Giọng thuyết giảng hùng biện, sắc sảo

Một phần của tài liệu tinh thần nhân văn trong thơ thiền tuệ trung (Trang 100 - 104)

6. Kết cấu đề tài

3.3.1.Giọng thuyết giảng hùng biện, sắc sảo

Bên cạnh ngôn ngữ, thể thơ, giọng điệu là một yếu tố không thể thiếu làm nên thành công của thơ ca. Giọng điệu ở đây bao gồm giọng điệu của tác giả và giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm. Tùy theo vị trí, điểm nhìn, mục đích mà giọng điệu trong tác phẩm có những đặc điểm khác nhau. Để khai thị về giáo lý Thiền, Tuệ Trung Thượng sĩ thường sử dụng giọng thuyết giảng hùng biện, sắc sảo, “trực chỉ nhân tâm” của người học đạo. Giọng điệu này rất dễ thấy trong “Thượng sĩ ngữ lục”, qua những câu trả lời của ông đối với môn đồ. Để chỉ rõ mối quan hệ “tâm – đạo”, Tuệ Trung Thượng sĩ dùng cách nói phủ định để khẳng định kết hợp với lời hỏi – truy vấn:

Bản vô tâm vô đạo

Hữu đạo bất vô tâm

Tâm đạo nguyên hư tịch Hà xứ cánh truy tầm

(Vốn không tâm không đạo Có đạo chẳng không tâm

99 Tâm, đạo là hư tịch Biết nơi nào truy tầm?)

(Đối cơ) [3; tr 310 - 317]

Khi muốn nói về bản chất thanh tịnh của tâm, Tuệ Trung dùng cách khẳng định để biện luận:

Mộng trung tạo tác Giác hậu đô vô

Mộng trung tác sinh tế sinh thô Giác hậu vô tuyệt tiêm tuyệt hào Thanh tịnh tâm phi trần phi cấu Kiên cố thân vô hậu vô tiền

(Sự tạo tác trong giấc chiêm bao Sau khi tỉnh đều là không cả Trong giấc mộng sinh nhỏ sinh to Sau khi tỉnh không tơ không tóc Tâm thanh tịnh không bụi không nhơ Tâm kiên cố không sau không trước)

(Trữ từ tự cảnh văn) [3; tr 296 - 297]

Cũng có trường hợp, Tuệ Trung Thượng sĩ “phương tiện” đưa ra những hình ảnh mang tính chất minh họa thay vì lối nói lý luận khô khan:

- Bà giới phi tha giới Cơ xan chỉ nhữ xan

(Gãi ngứa phải đâu ngứa của người Đói ăn chính thực bụng nhà ngươi)

(Đối cơ) [3; tr 311 - 318]

100

Hy phùng phá úng nhân

(Không nhấp rượu bồ đào Khó tìm người đập hũ)

(Đối cơ) [3; tr 314 - 321]

Trong số những cách thức thuyết giảng đã sử dụng, tính hùng biện trong lập luận, giọng điệu của Tuệ Trung Thượng sĩ đặc biệt phát huy khi ông đề cập đến tinh thần phá chấp của con người, nhất là người học Thiền:

Phật Phật Phật bất khả kiến Tâm Tâm Tâm bất khả thuyết

Nhược Tâm sinh thì thị Phật sinh

Nhược Phật diệt thì thị Tâm diệt Diệt tâm tồn Phật thị xứ vô Diệt Phật tồn Tâm hà thì yết Dục tri Phật Tâm sinh diệt Tâm Trực đãi đương lai Di Lặc quyết

(Phật, Phật, Phật không thể thấy được Tâm, Tâm, Tâm không thể nói được Khi Tâm sinh thì Phật sinh

Khi Phật diệt thì Tâm diệt

Không có chỗ nào diệt Tâm mà còn Phật Diệt Phật mà còn Tâm thì bao giờ cho hết Muốn biết Tâm Phật và Tâm sinh diệt

Phải đợi sau này Phật di- Lặc mới giải đáp được)

(Phật Tâm ca) [3; tr 271 - 273]

Bằng cách nói khẳng định, giọng điệu dứt khoát, xác quyết, Tuệ Trung chỉ cho chúng ta cái lõi của việc thấy nhìn vạn vật trong cuộc sống. Ở đây, giọng điệu thuyết giảng được biểu hiện cụ thể qua hình thức lập luận, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của tác giả. Vấn đề được nêu ra ngay từ đầu: Phật không thể thấy được, Tâm không thể nói được. Sau đó, Thượng sĩ đi vào phân tích vấn đề dựa trên diễn biến tâm thức thực tế của con người: Khi Tâm sinh thì Phật sinh, Phật diệt thì Tâm diệt. Và, cuối cùng ông khẳng định: Tâm và Phật

101 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vốn không hai nhưng cũng chẳng phải là một. Cho nên, đi tìm lời giải về Tâm Phật và Tâm sinh diệt là điều không thể (Phải đợi sau này Phật Di – lặc mới giải đáp được).

