Thấu suốt lẽ “vô thường”

Một phần của tài liệu tinh thần nhân văn trong thơ thiền tuệ trung (Trang 37 - 42)

6. Kết cấu đề tài

2.1.1.Thấu suốt lẽ “vô thường”

Lý “vô thường” là một trong những quan niệm cơ bản của Phật giáo. Nói đến Phật giáo, ngoài quan niệm từ bi – hỷ xả - bình đẳng – bác ái, chúng ta thường nghe nhắc đến lý “vô thường”. “Vô thường” có nghĩa là không thường còn, là luôn biến đổi. Trong kinh Bát Đại Nhân Giác, đức Phật đã dạy các đệ tử:

“Đệ nhất giác ngộ Thế gian vô thường Quốc độ nguy thúy Tứ đại khổ không Ngũ ấm vô ngã Sanh diệt biến dị Hư ngụy vô chủ Tâm thị ác nguyên Hành vi tội tẩu Như thị quán sát

Tiệm ly sanh tử”

(Điều thứ nhất phải thường giác ngộ; Đời vô thường quốc độ bở dòn, Khổ không tứ đại thon von, Năm ấm vô ngã có còn chi đâu Đổi đời sanh diệt chẳng lâu, Giả dối không chủ, lý mầu khó tin Tâm là nguồn ác xuất sinh

36

Thân hình rừng tội mà mình chẳng hay. Người nào quán sát thế này

Lần hồi sanh tử sớm chầy thoát ra)

(Kinh Bát Đại Nhân Giác ) [46; tr12]

Theo đây, “vô thường” bao gồm: đời vô thường – thân vô thường – tâm vô thường. Đời vô thường nên thời cuộc thịnh suy, thời đại luôn có nhiều biến cải, “bãi biển hóa nương dâu” là chuyện chỉ trong chớp mắt. Thân vô thường nên việc còn – mất, sống – chết của nhân sinh chỉ trong hơi thở. Tâm vô thường nên những buồn – vui, thương – ghét của tình người luôn biến chuyển không ngừng. Những điều này không có gì xa lạ đối với nhận thức của con người chúng ta về cuộc sống. Nói cách khác, quá trình vận động của “vô thường” chính là quá trình vận động của tự nhiên, của vũ trụ từ bao đời qua. Như vậy, trước khi trở thành một trong “tam pháp ấn” của nhà Phật (Vô thường – Khổ - Vô ngã), “vô thường” là một “chân lý”, một “sự thật” hiển nhiên của cuộc đời.

Cảm thức vô thường về cuộc đời là điều không mới đối với các nhà thơ trung đại. Thậm chí, nó còn trở thành nguồn cảm hứng cho thơ ca thời này. Nó chi phối quan niệm về thời gian của con người trung đại; đồng thời chi phối cách nhìn nhận, hành xử của con người trước cuộc đời. Thi nhân thường ngậm ngùi, tiếc nuối trước thời gian nhiều dâu bể. Và, quá khứ trở thành hoài niệm theo mãi họ trên suốt dọc hành trình của đời người. Trong khi đó, thiền nhân tĩnh tại nhìn ngắm thời gian trôi qua trước mắt. Cho nên, những trải nghiệm của quá khứ - hiện tại – tương lai luôn trở thành những “phát hiện” hết sức thú vị dưới mắt thiền gia:

“Sinh như trước sam Tử như thoát khố Tự cổ cập kim Cánh vi dị lộ”

(Sống như là mặc áo Chết như là cởi quần Từ xưa cho tới nay

37

Không có con đường nào khác)

(Trần Thái Tông – Sinh tử) [3; tr 415]

Từ điểm nhìn vô thường này, chúng ta có thể thấy được thái độ và phong cách sống của những con người thật sự tự tại trong sinh tử. Nhìn thấu vô thường, con người sẽ sống một cuộc đời nhân văn hơn, trọn vẹn ý nghĩa hơn. Đọc thơ Thiền Tuệ Trung, “vô thường” lại được nhận thức ở một chiều sâu tâm thức khác. Thượng sĩ không nhìn “vô thường” như một thi nhân thuần túy mà nhìn bằng “con mắt tuệ” của người đã giác ngộ. Trước hết, “vô thường” là một “chân lý” của cuộc đời:

