Phân vỉa GII.2(1): Phân vỉa lộ rộng rãi trong phạm vi từ tuyến TXII đến qua

Một phần của tài liệu Cấu trúc địa chất vùng Cẩm Phả Quảng Ninh. Thiết kế phương án thăm dò bổ sung phân vỉa PV.GI3a(2) từ tuyến T.XXIXa đến tuyến T.XLIII mỏ than Cọc Sáu (Trang 32 - 37)

- Đứt gãy thuận

9. Phân vỉa GII.2(1): Phân vỉa lộ rộng rãi trong phạm vi từ tuyến TXII đến qua

khu Cọc Sáu trong tài liệu cũ, là đối tượng khai thác của mỏ Cọc Sáu. Chiều dày phân vỉa thay đổi từ 1.04m (LK.L90) ÷ 67,85m (LK.51), trung bình 19,48m. Chiều dày riêng than của phân vỉa thay đổi từ 1,04m (LK.L90) ÷ 43,30m (LK.L437), trung bình 12,48m. Góc dốc vỉa biến đổi từ 50÷ 700, trung bình 350. Phân vỉa có cấu tạo rất phức tạp, thường chứa từ 1 đến 13 lớp đá kẹp, chiều dày lớp kẹp từ 0,00m ÷ 47,31m (LK51). Phân vỉa GII.1 có 51 công trình gặp vỉa. Đá vách, trụ vỉa thường là bột kết, đôi khi là sét kết.

* Đặc điểm chất lượng than

Chất lượng than chung cho toàn mỏ Cọc Sáu như sau:

Độ ẩm phân tích (Wpt ):

Toàn bộ các mẫu hoá nghiệm than đều đó được xác định chỉ số Wpt. Trị số độ ẩm (Wpt) trung bình ở vỉa thay đổi từ 0,06% đến 20,00%, trung bình 1,98%. Các vỉa thuộc tập vỉa G có độ ẩm phân tích lớn hơn 3,00%. Độ ẩm phân tích của các mẫu lấy ở hào (giai đoạn trước đây) lớn hơn so với các mấu lấy ở khoan. Song sự chênh lệch không quá lớn. Nguyên nhân có thể do các mẫu lấy ở hào nằm gần với bề mặt của đới phong hoá.

Độ tro khô (Ak ):

Trị số trung bình độ tro phân tích của các vỉa thay đổi từ 0,39% đến 38,94%, trung bình 12,35%. Kết quả phân tích các mẫu lấy ở khoan cũ trị số độ tro trung bình lớn hơn so với các mẫu lấy ở hào trong cùng một vỉa, sự chênh lệch có khi đến 10%.

Bảng 2.1: Kết quả trung bình độ tro, tỷ trọng của các loại đá kẹp.

TT Loại đá kẹp Độ tro (%) Tỷ trọng (g/ cm3) 1 Than bẩn 44,62 1,75 2 Sét than 55,11 1,94 3 Đá mềm (Sét kết) 67,47 2,06 4 Đá cứng (Bột kết, cát kết) 84,11 2,39 Chất bốc khối cháy (Vch) :

Than Cọc Sáu có tri số Vch trung bình ở các vỉa thay đổi từ 0,77% ÷ 28,01%, trung bình 6,87%, trị số này tương đối đồng đều trên các vỉa than. Điều đó đã thể hiện các vỉa than Cọc Sáu có cùng một mức độ biến chất và thuộc loại than biến chất cao. Đối chiếu riêng chỉ số này có thể xếp toàn bộ các vỉa than ở Cọc Sáu thuộc nhãn hiệu than bán antraxit.

Than ở Cọc Sáu là loại than có nhiệt lượng cao. Kết quả phân tích cho trị số trung bình ở các vỉa thay đổi từ 3059 KCl/kg đến 8776 KCl/kg, trung bình 7328KCl/kg. Nhiệt lượng của các vỉa than tập trung nhiều trong khoảng từ 7500 đến 8000 KCl/kg.

Lưu huỳnh chung (Sch):

Trị số lưu huỳnh ở các vỉa thay đổi từ 0,02% đến 2,69%, trung bình 0,45%. Hầu hết các vỉa than ở Cọc Sáu đều thuộc nhóm vỉa có mức độ trung bình về lưu huỳnh.

