Giọng tự tình tự do, phóng khoáng

Một phần của tài liệu tinh thần nhân văn trong thơ thiền tuệ trung (Trang 104 - 107)

6. Kết cấu đề tài

3.3.2. Giọng tự tình tự do, phóng khoáng

Khác với thơ Thiền đời Lý, thơ Thiền đời Trần phần lớn thiên về tính chất trữ tình. Theo tác giả Nguyễn Phạm Hùng trong chuyên luận THƠ THIỀN VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT: “Thơ Thiền thiên về trữ tình ở đời Lý chỉ có 6%, còn ở thời Trần có tới 30%. Đây là thời kì có tỷ lệ thơ Thiền trữ tình lớn nhất” [11; tr 132]. Yếu tố trữ tình này đã chi phối ít nhiều đến giọng điệu của thơ Thiền đời Trần, trong đó có thơ Thiền Tuệ Trung. Khi không còn phải khép mình vào việc trình bày những giáo lý Thiền học thuần túy, thơ Thiền mở ra cho thi sĩ một thế giới tâm tình đặc biệt tự do, cởi mở. Với tính cách con người và thiền phong Tuệ Trung, giọng điệu tự tình, tự do, phóng khoáng đã tạo nên những cung bậc cảm xúc đa dạng, phong phú cho tác phẩm của ông. Như hầu hết các tác giả văn học trung đại, giọng tự tình thường được Trần Tung dùng để thể hiện cảm xúc trước cuộc đời không ngừng trôi chảy:

- Y cẩu phù vân biến thái đa

Du du đô phó mộng Nam Kha

(Cuộc đời như đám mây nổi luôn luôn đổi thay nhiều vẻ Mơ màng đành phó cho giấc mộng Nam Kha)

103

(Thế thái hư huyễn) [3; tr 250]

- Đốt đốt phù vân hề phú quý

Hu hu quá khích hề niên quang

(Chà chà! Cảnh giàu sang như mây nổi

Ôi chao! Thời gian thấm thoát như bóng ngựa qua kẽ vách)

(Phóng cuồng ngâm) [3; tr 278 - 279]

Có khi, đó là giọng điệu tâm tình, nhắn nhủ, nhắc nhở chân thành đối với người học đạo trong quá trình công phu tu tập:

Mộng khởi hoàn tu tử tế khan, Đầu cơ xúc mục mạc man can

Túng nhiêu ngũ nhãn thông minh tại

Vị miễn hô chung ủng tác khan

(Tan giấc mơ trở dậy cần xem lại cẩn thận Phải hợp thời, đúng lúc chứ đừng lờ mờ Dù rằng năm mắt sáng suốt đấy

Nhưng chưa khỏi gọi cái chuông là vò đựng rượu)

(Ngẫu tác) [3; tr 250]

Từ giọng điệu này, chúng ta nhận ra thêm một diện mạo khác của Tuệ Trung. Không giống như khẩu khí dứt khoát, quyết liệt, có phần lạnh lùng khi khai ngộ Thiền cho môn đồ trong “Thượng sĩ ngữ lục”, ở đây xuất hiện một Trần Tung hết mực ôn hòa, từ tốn. Cùng một con người ấy, khi đối diện cùng những “tri kỉ tâm giao”, Trần Tung đã khiêm cung ngợi ca, không giấu niềm vui sướng vì có được những bậc thượng thủ trong nhà Thiền:

Thánh học cao minh đạt cổ câm (kim) Thiết nhiên long tạng quán hoa tâm Thích phong kí đắc khai quyền bảo Tổ ý tương vô thấu thủy châm

Trí bạt Thiền quan thông Thiếu – thất Tình siêu giáo hải khóa Uy Âm

104

(Cái học của bậc thánh cao minh, thông suốt cả xưa nay Rõ ràng kinh tạng ở Long Cung đã thấu suốt được tâm hoa Phong độ của Thiền đã được Pháp bảo mở bàn tay

Ý Tổ hầu như không ý nào không phải là chiếc kim thấu tới đáy nước

Trí hội nơi cửa Thiền sánh ngang với Thiếu – thất Tình vượt ngoài bể giáo át cả Uy Âm)

(Tụng Thánh Tông đạo học) [3; tr 254]

Tuy nhiên, đạt đến mức thật sự tự do, phóng khoáng trong giọng điệu thơ Thiền Tuệ Trung phải nói tới những lời tâm tình, chia sẻ về sở đắc Thiền của ông. Tính chất tự do, phóng khoáng trong giọng điệu thơ càng lúc càng được nâng cao và mở rộng theo chiều kích không gian – thời gian cùng tư thế an nhiên tự tại của Thượng sĩ:

Thiên địa diếu vọng hề hà mang mang

Thượng sách ưu du hề phương ngoại phương

(Ngắm trông trời đất sao mà mênh mông Chống gậy nhởn nhơ ngoài thế gian)

(Phóng cuồng ngâm) [3; tr 278 - 279]

Không chỉ rong chơi ngoài thế gian, Tuệ Trung còn tự tin rong chơi giữa vô cùng vô tận của luân hồi sinh tử:

Thiều thiều khoát bộ nhập trần lai Hoàng sắc my đầu đỉnh đỉnh khai Bắc lý ưu du đầu mã phúc

Đông gia tán đản nhập lư thai

(Xăm xăm rộng bước đi vào chốn cát bụi Lông mi sắc vàng mạnh mẽ giương lên Xóm Bắc nhởn nhơ rơi vào bụng ngựa Nhà Đông tản mạn rúc vào thai lừa)

105

Thật không dễ để có được phong thái xuất trần kiểu như Tuệ Trung. Giọng điệu tự do, phóng khoáng này là giọng điệu của một con người đã hoàn toàn “thoát thế”. Tiếng nói tự tình của thơ Thiền Tuệ Trung lúc bấy giờ có thể sánh ngang tiếng gầm sư tử vang vọng khắp Tam giới. Đó cũng chính là tiếng hét đầy uy lực trong “Phật Tâm ca”:

Tinh tinh trước Trước tinh tinh;

Tứ lăng tạp địa vật khi khuynh A thùy ư thử tín đắc cập

Cao bộ Tỳ- lư đỉnh thượng hành Hát!

(Tỉnh táo lên! Tỉnh táo lên!

Bàn chân dẫm trên mặt đất chớ có ngả nghiêng Ấy ai tin được tới chỗ đó

Cất cao bước đi trên đầu Tỳ- lư Hét)

[Phật Tâm ca; 3; tr 273 – 275]

Như vậy, có thể xem giọng tự tình trong thơ Thiền Tuệ Trung ở đây không chỉ là tiếng nói của cái tôi trữ tình trước con người và cuộc đời mà đó còn là lời xác chứng đầy tự tin, tự hào về sở đắc Thiền học của một bậc xuất trần thượng sĩ. Con người Thiền và con người Thơ đã hòa quyện vào nhau trong ngữ điệu thơ Thiền Tuệ Trung. Nếu như thi ca mang đến cho Trần Tung chất giọng tự tình đầm ấm, sâu lắng; thì Thiền học mang đến cho ông khẩu khí tự do, phóng khoáng, hồn nhiên, thanh thoát. Điều này cho phép chúng ta phần nào lý giải vì sao Tuệ Trung Thượng sĩ trở thành cái tên được đặc biệt ưu ái và ngưỡng vọng từ thời đại văn chương xưa cổ, từ buổi ban mai của Thiền tông Việt Nam đến tận ngày nay.

Một phần của tài liệu tinh thần nhân văn trong thơ thiền tuệ trung (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)