Đốt đốt phù vân hề phú quý Hu hu quá khích hề niên quang

(Chà chà! Cảnh giàu sang như mây nổi

Ôi chao! Thời gian thấm thoát như bóng ngựa qua kẽ vách)

(Phóng cuồng ngâm) [3; tr279]

Là “chân lý” nên “vô thường” phải vận động theo đúng quy luật của nó:

Y cẩu phù vân biến thái đa Du du đô phó mộng Nam Kha Sương dung tẩy hạ hà phương trạm Phong sắc lai xuân mai dĩ hoa

Tây nguyệt trầm không nan phục ảnh

Đông lưu phó hải khởi hồi ba Quân khan Vương, Tạ lâu tiền yến Kim nhập tầm thường bách tính gia

(Cuộc đời như đám mây nổi luôn luôn đổi thay nhiều vẻ Mơ màng đành phó cho giấc mộng Nam Kha

Vẻ sương tắm hạ, sen mới đâm bông Sắc gió vời xuân đến, mai đã nở hoa

Mặt trăng phương Tây đã chìm xuống chân trời thì bóng trăng khó quay trở lại

Dòng Đông đã ra tới biển thì sóng nước há có thể trở về Anh hãy xem đàn én trước lầu họ Vương, họ Tạ

38

(Thế thái hư huyễn) [3; tr250]

Có thể thấy, vận động và biến chuyển là quy luật của “vô thường”. Vì luôn vận động, biến chuyển nên vô thường có tác dụng thúc đẩy mọi sự vật ở thế gian phát triển đi lên. Bản thân vô thường không phải là xấu, chẳng qua do tâm lý mong cầu sự bất biến và lợi ích cá nhân của con người nên chúng ta “nhầm lẫn” đôi chút về giá trị của vô thường. Chấp nhận vô thường như – nó – vốn - vậy, đó là điều mà người đọc không khó để nhận ra khi đọc thơ Thiền Tuệ Trung. Điểm khác biệt trong điểm nhìn của Tuệ Trung so với mọi người là ở chỗ Thượng sĩ không chỉ thấy giá trị hoại diệt của vô thường mà còn thấy cả giá trị sinh thành của vô thường. Vì thế, không có gì phải hoang mang lo lắng hay luyến tiếc sầu khổ khi vô thường đến: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Suy táp hình hài khởi túc vân Phi quan, lão hạc tị kê quần

(Hình hài suy yếu đâu phải là chuyện đáng bàn Cũng không phải chuyện chim hạc lánh đàn gà)

(Dưỡng chân) [3; tr226]

Với Thượng sĩ, vô thường của thân người là điều tất yếu, là chuyện không đáng bàn. Và, tất nhiên, càng không đáng để chúng ta lưu luyến hay sầu khổ. Theo chúng tôi, đây chính là điều quan trọng tạo nên vẻ đẹp nhân văn trong thơ Thiền Tuệ Trung. Đó là thái độ sống, thái độ ứng xử cần có của con người trước cuộc đời xung quanh. Quá trình chiêm nghiệm, trải nghiệm vô thường và thái độ bình thản, an nhiên trước vô thường nơi Trần Tung phần nào đã cho chúng ta thấy được “môn phong” của bậc xuất trần thượng sĩ. Phải đi đến tận nơi “đầu nguồn” của vô thường, phải thật sự “sống” cùng vô thường, con người mới có được phong thái kiểu ấy.

Nhìn lại các sáng tác của Tuệ Trung Thượng sĩ, có thế thấy vấn đề về vô thường được nhắc đến không ít: Trong 49 bài thơ Thiền Tuệ Trung, có đến 11 bài đề cập đến lý vô thường (Dưỡng chân, Vấn Phúc Đường đại sư tật, Thoát thế, Thế thái hư huyễn, Khuyến thế tiến đạo, Đốn tỉnh, Phật Tâm ca, Phóng cuồng ngâm, Phàm Thánh bất dị, Trì giới kiêm nhẫn nhục, Trữ từ tự răn); trong phần “Tụng cổ”của “Thượng sĩ ngữ lục”, ngay ở những dòng đầu tiên, tác giả đã đề cập đến lý vô thường (Chư hành vô thường. Thị sinh diệt pháp. Tam giới vũ mông mông. Thập phương phong táp táp. Phàm Thánh bất đồng cư. Long xà phi hỗn tạp. Chư hành vô thường nhất thiết không). Tuy nhiên, ở đây, vô thường được nói

