6. Kết cấu đề tài
3.3.3. Giọng trào lộng hóm hỉnh, ý nhị
Trong dòng chảy của văn chương trung đại vốn chú trọng tính cao nhã, trang trọng, giọng trò lộng, khôi hài hiếm khi được các nhà thơ quan tâm đến. Song, với cái nhìn vượt thoát mọi khuôn sáo ràng buộc của Thiền tông, Trần Tung đã không ngần ngại thể hiện điều
106
này trong thơ mình. Trước hết, cần hiểu rằng chất trào lộng trong giọng điệu, ngôn ngữ thơ Thượng sĩ không phải là sự cười cợt bất nhã hay thái độ tự mãn, coi thường tất cả, mà đây chỉ là một cách thức để bộc lộ chỗ thấy nhìn, quan niệm của Trần Tung về Thiền học và cuộc đời đồng thời cũng để thức tỉnh người học đạo vốn dễ mê chấp vào giáo điều, kinh điển. Giọng trào lộng trong thơ Tuệ Trung luôn ẩn chứa đằng sau đó nụ cười hóm hỉnh, ý nhị. Khi đề cập đến cách sống tùy duyên nhập thế, Thượng sĩ đưa ra những hình ảnh hết sức tự nhiên, độc đáo:
Kim xuyên thốc ẩu vi huyền dặc Minh kính manh nhân tác cái chi Ngọc tháo nhập cầm ngưu bất thính Hoa trang anh lạc tượng hà tri
(Chiếc thoa vàng đối với bà già đầu hói chỉ là chiếc móc để treo Tấm gương sáng với người mù chỉ là cái nắp đậy chén
Dẫu tiếng ngọc nhập vào đàn cầm thì trâu cũng chẳng thèm nghe Bông hoa có trang sức thêm chuỗi ngọc thì voi cũng không biết đến)
(Vật bất năng dung) [3; tr 257]
Không cần phải dài dòng thuyết lý, hay sử dụng những ngôn ngữ quá cầu kì, xa lạ; chỉ với vài hình ảnh đời thường cùng cách nói trào lộng, bông đùa, Tuệ Trung đã chỉ cho người đọc thấy những sai lầm trong cách hành xử một cách sâu sắc, giàu sức thuyết phục. Trong “Thượng sĩ ngữ lục”, không ít lần Tuệ Trung đã sử dụng giọng trào lộng để trả lời những câu hỏi của người học đạo. Với tâm niệm thiết tha cầu pháp, vấn đề mà các hành giả đưa ra tham vấn với Thượng sĩ thường liên quan trực tiếp đến quá trình tu học, thực hành Thiền tập như: đại ý Phật pháp, thanh tịnh pháp thân, sắc – không, sinh – diệt… Những điều này từng làm đau đầu không ít người học Thiền. Song, Tuệ Trung Thượng sĩ đã trả lời hết sức thoải mái, nhanh nhạy, gãy gọn, không kém phần hóm hỉnh, ý nhị. Theo Thượng sĩ, thanh tịnh pháp thân nằm ở chỗ:
Xuất nhập ngưu tâu nội Toàn nghiên mã phẩn trung
107
Chui rút giữa đống phân ngựa)
(Đối cơ) [3; tr 311 - 318]
Còn pháp sinh diệt là:
- Cao thanh cáo tĩnh
Chỉ bính khiết miến
(Cao giọng để im đi Bỏ bánh mà ăn bột)
(Tụng cổ) [3; tr 336 - 342]
- Tam giới vũ mông mông
Thập phương phong táp táp Phàm thánh bất đồng cư Long xà phi hỗn tạp
Chư hành vô thường nhất thiết không Sinh diệt chi tâm thùy vấn đáp?
Nhược phùng đống nũng lão Cồ Đàm Vị miễn lan hung đạp
Đốt!
(Ba cõi mưa sa Mười phương gió táp
Phàm Thánh chẳng chung nơi Rắn rồng không hỗn tạp
Muôn vật vô thường thảy thảy không Sinh diệt tâm kia ai hỏi đáp?
