Tùy duyên, linh hoạt để sống hợp lẽ và hành động có ích, có hiệu quả

Một phần của tài liệu tinh thần nhân văn trong thơ thiền tuệ trung (Trang 64 - 69)

6. Kết cấu đề tài

2.2.3. Tùy duyên, linh hoạt để sống hợp lẽ và hành động có ích, có hiệu quả

Thuyết nhân duyên là một trong những nội dung căn bản của hệ thống giáo lý nhà Phật. Trong tư duy và lối hành xử của dân gian, thuyết nhân duyên góp phần tạo nên cách sống “an phận thủ thường”, không mong cầu, không cao vọng của con người. Tuy nhiên, tinh thần “tùy duyên”mà Tuệ Trung Thượng sĩ đề cập đến trong thơ Thiền của mình mang giá trị tích cực và linh hoạt hơn. “Tùy duyên”là một cách sống Thiềnthể hiện trình độ, tâm cơ của hành giả đã thật sự đạt ngộ. Sống tùy duyên thường đi liền với phong thái tự tại, hành xử phóng khoáng, vô tư. Hiểu một cách đơn giản nhất, “duyên” là tất cả những yếu tố khách quan xảy đến cho đời sống con người. Những yếu tố ấy không do tự nhiên mà sinh ra, nó vốn đã được hình thành sau một “quá trình” tích tụ, gom góp của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có bản thân chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải “có trách nhiệm” ứng xử cho đúng mực đối với “duyên”. Tuệ Trung Thượng sĩ đã đưa ra những “gợi ý”, “định hướng”

về cách hành xử: Không trốn tránh, chẳng oán than, không chối bỏ; chỉ như thếđón nhận.

Căn cứ trên mục đích và đối tượng “tiếp duyên” khác nhau, chúng tôi chia thành hai cách hành xử “tùy duyên” của Tuệ Trung như sau: Tùy duyên để “tiếp đời” tùy duyên để “nhận đạo”. Tùy duyên để “tiếp đời”được hiểu là cách sống, cách hành xử của Thượng sĩ trước những nhân tố khách quan tương đối xảy ra xung quanh mình. Theo Tuệ Trung, vạn vật trong trời đất đều có quy luật vận hành riêng của nó, một khi “đủ duyên” nó sẽ được hình thành, ví như:

- Phong thủy đáo thì ba hốt động

Hỏa tân giao xứ diệm tài sinh

(Khi nước gặp gió thì sóng liền nổi dậy Nơi củi gặp lửa thì sự cháy bùng lên

(Vấn Phúc Đường đại sư tật) [3; tr 229]

Hay:

- Nhân duyên thời tiết tự nhiên thành

Sơn vân dã hữu xuất sơn thế

Giản thủy chung vô đầu giản thanh Tuế tuế hoa tùy tam nguyệt tiếu,

63

Triêu triêu kê hướng ngũ canh minh

(Thời tiết của “nhân duyên” cứ thế tự nó hình thành Mây núi đã có cái thế bay ra khỏi núi

Nước suối không tiếng nào không phải là tiếng nước gieo vào lòng suối

Hằng năm, hoa vẫn nở vào tháng ba Sáng sớm, gà vẫn gáy vào canh năm

(An định thời tiết) [3; tr 246]

Cũng vậy, khi nhân duyên đến thời phải hoại diệt, không ai có thể níu kéo được:

Tây nguyệt trầm không nan phục ảnh Đông lưu phó hải khởi hồi ba

(Mặt trăng phương Tây đã chìm xuống chân trời thì bóng trăng khó quay trở lại

Dòng Đông đã ra tới biển thì sóng nước há có thể trở về)

(Thế thái hư huyễn) [3; tr 250]

Do vậy, điều quan trọng ở đây không phải là chuyện duyên tan hay duyên hợp mà là cách ứng xử, thái độ của chúng ta trước quá trình vận động ấy. Thượng sĩ Trần Tung đã chỉ ra rằng chỉ cần chúng ta “tùy duyên”mà sống là được:

Phương tri tứ đại nguyên vô tế

Nhất nhậm duyên lưu Kiếm các hành

(Thế mới biết tứ đại vốn là hư ảo

Hãy phó mặc cho nó men theo đường Kiếm các mà đi)

(An định thời tiết) [3; tr 246]