39

đến không chỉ đơn thuần là quy luật vận hành của vũ trụ mà còn thể hiện thái độ, dụng tâm của Thượng sĩ. Trong các bài thơ Thiền, vô thường là phút giây suy nghiệm, trải nghiệm về cuộc đời của Tuệ Trung. Lúc này, vô thường được nhìn nhận ở chiều hoại diệt của vạn vật; qua đó bộc lộ thái độ bình thản, tự tại của con người trước mọi sự mọi việc. Với “Thượng

sĩ ngữ lục”, vô thường trở thành một “pháp hành” cho người học đạo. Khi ấy, vô thường

được nhìn nhận ở chiều sinh thành của vạn pháp. Nhờ vô thường, tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong thế gian luôn được “làm mới”và liên tục được “làm mới”trong từng phút từng giây. Do vậy, con người cần có tâm thế sẵn sàng đón nhận mọi cái mới ấy. Vì tất cả luôn mới từ con người đến sự vật nên chúng ta không còn lý do để đeo mang, nuối tiếc hay hoài niệm với quá khứ. Điều này giúp tạo nên cái nhìn tích cực của con người trước cuộc sống xung quanh. Đó chính là giá trị sinh thànhcủa vô thường.

Từ đây, chúng ta có thể lý giải được vì sao tâm trạng và thái độ ứng xử trước sự trôi chảy của thời gian ở các nhà thơ giai đoạn về sau lại khác hẳn với Tuệ Trung Thượng sĩ. Thời gian là một trong những yếu tố vận động theo quy luật vô thường mà chúng ta dễ cảm nhận nhất. Thế nhưng, cùng là vấn đề thời gian, cùng trong địa hạt thơ ca, lại có những quan niệm khác nhau. Tuệ Trung nhìn thời gian từ vị trí của một “người ngoài cuộc”, hơn nữa là một người đã “thấu suốt” trần gian. Với ông, thời gian là thời gian, còn Tuệ Trung là Tuệ Trung. Thời gian cứ đi con đường của thời gian, Tuệ Trung đi con đường của Tuệ Trung. Thời gian không chi phối được Tuệ Trung, Tuệ Trung cũng không cần níu giữ thời gian. Còn các nhà thơ sau này nhìn thời gian ở vị trí của “người trong cuộc”, tức là nhìn dưới mắt một con người trần thế đi trong trần thế, con người bé nhỏ trước vũ trụ mênh mông. Vì bé nhỏ, lại mong muốn níu giữ thời gian nhưng bản thân thì không đủ sức. Do vậy, họ luôn có cảm giác bất lực trước thời gian, đành ngậm ngùi nhìn thời gian trôi qua trước mắt.

Vậy, nếu như xem thái độ nuối tiếc, thậm chí là trân trọng, hoài niệm trước thời gian nói riêng, trước sự thay đổi của vũ trụ nói chung là một cảm xúc mang đậm tính nhân văn ở thơ ca giai đoạn về sau; thì thái độ an nhiên, tự tại trước những biến thiên của cuộc đời trong thơ Thiền Tuệ Trung – nhất là những tác phẩm đề cập trực tiếp đến vấn đề vô thường – cũng cần được nhìn nhận như một biểu hiện của tinh thần nhân văn. Theo đây, có thể thấy tinh thần nhân văn trong thơ Thiền Tuệ Trung là một “kiểu” nhân văn mang nặng tính “nội tại”. Bởi lẽ, cái “chuẩn” nhân văn lúc này được “đo” bằng vẻ đẹp tâm hồn con người – những con người luôn đủ sức nhìn rõ, nhìn thấu về mình, về người, về cuộc đời. Cho nên, ở thơ

40

Thiền Tuệ Trung, người đọc hầu như không thấy kiểu cảm hứng “trông người lại ngẫm đến ta”, hay những tâm tình “thương vay” – một trong những biểu hiện của tinh thần nhân văn ở các giai đoạn về sau. Theo chúng tôi, đây là điểm độc đáo đặc biệt của tinh thần nhân văn chỉ có duy nhất trong thơ Thiền nói chung, thơ Thiền Tuệ Trung nói riêng.

Một phần của tài liệu tinh thần nhân văn trong thơ thiền tuệ trung (Trang 37 - 42)