- Đứt gãy thuận
b. Công tác khoan
* Khối lượng các loại công trình đã tiến hành
- Khối lượng các công trình thăm dò tham gia lập báo cáo địa chất tổng hợp và tính trữ lượng của khoáng sàng than Đèo Nai - Cọc Sáu năm 1974 của Trần Quang Phúc như sau: 23.191,16/158 lỗ khoan, trong đó:
+ Thăm dò tỷ mỷ Đèo Nai - Cọc Sáu năm 1960 là: 7.625m/38LK.
+ Giai đoạn tính lại trữ lượng Cọc Sáu 1964 của Đặng Trần Bảng: 1.225/7LK. + Giai đoạn TDBS và tính lại trữ lượng Cọc Sáu năm 1965: 3.492m/29LK. + Giai đoạn TDBS khu Đèo Nai năm 1966: 3.021m/27LK.
+ Thăm dò khai thác mỏ Đèo Nai từ năm 1966 đến 1974: 5.141m/29LK. + Thăm dò khai thác mỏ Cọc Sáu từ năm 1966 đến 1974: 2.686m/28LK.
* Tổng số điểm bắt vỉa trước và sau giai đoạn 1975 được thể hiện như sau:
- Trước năm 1975: Chiều dày vỉa từ: 0,25m - 31,22m trung bình 4,73m. Cốt cao đáy lỗ khoan từ (211,28m) - [(-773,53m)-LK1060], trung bình (-13,41m).
- Sau năm 1975: Chiều dày vỉa từ: Chiều dày vỉa từ: 0,09 - 49,46m trung bình 7,66m. Cốt cao từ [195,8m] - [(-612,58m) - LK1080B], trung bình (-96,87m) có 19 lỗ khoan có cốt cao đáy dưới (-350) m.
3.2.4. Công tác địa vật lý
Phương pháp địa vật lý lỗ khoan (karota) được tiến hành ở mỏ Cọc Sáu. Tất cả phương pháp địa vật lý truyền thống có hiệu quả đều được sử dụng, đó là phương pháp điện (điện trở suất biểu kiến, độ dẫn suất hoặc cường độ dòng), phương pháp phóng xạ (gama tự nhiên, gama nhân tạo) và phương pháp địa vật lý xác định trạng thái lỗ khoan như đường kính, độ lệch và phương pháp bắn mìn lấy mẫu kiểm tra. Khối lượng đo địa vật lý: 20 LK = 5471 m.
3.2.5. Công tác mẫu
Để nghiên cứu chất lượng than trong các giai đoạn thăm dò trước đã lấy 6093 mẫu để tính toán.
Chỉ tiêu Ak = 6093 mẫu. Chỉ tiêu Wpt = 5610 mẫu. Chỉ tiêu Qch = 6065 mẫu. Chỉ tiêu Vch = 5862 mẫu. Chỉ tiêu S ch = 2809 mẫu. Chỉ tiêu d = 2689 mẫu.
Phương án được duyệt với khối lượng thi công dự kiến: 73.031,48mk/354 lỗ khoan.
+ Kết quả lấy và phân tích mẫu: Trong các giai đoạn tìm kiếm, thăm dò khu mỏ không lấy mẫu sàng tuyển, nghiên cứu tính chất công nghệ than.
3.2.6. Công tác nghiên cứu địa chất thủy văn, địa chất công trình
Công tác điều tra địa chất thủy văn, địa chất công trình đã thực hiện trong giai đoạn trước gồm: Nghiên cứu các đặc điểm về khí tượng thủy văn liên quan tới khu mỏ, đặc điểm về mức độ phong phú của nước, thành phần hóa học, trạng thái ảnh hưởng của nước tới khai thác mỏ.
Lấy mẫu phân tích thành phần hóa học ở trạm quan trắc, mạch nước trong lò bằng, lỗ khoan và bơm nước thí nghiệm trong lỗ khoan.
3.2.7. Những vấn đề còn tồn tại