Tuy nhiên, “tùy duyên”của Trần Tung không đồng nghĩa với thái độ buông xuôi, phó mặc vì bản thân đã bất lực, không thể thay đổi hiện thực. “Tùy duyên” mà Trần Tung vẫn hành xử là “tùy duyên”của một người đã tìm ra cái gốc, đã thấy được “gương mặt mẹ” của vạn vật:

64

A thùy hội đắc nương sinh diện, Thủy tín nhân thiên tổng giả danh

(Ai là người hiểu được mặt người mẹ Mới tin rằng người và trời đều là giả danh)

(An định thời tiết) [3; tr 246]

Vì tất cả chỉ là “giả danh”, tất cả đều vận động theo vô thường, cho nên, không có lý do gì để con người phải vất vả níu giữ những thứ vốn thuộc về hư vô. Đó là tác dụng tích cực của lối sống “tùy duyên”mà thơ Thiền Tuệ Trung đề cập đến.

Ngoài ra, có thể thấy, sống “tùy duyên” giúp con người tỉnh táo, khách quan hơn trong việc đánh giá giá trị thật của vạn vật:

Kim xuyên thốc ẩu vi huyền dặc Minh kính manh nhân tác cái chi Ngọc tháo nhập cầm ngưu bất thính Hoa trang anh lạc tượng hà tri

(Chiếc thoa vàng đối với bà già đầu hói chỉ là chiếc móc để treo Tấm gương sáng với người mù chỉ là cái nắp đậy chén

Dẫu tiếng ngọc nhập vào đàn cầm thì trâu cũng chẳng thèm nghe Bông hoa có trang sức thêm chuỗi ngọc thì voi cũng không biết đến)

(Vật bất năng dung) [3; tr 257]

Chiếc thoa vàng, cái gương sáng, tiếng đàn ngọc, chuỗi hoa anh lạc vốn là vật được nhiều người ước muốn. Nhưng, chỉ cần “đặt sai chỗ”, không có người nhận ra giá trị của nó, tức là không hội đủ nhân duyên để phát huy vẻ đẹp của mình, nó sẽ trở nên vô nghĩa. Ý thức được điều này, sẽ có thể bình thản, an nhiên mà trả cho vạn vật về “đúng vị trí”vốn có của nó. Hơn thế nữa, hành xử “tùy duyên” sẽ giúp dễ dàng hòa đồng với mọi người, không trở nên một kẻ lập dị, bất thường. Thượng sĩ từng bảo rằng, khi đến nước lõa thể thì phải cởi áo đi để hợp lễ:

65

Lễ phi vô dã, tục tùy nghi

(Đến xứ cởi trần cứ vui vẻ mà bỏ áo

Không phải là quên lễ, chỉ tùy theo thói tục mà thôi)

(Vật bất năng dung) [3; tr 257]

Cũng như việc thích nghi với những đổi thay của thời tiết là điều cần thiết và tất yếu:

Hàn tự trước y nhiệt thoát y Vô hàn vô nhiệt hữu thùy tri Đãn khan ngự liễu cung hoa sắc Bất độc tầm xuân hoại tứ thì

(Nồng cởi áo ra, lạnh khoác vô

Không nồng không lạnh biết sao giờ? Xem mày liễu ngự hoa cung đấy Lọ phải tìm xuân hỏng bốn mùa)

(Tụng cổ) [3; tr 338 - 345]

Như vậy, có thể xem việc “tùy duyên để tiếp đời”là một cung cách sống hết sức linh hoạt, phóng khoáng mà rất “chuẩn mực”. Không miễn cưỡng, không mong cầu mọi việc xảy ra đúng – như – ta – muốn, chỉ “như thế”mà tiếp nhận cuộc đời, đó là linh hoạt, phóng khoáng. Nhìn nhận, đánh giá và đặt để vạn vật vào “đúng vị trí” vốn có của nó, đó là chuẩn mực. Hành xử đạt đến tâm cơ ấy chính là nhân văn: nhân văn để có được những cách hành xử đẹp, thấu tình đạt lý trước cuộc đời luôn biến chuyển không ngừng.