Thành phần các nguyên tố của than:

Carbon: Thay đổi từ 86,95% đến 97,42%, tập trung nhiều từ 90 - 93%. Hyđrô: Thay đổi từ 2,48% đến 3,69%.

Nitơ thay đổi từ 0,84% đến 1,73%. Oxy thay đổi từ 0,28 đến 8,87%.

Thành phần hoá học của tro than:

Hàm lượng trung bình các oxyt trong tro than có trị số thay đổi ở các vỉa như sau: SiO2 từ 31,83% đến 59,48%. Al2O3 từ 13,71% đến 28,34%. Fe2O3 từ 5,5% đến 22,13%. CaO từ 0,38 đến 11,51%. MgO từ 0,05 đến 5,54%.

Kết quả tính toán thấy hầu hết các vỉa than của Cọc Sáu đều thuộc nhóm đọ tro có nhiệt độ nóng chảy trung bình và khó nóng chảy. Trị số trung bình ở các vỉa dao động từ 12730 đến 15700, đa phần chúng đều có trị số lớn hơn 13000.

Tỷ trọng của than : d (g/cm3)

Kết quả phân tích cho trị số trung bình ở các vỉa thay đổi từ 1,00(g/cm3) đến 1,94(g/cm3), trung bình 1,46(g/cm3).

Thể trọng: D (T/m3)

Thể trọng của than được xác định theo hai hình thức: Phân tích trong phòng thí nghiệm các mẫu thể trọng nhỏ (Dn) và xác định trực tiếp từ thực địa từ các mẫu có thể tích lớn (mẫu trọng khối Dl). Quy luật thay đổi thể trọng cũng như qui luật thay đổi tỉ trọng. Các vỉa từ GI trở lên có thể trọng cao hơn các vỉa dưới nó. Thể trọng lớn nhất là các vỉa dày và vỉa mỏng (1,50g/cm3). Mẫu thể trọng lớn cũng chỉ lấy được ở các vỉa GI đến vỉa GII. So sánh kết quả thể trọng lớn và thể trọng nhỏ thấy sự chênh lệch

không đáng kể (chênh lệch từ 0,01g/cm3 0,06 g/cm3). Do đó tôi đã sử dụng các kết quả thể trọng lớn để tính trữ lượng.

Chương 3

CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG, KỸ THUẬTVÀ KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC VÀ KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC

3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP

Khu mỏ than Cọc Sáu là dạng địa hình đồi núi thấp bị bào mòn kéo dài theo hướng đông - tây. Phía bắc, tây, nam của mỏ Cọc Sáu là địa hình tương đối bằng phẳng và thấp. Những năm gần đây các đầu lộ vỉa được tiến hành khai thác (lộ thiên) nên làm bề mặt địa hình nhiều chỗ lồi lõm do các mong khai thác để lại.

Khu vực thăm dò có địa tầng chứa than dày. Đối tượng thăm dò là các vỉa than của các trầm tích chứa than dải Cọc Sáu thuộc tuổi Trias thống thượng bậc Nori - Reti thuộc hệ tầng Hòn Gai T3(n - r)hg.

- Các vỉa than tương đối duy trì và phân bố trên diện tích khá rộng. - Đá vách và đá trụ của các vỉa than có độ ổn định khá cao.

- Chiều dày các vỉa than tương đối ổn định đến không ổn định. - Cấu tạo vỉa từ phức tạp đến rất phức tạp với số lượng lớp kẹp lớn. - Góc dốc vỉa than thay đổi khá lớn từ 50 - 800.

Từ các đặc điểm nêu trên trên cơ sở phân tích hiệu quả các phương pháp áp dụng ở các giai đoạn trước để tiến hành thăm dò bổ sung mỏ than Cọc Sáu em lựa chọn phương pháp sau:

- Phương pháp trắc địa - Phương pháp khoan

- Phương pháp địa vật lý lỗ khoan - Lấy và phân tích mẫu các loại - Phương pháp ĐCTV – ĐCCT

3.2. PHƯƠNG PHÁP VÀ KHỐI LƯỢNG ĐÃ TIẾN HÀNH Ở GIAI ĐOẠN TRƯỚC TRƯỚC

Khối lượng công tác khoan bổ sung, tìm kiếm, thăm dò khai thác qua các giai đoạn của toàn khu mỏ Cọc Sáu. Trong quá trình tổng hợp các công trình khoan nông

không còn giá trị sử dụng nên không tổng hợp trong báo cáo. Khối lượng thăm dò còn lại sử dụng lập báo là: 12.254,12/60 lỗ khoan.