Ví gặp Cồ Đàm quen cóng lạnh Tránh sao khỏi ngang hông một đạp Ối!)
(Tụng cổ) [3; tr 334 - 340]
Trong khi đó, nghiệp sinh tử được Thượng sĩ xem là:
108
Dạ tuyết phân phân nguyệt sắc thiên
(Sương thu tí tách bờ lau
Tuyết đêm lất phất dưới bầu trời trong)
[Đối cơ; 3; tr 315 - 323]
Để nhắc nhở người học về tinh thần tự tin, tự lực trên con đường tìm về chân như của chính mình, Trần Tung nhẹ nhàng nhưng quả quyết từ lời nói đến hành động:
Đắc kỵ hổ đầu Bất loát hổ tu
(Được cưỡi đầu hổ Chớ vuốt râu hùm)
(Tụng cổ) [3; tr 338 - 345]
Trả lời về vấn đề “thế nào là tâm của cổ Phật?”, Tuệ Trung có cái nhìn đầy thi vị qua những hình ảnh độc đáo:
Tận đạo mãn thành vô quốc diễm Bất tri chu hộ hữu thuyền quyên
(Đều bảo khắp thành không quốc sắc Hay đâu cửa tía có thuyền quyên)
(Đối cơ) [3; tr 314 - 321]
Nói về “gia phong” của chính mình, Thượng sĩ thản nhiên mà dí dỏm:
Nhàn phao nham quả hô viên tiếp Lãn điếu khê ngư dẫn hạc tranh
(Nhàn, kêu vượn đón quả rừng
Lười, câu cá suối kêu hạc cùng tranh)
109
Ở một chừng mực nhất định, giọng điệu cũng góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. Từ giọng điệu, người đọc sẽ dễ dàng nắm bắt được những điều mà tác giả muốn gửi gắm. Qua những ví dụ trên, có thể thấy, giọng trào lộng trong thơ Thiền Tuệ Trung thường được tạo nên từ điểm nhìn đơn giản hóa, bình thường hóa những điều vốn mang nặng tính triết thuyết trong Thiền học của tác giả. Đây vốn là cách “giải quyết vấn đề” khá độc đáo nhưng không dễ “học hỏi” đối với người đời sau. Bởi lẽ, muốn làm được điều này cần có một trí tuệ đủ nhạy bén, một tầm nhìn đủ rộng mở, và quan trọng hơn hết là một bản lĩnh Thiền học xuất phát từ sở đắc thật sự. Cho nên, trong số các tác giả thơ Thiền Lý – Trần, khó tìm thấy một giọng điệu trào lộng có thể xếp ngang tầm với Tuệ Trung Thượng sĩ.
Với tính chất uyên thâm, sâu sắc của mình, Thiền tông là một mảnh đất đầy hấp dẫn, thú vị nhưng chứa đựng không ít thử thách đối với bất cứ ai muốn dấn thân vào. Thấu đạt Thiền lý đã khó, thâm nhập Thiền ý càng khó hơn. Nói Thiền, giảng Thiền bằng thi ca lại càng không đơn giản. Tuệ Trung là một trong số ít các nhà thơ làm được điều này. Bằng “chất giọng” trào lộng, hài hước nhưng chuẩn mực, thơ Thiền Tuệ Trung đã mang lại một tiếng nói thấm đẫm tinh thần nhân văn về con người trên hành trình tìm về với chân nguyên giá trị của chính mình.
* Tiểu kết chương 3:
1. Để thể hiện tinh thần nhân văn, thơ Thiền Tuệ Trung sử dụng đa dạng, phong phú
các kiểu ngôn ngữ: ngôn ngữ biểu cảm, ngôn ngữ tượng trưng ẩn dụ, ngôn ngữ phi logic. Biểu cảm là một trong những yếu tố làm nên nét đặc sắc của thơ Thiền Tuệ Trung so với các tác giả khác cùng thời. Tùy vào mục đích và nội dung cần truyền đạt mà Tuệ Trung Thượng sĩ sử dụng từ ngữ biểu cảm với những cung bậc, sắc thái rất khác nhau. Từ ngữ mang màu sắc biểu cảm mạnh trong thơ Thiền Tuệ Trung có thể chia thành ba bậc: Bậc 1 – cao nhất - là những từ mang sắc thái kêu gọi – cảm thán; bậc 2 – chiếm số lượng nhiều nhất về từ ngữ - là những từ mang sắc thái khuyên răn, cảnh tỉnh; bậc 3 – thấp nhất - là những từ ngữ để hỏi – truy vấn.