Bên cạnh cách hành xử đối với cuộc đời, thơ Thiền Tuệ Trung còn đề cập khá nhiều đến thái độ “tùy duyên để nhận đạo”. Vượt lên trên cái nhìn quen thuộc về tinh thần đạt ngộ trong đạo Thiền, Thượng sĩ Trần Tung đưa ra cho người đọc thấy một “quy luật” tất yếu của đạo. Đạo không phải do quá trình khổ công tu học mà có được, đạo đến với chúng ta cũng tự nhiên như sự vận động tuần hoàn của trời đất, chỉ cần nhân duyên hội đủ thì:

Tảo vãn lão thiên khai Phật nhật Thông môn đào lý lộng xuân quang

(Sớm muộn trời già cũng mở ra mặt trời Phật Suốt từ ngõ vào, đào mận đùa giỡn ánh xuân)

66

(Phúc Đường cảnh vật) [3; tr 261]

Vì vậy mà người học Phật cần sáng suốt để phân định cho rõ “chân thời tiết”, đừng vội vàng, nóng lòng mà nhìn lầm. Phải biết:

Hồng đào thụ thượng chân thời tiết

Hoàng cúc ly biên bất thị xuân

(Trên cây, đào thắm đúng kì

Cúc vàng bên dậu chắc gì đã xuân)

(Đối cơ) [3; tr 311 - 323]

Cho nên, không lạ gì khi trong ngữ lục của mình, Thượng sĩ Trần Tung luôn xem việc rong ruổi tìm cầu, thực hành tu học của hành giả Thiền tông chỉ là tự mình “gánh nặng vai mang”. Chỉ cần chúng ta bỏ xuống, “tùy duyên” mà “qua cầu”, sẽ “về nhà” một cách thảnh thơi, tự tại:

Hưu tương phụ trùng đởm Quá độc mộc kiều trước Quy gia bãi vấn trình

Tòng lai hà thất cước

(Đừng gánh nặng vai mang Mới qua cầu “khỉ” được Về nhà chớ hỏi đường Vì đâu mà lạc bước)

(Tụng cổ) [3; tr 334 - 341]

Đương nhiên, Thiền tông có quan niệm riêng về cách truyền đạo và nhận đạo. Song, với quan niệm “tùy duyên nhận đạo”, Tuệ Trung đã mang lại cho người học đạo tinh thần lạc quan, tin tưởng vào đích đến cuối cùng của Thiền học. Thiền tông luôn đặt nặng vấn đề

“đốn ngộ” hơn là “tiệm tu”. Với cách thức này, hành giả phải là người có nhân duyên lớn và sâu dày trong Phật đạo mới có thể một phen đại ngộ, giải thoát toàn triệt. Không phải ai cũng có thể “ngộ” theo kiểu của Huệ Năng, Thủy Lạo hay Quy Sơn… Không phủ nhận vai trò của việc “khai ngộ”theo cách thức truyền thống của Thiền tông, nhưng Tuệ Trung cũng hiểu rõ rằng không phải lúc nào thầy “khai” thì trò cũng “ngộ”. Để tránh cho người học đạo cảm giác tự ti, thối chí, Tuệ Trung Thượng sĩ mở thêm một cánh cửa khác rộng rãi hơn,

67

khoáng đãng hơn cho hành giả: Đạo cũng như đời, khi nhân duyên hội đủ sẽ thành tựu như ý.Tất cả hãy cứ “tùy duyên”.Đây là một điểm nhìn thấm đẫm tinh thần nhân văn của Thiền học Tuệ Trung. Theo quan niệm này, “tùy duyên nhận đạo”cách hành xử thấu suốt nhân tình: Với bậc “thượng căn”, nó được xem như một lời nhắc nhở, khai ngộ; với người chưa đủ tâm cơ vào cửa đạo, nó trở thành lời động viên, khích lệ chân tình.

Tóm lại, hành xử theo tinh thần “tùy duyên”của thơ Thiền Tuệ Trung đã đem lại cho con người một phong cách sống đầy tính nhân văn cao đẹp. Nhân văn với đời khi ta biết trân trọng những gì đã – đang – sẽ xảy đến với mình giữa bộn bề cuộc sống. Nhân văn với đạo khi biết bình tâm đợi chờ nhân duyên đạt ngộ. Biết bằng lòng và an nhiên đón nhận tất cả mọi duyên cảnh trong tư thế của một con người luôn tự tin, chủ động, đó là cốt lõi của tinh thần nhân văn trong cách hành xử “tùy duyên” của Thiền phong Tuệ Trung Thượng sĩ.

Một phần của tài liệu tinh thần nhân văn trong thơ thiền tuệ trung (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)