- Khối lượng thăm dò bổ sung từ sau năm 1974 đến nay (2011): - Khoan máy thăm dò: 59.284,36mk/285 lỗ khoan.

- Khối lượng các công trình được sử dụng lập báo cáo:

- Khoan máy thăm dò: 73.031,48mk/354 lỗ khoan (có sử dụng 1.493m/09LK thuộc khu vực giáp ranh với mỏ Đông Lộ Trí để tổng hợp).

- Karota: 67.534,18mk/276 lỗ khoan. - Bơm thủy văn: 15 lỗ khoan.

Trên cơ sở các tài liệu địa chất trước đây và mức độ phức tạp về cấu tạo địa chất

của khu mỏ Cọc Sáu đã xác định thuộc vào nhóm mỏ loại III , mạng lưới cơ bản như sau:

- Các tuyến thăm dò được bố trí cách nhau từ 200 đến 250m. - Công trình trên tuyến cách nhau từ 150 đến 250m.

3.2.1. Công tác trắc địa

Toàn bộ khối lượng công tác trắc địa thành lập các bản đồ hiện trạng khai thác, thu phóng các công trình thăm dò bổ sung được xây dựng trên cơ sở các tài liệu trắc địa được thành lập theo các quy định về công tác Trắc địa của nhà nước, Tập đoàn Vinacomin ban hành.

Lưới giải tích loại I và II do Công ty CP than Đèo Nai, Cọc Sáu, Cao Sơn Trung tâm trắc địa bản đồ thành lập năm 1980 ÷ 2000 mốc còn ổn định và đang sử dụng có đủ điều kiện để phát triển mạng lưới thấp hơn. Chất lượng tài liệu đo đạc tính toán đảm bảo đúng quy phạm trắc địa địa chất năm 1990 của Tổng Cục mỏ và địa chất, quy phạm kỹ thuật trắc địa mỏ ở các mỏ than năm 1998 Bộ Công nghiệp. Ngoài các điểm giải tích loại 1 và 2 đã có trong khu vực đo đạc, để đảm bảo mật độ điểm khống chế mặt phẳng và độ cao, đáp ứng yêu cầu đo đạc các công trình khoan.

Công tác trắc địa phục vụ phương án đã hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ, khối lượng, các giải pháp kỹ thuật thực hiện đúng quy phạm. Chất lượng tài liệu và sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật. Tài liệu và sản phẩm đã hoàn chỉnh đúng theo quy định, độ chính xác của tài liệu là đáng tin cậy, là cơ sở tốt cho việc lập báo cáo tổng kết kết quả thăm dò khu mỏ than Cọc Sáu - Cẩm Phả - Quảng Ninh.

3.2.2. Công tác lập bản đồ lộ vỉa các vỉa than

Bản đồ được thành lập trên cơ sở khảo sát các mặt cắt kết hợp với thu thập tài liệu ở công trình thăm dò cũ và mới để khoanh nối ranh giới địa tầng, các đường lộ vỉa than, lập cấu trúc một cách chính xác. bản đồ lộ vỉa các vỉa than tỷ lệ 1: 2.000 đã giải quyết tốt cấu trúc khu mỏ, phát hiện các đứt gãy, nếp uốn, song một số đứt gãy còn giả định, một số lộ vỉa xác định chưa chính xác.

Khối lượng công tác khoan bổ sung, tìm kiếm, thăm dò khai thác qua các giai đoạn của toàn khu mỏ Cọc Sáu.

3.2.3. Công tác thi công các công trình địa chất

Một phần của tài liệu Cấu trúc địa chất vùng Cẩm Phả Quảng Ninh. Thiết kế phương án thăm dò bổ sung phân vỉa PV.GI3a(2) từ tuyến T.XXIXa đến tuyến T.XLIII mỏ than Cọc Sáu (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w