Ngôn ngữ tượng trưng, ẩn dụ là một trong những loại hình ngôn ngữ đặc trưng của hệ thống kinh điển Phật giáo. Ngôn ngữ ẩn dụ trong thơ Thiền Tuệ Trung có thể chia thành 3 loại: Ẩn dụ bằng hình ảnh, ẩn dụ bằng âm thanh và ẩn dụ bằng điển cố. Trong đó, được vận dụng nhiều nhất và thành công nhất là ẩn dụ bằng điển cố.
110
Ngôn ngữ phi logic trong thơ Thiền Tuệ Trung thường được biểu hiện dưới dạng những hình ảnh khác lạ, hầu như không thấy ở cuộc đời thực. Những hình ảnh này thường được Thượng sĩ sử dụng trong hai trường hợp: Một để trình bày sở đắc và “thiền phong”
của bản thân hay ca ngợi những bậc thượng thủ trong nhà Thiền; Hai là để khai ngộ cho hành giả đến học hỏi đạo lý Thiền tông
2. Thơ Thiền Tuệ Trung thường được làm theo hai thể chính của thơ Đường là thể
Đường luật và thể cổ phong. Thể Đường luật chiếm số lượng nhiều hơn (41/49 đơn vị tác phẩm được khảo sát) và thường được Trần Tung sử dụng trong trường hợp ngẫu hứng, bày tỏ một cảm xúc, phát biểu một ý tưởng liên quan đến Thiền đạo
Thể cổ phong chiếm số lượng ít hơn (8/49 đơn vị tác phẩm) nhưng lại tỏ ra đặc biệt thích hợp với phong cách của Tuệ Trung. Thể thơ này được dùng trong trường hợp trình bày về một quan niệm sống, một cách nhìn sự vật, một hệ thống tư tưởng đã thông qua suy ngẫm và trải nghiệm của chính tác giả.
3. Giọng điệu là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công của thơ Thiền Tuệ Trung. Giọng điệu trong thơ Thiền Tuệ Trung rất phong phú, đa dạng, linh hoạt. Để khai thị về giáo lý Thiền, Tuệ Trung Thượng sĩ thường sử dụng giọng thuyết giảng hùng biện, sắc sảo, “trực chỉ nhân tâm” của người học đạo. Trong khi đó, giọng tự tình trong thơ Thiền Tuệ Trung là tiếng nói của cái tôi trữ tình trước con người và cuộc đời và là lời xác chứng đầy tự tin, tự hào về sở đắc Thiền học của một bậc xuất trần thượng sĩ. Ngoài ra, giọng trào lộng hóm hỉnh, ý nhị ở thơ Thiền Tuệ Trung đã mang lại một tiếng nói thấm đẫm tinh thần nhân văn về con người và cuộc đời bằng một ngữ điệu lạc quan, đầy yêu thương và tin tưởng.
111
KẾT LUẬN
1. Tinh thần nhân văn là một nội dung quan trọng đời sống thực tiễn của con người nói chung, văn học nói riêng. Nằm trong giai đoạn sơ khai, cùng với đặc điểm riêng về lịch sử - xã hội, văn học Lý – Trần luôn được đánh giá là một nền văn học “đặc biệt” của văn học trung đại Việt Nam. Ở đây, tinh thần nhân văn có sự “giao thoa” thú vị giữa Thiền đạo và Văn học. Con người nhân văn thời Lý – Trần là con người luôn linh hoạt, lạc quan, bao dung và rộng mở với đời, với người, với chính mình: Mỗi con người là một bản thể, vừa rất riêng mà lại rất chung, rất trần thế nhưng đồng thời cũng rất thoát tục.