Giọng điệu thuyết giảng vốn chẳng xa lạ đối với nhà Thiền, nhất là giọng điệu giàu tính hùng biện. Nó vừa thể hiện được trình độ và sở đắc Thiền học của hành giả; vừa cho thấy sự sắc sảo, nhạy bén trong tư duy và cách thuyết giảng của họ. Tuy nhiên, nếu lập luận, hùng biện chỉ thuần túy dựa trên cái “khuôn” ngôn ngữ chung của nhà Thiền, đôi khi sẽ khiến người học, người đọc cảm thấy nhàm chán, thậm chí khó tiếp nhận. Do vậy, nhiều lúc Tuệ Trung đã linh hoạt kết hợp giữa quan niệm về lý thuyết Thiền và những điều có sẵn trong thực tế đời sống để thuyết giảng, biện luận. Khi nói về việc “trì giới – nhẫn nhục”, Trần Tung khẳng định quan niệm “phi trì giới nhẫn nhục” của bản thân bằng cách đưa ra vấn đề tương sinh tương diệt giữa “tâm” và “cảnh”:

Nhật nhật đối cảnh thời Cảnh cảnh tòng tâm xuất Tâm cảnh bản lai vô Xứ xứ ba la mật

(Hằng ngày khi ta đối diện với ngoại cảnh Thì cảnh này cảnh nọ đều từ tâm sinh ra “Tâm” và “cảnh” vốn đều là không, Khắp nơi đều là ba la mật)

(Trì giới kiêm nhẫn nhục) [3; tr 289 – 290]

Cách lập luận này không khó để thuyết phục những người đã quen thuộc với Thiền học, từng sống trong cảnh giới Thiền. Song, với số đông đại chúng, không phải ai cũng thông hiểu và đồng thuận. Vì vậy, ở đoạn thơ tiếp theo, Trần Tung đưa ra vấn đề thực tế hơn, quen thuộc hơn, dễ chấp nhận hơn để làm phương tiện dẫn dắt người đọc:

Khiết thảo dữ khiết nhục Chủng sinh các sở thực Xuân lai bách thảo sinh Hà xứ kiến tội phúc?

102

Chúng sinh loài nào có thói quen của loài đó Như mùa xuân đến, trăm hoa cỏ sinh sôi Có chỗ nào nhìn thấy tội hay phúc đâu?)

(Trì giới kiêm nhẫn nhục) [3; tr 289 – 290]

Nói đến thói quen tất yếu của mỗi loài chúng sanh, chắc chắn ai cũng có thể hiểu và đồng tình. Cho nên, Trần Tung đã khéo léo mượn điều này để khai đạo thay vì chỉ sử dụng thuần túy chất liệu ngôn ngữ Phật giáo. Giọng điệu thuyết giảng trong trường hợp này vẫn không thay đổi, song, tính chất hùng biện và sự sắc sảo về lập luận của tác giả đã được tăng lên đáng kể. Từ đây cho thấy, giọng điệu thuyết giảng của thơ Thiền Tuệ Trung dù mang không ít âm hưởng “truyền giáo” nhưng vẫn bảo đảm được “độ mềm” và tính văn chương của thi ca. Ngôn từ chuyên môn của Phật giáo khi đi vào thơ Thiền Trần Tung được kết hợp nhuần nhuyễn với ngôn ngữ và cách nói, cách nhìn, cách tư duy thế tục đã tạo nên giọng điệu đặc trưng cho tác giả: hùng biện, sắc sảo, xác quyết về quan niệm Thiền học nhưng hết sức linh hoạt, sống động về lý lẽ, lập luận, dẫn chứng minh họa.

Một phần của tài liệu tinh thần nhân văn trong thơ thiền tuệ trung (Trang 100 - 104)