyết định số 167 ngày 17/6/1977, đồng thời kết hợp căn cứ vào công văn hướng dẫn của Tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam và yêu cầu của mỏ than Cọc Sáu. Các chỉ tiêu tính trữ lượng như sau:

- Chiều dày tối thiểu của vỉa tham gia vào tính toán trữ lượng là ≥1m. - Độ tro tối đa (kể cả độ làm bẩn) sử dụng tính trữ lượng Ak ≤ 40%.

- Vỉa có cấu tạo phức tạp thì tổng chiều dày thật của các lớp than phải lớn hơn hoặc bằng chiều dày tối thiểu (từ 0,8m đến dưới 1m) và độ tro trên 40% - 45% được tính tài nguyên xác định.

4.2. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TÍNH TÀI NGUYÊN, TRỮ LƯỢNG THAN

4.2.1. Lựa chọn phương pháp tính trữ lượng, tài nguyên

Các vỉa than thuộc khu mỏ than Cọc Sáu thường có chiều dày từ trung bình đến dày, mật độ đứt gãy tương đối nhiều. Chất lượng tương đối ổn định, độ dốc thoải, do đó tôi sử dụng phương pháp Secang và làm phương pháp xác định thông số tính trữ lượng cho các vỉa than thuộc khu mỏ này. Các bình đồ đồng đẳng trụ sử dụng để tính trữ lượng được thành lập dựa vào các mặt cắt địa chất tỷ lệ 1/2000 với mức cao 20 m và các mức đặc biệt như: -175, 50,… để phục vụ thiết kế khai thác.

Trữ lượng được tính theo các mức cao của từng khối sau đó cộng lại thành tổng trữ lượng của toàn vỉa và được sử dụng theo phương pháp sau:

Các bình đồ đồng đẳng trụ sử dụng để tính trữ lượng được thành lập dựa vào các mặt cắt địa chất tỉ lệ 1/2000 với mức cao 50m. Các bình đồ tính trữ lượng được thành lập với tỉ lệ 1/2000 với mức cao cách nhau 50m.

Trữ lượng được tính theo mức cao của từng hình sau đó cộng lại thành tổng trữ lượng của toàn vỉa và được sử dụng phương pháp Secang:

Phương pháp Secăng áp dụng đối với các vỉa, phân vỉa có thế nằm dốc (góc dốc α< 50o). Phương pháp này được tiến hành trên bình đồ chiếu bằng.

Phương pháp Secăng Công thức tính như sau:

Q = S.m.D = ∑Si.secα.m.D (1) Trong đó :

+ Q: trữ lượng than của khối i, (tấn)

+ Si: Diện tích hình chiếu bằng mặt trụ vỉa giữa hai đường đẳng trụ liền nhau trên bình đồ chiếu bằng, (m2)

+ αi: Góc dốc của vỉa giữa hai đường đẳng trụ liền nhau (độ) + m: Chiều dày thật trung bình của khối trữ lượng, (m). + D: Thể trọng của than (tấn/m3)

4.2.2. Phương pháp xác định thông số tính trữ lượng

Một phần của tài liệu Cấu trúc địa chất vùng Cẩm Phả Quảng Ninh. Thiết kế phương án thăm dò bổ sung phân vỉa PV.GI3a(2) từ tuyến T.XXIXa đến tuyến T.XLIII mỏ than Cọc Sáu (Trang 53 - 57)