2. Tinh thần nhân văn trong thơ Thiền Tuệ Trung là một “kiểu” nhân văn mang nặng tính “nội tại”. Thơ Thiền Tuệ Trung giúp cho người đọc cảm nhận đầy đủ giá trị sinh thành và hoại diệt của “vô thường” trong cuộc sống; biết cách nhìn nhận vạn pháp bằng tinh thần
“vong nhị kiến”, không áp đặt, định kiến trước mọi sự mọi việc. Bên cạnh đó, bản lĩnh của Thiền phong Tuệ Trung đã giúp chúng ta tự hoàn thiện chính mình với thái độ “tự lực, tự tin để kiến tánh thành Phật”. Đó là những nhân tố căn bản cho sự hình thành tinh thần nhân văn độc đáo của thơ Thiền Tuệ Trung trong quan niệm về con người và cuộc đời.
Với phương châm “nhập thế”, thơ Thiền Tuệ Trung hướng đến một tinh thần nhân văn mang đầy tính hành động, tích cực, tự tin, phóng khoáng. Tuệ Trung Thượng sĩ đã đánh đổ toàn bộ cái nhìn vướng mắc vào ngoại cảnh và tâm cảnh của con người khi đề cao tinh thần phá chấp triệt để, nhằm giúp con người đạt đến tự do, an lạc cho tâm hồn. Bước vào cuộc sống trần thế, thơ Thiền Trần Tung chủ trương lối sống “hòa quang đồng trần”để con người được thỏa sức dấn thân, nhập cuộc, trải nghiệm chân nguyên giá trị của mình, của đời. Hơn thế nữa, thơ Thiền Tuệ Trung mang đến cho người đọc một phong cách sống đủ để làm “đẹp lòng” cuộc đời và con người: tùy duyên, linh hoạt để sống hợp lẽ và hành động có ích, có hiệu quả. Đứng trên phương diện Thiền học, thơ Thiền và ngữ lục Tuệ Trung đã ghi nhận thái độ “tận tâm trong sự dẫn dắt, khai ngộ cho mọi người”như một biểu hiện cụ thể của tinh thần nhân văn cao đẹp.
3. Để thể hiện tinh thần nhân văn, thơ Thiền Tuệ Trung sử dụng đa dạng, phong phú các kiểu ngôn ngữ: ngôn ngữ biểu cảm, ngôn ngữ tượng trưng ẩn dụ, ngôn ngữ phi logic. Từ ngữ mang màu sắc biểu cảm mạnh trong thơ Thiền Tuệ Trung có thể chia thành ba bậc:
112
những từ mang sắc thái kêu gọi – cảm thán; những từ mang sắc thái khuyên răn, cảnh tỉnh
và những từ ngữ để hỏi – truy vấn. Ngôn ngữ ẩn dụ là loại ngôn ngữ được sử dụng với tần số cao nhất trong thơ Thiền Tuệ Trung với ba dạng thức: Ẩn dụ bằng hình ảnh, ẩn dụ bằng âm thanh và ẩn dụ bằng điển cố. Trong đó, được vận dụng nhiều nhất và thành công nhất là ẩn dụ bằng điển cố. Loại ngôn ngữ thứ ba được Trần Tung vận dụng hiệu quả không kém là ngôn ngữ phi logic, được biểu hiện dưới dạng những hình ảnh độc đáo, khác lạ so với hiện thực và do đó gây ấn tượng sắc, mạnh, hầu như không thấy ở cuộc đời thực. Những hình ảnh này thường được Thượng sĩ sử dụng trong hai trường hợp: Một để trình bày sở đắc và “thiền phong” của bản thân hay ca ngợi những bậc thượng thủ trong nhà Thiền; Hai là để
khai ngộcho hành giả đến học hỏi đạo lý Thiền tông
Thơ Thiền Tuệ Trung thường được làm theo hai thể chính là thể Đường luật và cổ phong. Thể Đường luật chiếm số lượng khá nhiều, thể cổ phong chiếm số lượng ít hơn nhưng lại tỏ ra đặc biệt thích hợp với phong cách của Tuệ Trung. Thể thơ này được dùng trong trường hợp trình bày về một quan niệm sống, một cách nhìn sự vật, một hệ thống tư tưởng đã thông qua suy ngẫm và trải nghiệm của chính tác giả.
