Địa chất thủy văn, địa chất công trình

Một phần của tài liệu Cấu trúc địa chất vùng Cẩm Phả Quảng Ninh. Thiết kế phương án thăm dò bổ sung phân vỉa PV.GI3a(2) từ tuyến T.XXIXa đến tuyến T.XLIII mỏ than Cọc Sáu (Trang 39 - 42)

- Đứt gãy thuận

c. Địa chất thủy văn, địa chất công trình

Công tác này đã được chú trọng trong giai đoạn thăm dò và khai thác mỏ, song vẫn còn một số vẫn chưa giải quyết đầy đủ đó là: mức độ ảnh hưởng của nước trong lò khai thác cũ tới quá trình khai thác, mức độ thấm nước của địa tầng chứa than, đặc tính cơ lý của đá vách và trụ các vỉa than ở khu mỏ gần và trong đới phá hủy đứt gãy.

3.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ KHỐI LƯỢNG TIẾN HÀNH

3.3.1. Cơ sở lựa chọn mạng lưới thăm dò

Khu mỏ Cọc Sáu nằm trong dải trầm tích chứa than nam Cẩm Phả với cấu trúc là một phần của cánh nam phức nếp lõm vùng Cẩm Phả, cánh bắc bị chia cắt bởi đứt

gãy A – A. Các yếu tố này đó làm cho cấu trúc địa chất mỏ trở nên phức tạp, gây nhiều khó khăn cho công tác nối vỉa khai thác.

Trên cơ sở các tài liệu địa chất trước đây và mức độ phức tạp về cấu tạo địa chất của khu mỏ Cọc Sáu đã xác định thuộc vào nhóm mỏ loại III.

Như vậy, để thiết kế thăm dò khai thác cho mỏ than Cọc Sáu, cần sử dụng mạng lưới thăm dò theo tuyến với cách bố trí:

- Các tuyến thăm dò được bố trí cách nhau từ 200m đến 250m . - Các công trình trên tuyến cách nhau từ 100m đến 150m.

3.3.2. Phương pháp và khối lượng tiến hành3.3.2.1. Công tác trắc địa 3.3.2.1. Công tác trắc địa

Toàn bộ khối lượng công tác trắc địa thành lập các bản đồ hiện trạng khai thác, thu phóng các công trình thăm dò được xây dựng trên cơ sở các tài liệu trắc địa được thành lập theo các quy định về công tác trắc địa của nhà nước, tập đoàn Vinacomin ban hành. Để phục vụ cho công tác thăm dò khai thác mỏ than Cọc Sáu, công tác trắc địa có các nhiệm vụ sau :

- Đưa vị trí lỗ khoan từ bản đồ ra thực địa.

- Đo xác định ví trí lỗ khoan từ thực địa vào bản đồ. - Chỉnh lý bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000.

Công trình địa chất trong khu vực thăm dò gồm các lỗ khoan, các điểm quan trắc thủy văn. Khối lượng công tác trắc địa được tổng hợp ở bảng 3.2:

Bảng 3.2: Khối lượng công tác trắc địa

TT Hạng mục công trình Đơn vị

tính

Khối lượng

1 Đo vẽ chỉnh lý bản đồ địa hình tỉ lệ 1 :2000 Km2 3,85 2 Đưa vị trí lỗ khoan từ thiết kế ra thực địa Điểm 12 3 Đo xác định vị trí lỗ khoan từ thực địa lên bản đồ Điểm 12 * Đưa công trình chủ yếu ra thực địa

Công trình chủ yếu là lỗ khoan, bộ phận trắc địa căn cứ vào tọa độ thiết kế và bố trí các điểm khống chế tương đương, cọc đường sườn kinh vĩ trở lên để phóng, điểm đứng phóng lỗ khoan từ 1 đến 2 điểm. Căn cứ tọa độ điểm đứng máy, tính được góc α chiều dài D. Khi ra thực địa dùng máy kinh vĩ TT5 và mia DNT2 đã được kiểm tra. So sánh với chiều dài thiết kế và góc α, khi đưa thiết kế ra thực địa cần phải kiểm

tra phóng. Điểm kiểm tra khác với điểm phóng công trình, kết quả so sánh tọa độ phóng với tọa độ kiểm tra không vượt quá ±1.0m là đạt yêu cầu, nếu kết quả sai nhiều hơn thì phải kiểm tra và phóng lại.

