Đặc điểm địa chất công trình

Một phần của tài liệu Cấu trúc địa chất vùng Cẩm Phả Quảng Ninh. Thiết kế phương án thăm dò bổ sung phân vỉa PV.GI3a(2) từ tuyến T.XXIXa đến tuyến T.XLIII mỏ than Cọc Sáu (Trang 29 - 30)

- Đứt gãy thuận

b. Đặc điểm địa chất công trình

* Đặc điểm tính chất cơ lý đất đá trầm tích Đệ Tứ

Về địa hình địa mạo hiện nay ở dạng cân bằng vững chắc và không có hiện tượng sụt lở ở nền đường, nền khoan do bạt đất làm mất thế cân bằng vững chắc ban đầu. Kết quả phân tích mẫu của lớp phủ Đệ Tứ cho thấy thành phần hạt từ 0,5 đến 1mm. Khối lượng thể tích thay đổi từ 1,63 đến 1,97 g/cm3. Khối lượng riêng thay đổi từ 2,5 đến 2,75 g/cm3. Lực dính kết từ 0,25 đến 1,3 kg/cm2 và góc nội ma sát từ 9 đến 310. Kết quả này phản ánh mức độ bền vững của lớp phủ Đệ Tứ rất yếu, lực dính kết rất nhỏ. Lớp này rất dễ trượt, gây cản trở khi làm đường và vách bờ mỏ lộ thiên.

* Đặc điểm thành phần thạch học và tính chất cơ lý của các đá trong trầm tích chứa than

a. Sạn kết: Là loại đá phổ biến trong toàn khu mỏ, chiều dày trung bình 12-

16m, cuội kết có màu xám, xám sáng đến xám tối. Cấu tạo dạng khối, xi măng gắn kết là silic. Có độ bền vững cao, độ cứng trung bình cấp 11 – 12.

b. Cuội kết: Phần lớn gặp ở vách vỉa dày (2), ở phía trụ vỉa ít gặp hơn. Chiều

dày trung bình 10-15m, cuội kết có màu xám, xám sáng đến xám tối, cấu tạo dạng khối, hạt không đồng, cấu tạo dạng khối, xi măng gắn kết là silic. Tùy theo mức độ phong hóa, cỡ hạt và xi măng gắn kết, độ cứng của cuội kết thay đổi khác nhau. Độ cứng trung bình cấp 10.

c. Cát kết: Phân bố rộng trong khu mỏ, chiều dày trung bình từ 10-13m, cấu tạo dạng khối, cát kết có kiến trúc Psamit, hạt nhỏ đến trung bình đôi khi có hạt lớn, màu xám đen, xám sáng, xi măng gắn kết là silic trong đó chứa các vảy serexit, thỉnh thoảng gặp felspat, turmalin. Độ cứng của cát kết thay đổi theo mức độ phong hóa,

kiến trúc, xi măng gắn kết và chiều sâu, trung bình cấp 10-11. Chiều dày của các lớp đá biến đổi theo phương, theo diện tích và theo độ sâu, giữa các khu cũng có sự khác nhau.

Riêng các lớp sét than phân bố rất hạn chế trong khoáng sàng, chúng nằm trực tiếp trên vách, trụ vỉa than, có chiều dày từ 0,2m - 2,0 m. Sét than màu xám đen, mềm, bở dùng tay bóp được, khi gặp nước dễ trương nở. Lớp này thường bị lấy cùng lúc với quá trình khai thác than.

* Đặc điểm cơ lý của đá ở vách, trụ các vỉa than

Đá vách, trụ vỉa than thường là các lớp bột kết, sét kết, đôi chỗ là các lớp cát kết. các lớp đá này không ổn định, chỗ dày, mỏng khác nhau, đôi chỗ tạo thành các thấu kính.

Vách - trụ vỉa than là phần đất đá trên và dưới vỉa than. Chiều dày của vách được xác định gấp 10 lần chiều dày của than, khi vỉa than có góc dốc < 450 và bằng 5 lần khi có chiều dày lớn. Chiều dày của trụ lấy trong khoảng 3 lần chiều dày vỉa.

Vách - trụ vỉa than chia làm 3 lớp:

+ Lớp vách - trụ giả: là lớp sét than có chiều dày không lớn từ 0.2 m ÷ 0.7 m ít gặp những lớp có chiều dày lớn hơn 1m. Lớp này thường bị phá huỷ trong quá trình khai thác than.

+ Lớp vách - trụ trực tiếp: là loại đá sét kết hoặc bột kết nằm trên (vách), dưới

(trụ) lớp sét than. Có chiều dày từ 0.5 ÷ 5m cá biệt có chỗ dày hơn 5m. Vách trực tiếp bị phá huỷ trong quá trình khai thác.

+ Lớp vách - trụ cơ bản: Là loại đá bột hoặc cát kết cấu tạo khối rắn chắc bền vững khó sập đổ.

2.2.3 Đặc tính các vỉa than

Dưới đây là mô tả đặc điểm chứa than và quy luật biến đổi của những vỉa nằm trong phạm vi thăm dò như sau:

Một phần của tài liệu Cấu trúc địa chất vùng Cẩm Phả Quảng Ninh. Thiết kế phương án thăm dò bổ sung phân vỉa PV.GI3a(2) từ tuyến T.XXIXa đến tuyến T.XLIII mỏ than Cọc Sáu (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w