Giọng điệu trong thơ Thiền Tuệ Trung rất phong phú, đa dạng, linh hoạt.Để khai thị về giáo lý Thiền, Tuệ Trung Thượng sĩ thường sử dụng giọng thuyết giảng hùng biện, sắc sảo, “trực chỉ nhân tâm” người học đạo. Để bộc lộ cảm xúc, tình cảm, tâm tình với con người và cuộc đời, thơ Thiền Trần Tung có giọng tự tình tự do, phóng khoáng. Để nói lên tiếng nói thấm đẫm tinh thần nhân văn về con người và cuộc đời bằng một ngữ điệu lạc quan, đầy yêu thương và tin tưởng, Thượng sĩ đổi sang chất giọng trào lộng hóm hỉnh, ý nhị. Sự hòa quyện, linh hoạt thay đối giọng điệu trong từng tác phẩm thơ trong một chừng mực nào đó đã góp phần không nhỏ tạo nên nét đặc trưng cho tinh thần nhân văn của thơ Thiền Tuệ Trung.
113
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2010), Hán – Việt từ điển, Nxb Văn hóa thông tin.
2. Đào Phương Bình (1977), Thơ văn Lý – Trần, Nxb Khoa Học Xã Hội Hà Nội.
3. Nguyễn Huệ Chi (1988), Thơ văn Lý – Trần (tập 2 – quyển thượng), Nxb Khoa Học Xã Hội.
4. Minh Chi (1991), Phật giáo và triều đại Lý Trần, Tập văn Phật đản, số 2, BVHTU – GHPHVN, trang 43-47.
5. Nguyễn Đăng Duy (2009), Văn hóa tâm linh,Nxb Văn hóa Thông tin. 6. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình,Nxb Văn học.
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo Dục
8. Hiểu Đông (2009), Điển cố Phật giáo trong một số tác phẩm văn học Thiền tông đời Trần, Nxb Tôn giáo.
9. Nguyễn Duy Hinh, Phật giáo với văn học Việt Nam, TCVH, số 2 năm 1992.
10. Nguyễn Duy Hinh (1998), Tuệ Trung – Nhân sĩ, thượng sĩ, thi sĩ,Nxb Khoa Học Xã Hội Hà Nội.
11. Nguyễn Phạm Hùng (1998), Thơ Thiền Việt Nam – Những vấn đề lịch sử và tư tưởng nghệ thuật,Nxb ĐHQG Hà Nội.
12. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Trên hành trình văn học trung đại,Nxb ĐHQG Hà Nội. 13. Thích Thông Huệ (2009), Thiền trong đời thường,Nxb Phương Đông TP.HCM. 14. Nguyễn Thị Hương (2007), Tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam từ thế kỉ X
đến thế kỉ XIV, Nxb Lao động xã hội Hà Nội.
15. Nguyễn Thừa Hỷ (2012), Văn hóa Việt Nam truyền thống – một góc nhìn, Nxb Thông tin và truyền thông.
16. Đinh Gia Khánh (1997), Văn học Việt Nam thế kỉ X – nửa đầu thế kỉ XIX, Nxb Giáo Dục.
114
18. Thanh Tâm Langlet, Tâm linh và thơ ca Việt Nam giai đoạn cổ - trung đại (qua một vài thí dụ tiêu biểu), TCVH, số 9 năm 1998.
19. Phương Liên, Minh Đức (2010), Nước suối nguồn minh triết: Thiền và nghệ thuật đối diện với cuộc đời, Nxb Thời đại, Hà Nội.
20. Nguyễn Công Lý (1997), Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lý – Trần,
Nxb Văn hóa Thông tin.
21. Nguyễn Công Lý (2003), Văn học Phật giáo thời Lý – Trần – Diện mạo và đặc