Dự kiến đưa công trình chủ yếu ra thực địa là: 12 điểm.

* Đưa công trình chủ yếu từ thực địa vào bản đồ

Khi kết thúc khoan, bộ phận trắc địa đưa từ thực địa vào bản đồ, khi đã bố trí xong các lỗ khoan thì tâm lỗ khoan có độ chính xác tương đương từ cọc đường sườn kinh vĩ trở lên. Đo trực tiếp điểm đứng máy có độ chính xác từ giải tích 3 trở lên, chiều dài không quá 500m đến công trình. Chiều dài đường sườn kinh vĩ không quá 3,0km, chiều dày cạnh từ 50m đến 500m.

Dùng máy kinh vĩ TT.5 để đo, góc nằm đo 2 lần thay đổi số đọc đầu, góc nghiêng đo đi đo về, chiều dày đo bằng mia ĐHT-2 đã được kiểm nghiệm bằng hằng số K và k. Mỗi cạnh đo 4 lần, thay đổi số đọc đầu, sai số 4 lần đo không vượt quá 10 đơn vị, chênh lệch số đo đi đo về không quá 15 đơn vị. Trong tính toán sai số tương đối ms/s phải đạt từ 1/1.000 trở lên.

Dự kiến đo từ thực địa vào bản đồ là: 12 điểm.

* Đưa công trình thứ yếu ra thực địa và từ thực địa lên bản đồ

Công trình thứ yếu như, điểm lộ trình địa chất, điểm thủy văn – công trình và bộ môn trắc địa đưa công trình từ thực địa lên bản đồ. Khi đó điểm đứng máy phải có độ chính xác từ cọc đường sườn kinh vĩ thi cự trở lên. Đo và tính toàn theo phương pháp tọa độ cực.

Trong quá trình thi công các công trình thứ yếu hay công tác khảo sát địa chất cũng thường xuyên cập nhật những điểm lộ vỉa mới khảo sát để đưa lên bản đồ nhằm mục đích chính xác hóa tối đa các công trình thực địa.

3.3.2.2. Công tác chỉnh lý bản đồ lộ vỉa các vỉa than tỷ lệ 1:2000

Công tác chỉnh lý bản đồ lộ vỉa được tiến hành để nhận thức đúng đắn về đặc điểm địa chất khu mỏ và góp phần phục vụ cho công tác khai đào than khu vực mỏ Cọc Sáu. Trên cơ sở bản đồ lộ vỉa các vỉa than tỷ lệ 1:2000 đã được lập trong các giai đoạn thăm dò trước, bản đồ lộ vỉa các vỉa than tỷ lệ 1:2000 được tiến hành đo vẽ bổ sung để chỉnh lý trên cơ sở tổng hợp các tài liệu tìm kiếm, thăm dò trước đây, tài liệu khái thác, tài liệu thi công trong phương án thăm dò khai thác lần này nhằm xác định chính xác cấu trúc khu thiết kế và các lớp đá theo thành phần thạch học, phát hiện khoanh nối các vỉa than, xác định đầy đủ các yếu tố cấu trúc đứt gãy, quy luật biến đổi

chiều dày, nghiên cứu chất lượng các vỉa than có giá trị công nghiệp và không có giá trị công nghiệp,với diện tích 3,85 km2.

3.3.2.3. Công trình khoan a. Mục đích a. Mục đích

Công tác khoan nhằm khống chế vỉa than theo chiều sâu, các định chiều dày tầng phủ, lấy mẫu nghiên cứu chất lượng than và tính trữ lượng. Đồng thời tìm hiểu cấu tạo địa chất khu thăm dò và kết hợp nghiên cứu địa chất thủy văn – địa chất công trình. Yêu cầu chất lượng công trình khoan như sau:

- Tỷ lệ khoan mẫu than phải đạt ≥ 85%. - Tỷ lệ khoan mẫu đá đạt ≥ 80%.

- Góc nghiêng lỗ khoan 900 ± 50.

Loại máy khoan được sử dụng trong phương pháp này là Khoan máy ZUφ600 và ZUφ1200.

Một phần của tài liệu Cấu trúc địa chất vùng Cẩm Phả Quảng Ninh. Thiết kế phương án thăm dò bổ sung phân vỉa PV.GI3a(2) từ tuyến T.XXIXa đến tuyến T.XLIII mỏ than Cọc Sáu (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w