6. Kết cấu đề tài
2.2. Nhân văn trong cách ứng xử và hành động
2.2.1. Phá chấp để đạt đến tự do, an lạc cho tâm hồn
“Phá chấp” là một trong những điểm nổi bật của tư tưởng Thiền Tuệ Trung. “Phá chấp” tức là buông bỏ những gì đã có sẵn, đã được ấn định, được “đóng khung” trong tư tưởng và quan niệm của mỗi con người. Chính những ấn định có sẵn này là nguyên nhân
50
dẫn đến đau khổ. Bởi lẽ, một khi đã ấn định trước một sự việc, hiện tượng nào đó, chúng ta thường mặc nhiên ấn định luôn cả kết quả cần đạt được. Một khi sự việc diễn ra không như mong đợi, chúng ta dễ dàng rơi vào tâm trạng bế tắc, buồn bực, bất an, chán nản,…. Nhìn ở một góc độ khác, đời thường hơn,“chấp” chính là một biểu hiện của “bản ngã’, của “cái tôi” tiềm ẩn trong mỗi con người, hơn nữa, đó là một cái tôi nhiều tham vọng, lắm mong cầu. Hiểu theo nghĩa thấp nhất, “chấp” cũng có nghĩa là “cố chấp”, là “không đủ can đảm” để nhìn vào “sự thật”. Như vậy, “chấp” hay “chấp trước” (theo ngôn ngữ Thiền) là một biểu hiện của sự yếu đuối trong tâm hồn mỗi con người. Từ trong sâu thẳm tâm linh, khi cảm thấy mình yếu đuối, lạc lõng, cô đơn, chúng ta luôn cố tìm nơi để “bám víu”, đó chính là “chấp”. Chỉ khi nào đủ can đảm “phá chấp”, chúng ta mới có thể trở thành con người thật sự tự do, an lạc. Và, cao hơn nữa, khi đã “phá chấp” triệt để, chúng ta sẽ đạt đến cảnh giới “vô ngã” trong Phật đạo.
Nhắc đến vấn đề “phá chấp” của Tuệ Trung Thượng sĩ, chúng ta thường hay nghe nói về câu chuyện giữa Thượng sĩ và Hoàng Thái Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Thượng sĩ đã nhân cơ hội của buổi tiệc mà “khai thị” cho Hoàng Thái Hậu về cái nhìn “vô phân biệt”: “Phật là Phật, anh là anh. Anh chẳng cần làm Phật. Phật cũng chẳng cần làm anh. Cô chẳng nghe các bậc cổ đức nói: Văn Thù là Văn Thù, Giải Thoát là Giải Thoát đó sao?”
[22; tr 222]. Lời nói này, thoạt nghe có vẻ như “ngạo mạn”, tuy nhiên, đứng ở vị trí Thiền học để nhìn nhận thì đây chính là “khí phách” của hành giả Thiền tông chân chính. Thiền sư Quảng Nghiêm cũng từng nói về điều này, với một khẩu khí tương tự:
“Nam nhi tự hữu xung thiên chí Hưu hướng Như Lai hành xứ hành”
(Nam nhi tự mình có cái chí tung trời
Đừng đi theo bước đi của Như Lai) [22; tr 541]
Nói về tinh thần “phá chấp” của Tuệ Trung Thượng sĩ, các nhà nghiên cứu thường nhắc đến “pháp môn bất nhị”, quan niệm “lưỡng nguyên”, tính chất “bất nhị” của vạn pháp cùng với lời kêu gọi “trở về thực tại”, “sống trong thực tại” được ông đề cập đến khá nhiều trong thơ và ngữ lục của mình. Điều này hoàn toàn không sai. Tuy nhiên, để có thể đánh giá một cách đầy đủ về giá trị nhân văn trong tác phẩm Tuệ Trung cần có một sự phân định mang tính hệ thống hơn về tinh thần “phá chấp” này. Qua việc tổng hợp, nghiên cứu các bài
51
thơ Thiền và ngữ lục của Tuệ Trung Thượng sĩ, chúng tôi tạm chia tinh thần “phá chấp” của ông thành hai kiểu: phá chấp đối với ngoại cảnh và phá chấp đối với tâm cảnh.
Phá chấp đối với ngoại cảnhtức là thái độ không bám víu vào những nhân tố khách quan . Yếu tố “ngoại cảnh” được đề cập đến trong thơ Thiền Tuệ Trung khá phong phú, đa dạng. Song, có thể khái quát lại trong hai yếu tố: cảnh sắc thiên nhiên, quy luật vận động của vũ trụ. Nằm trong khuynh hướng chung của văn học trung đại, Tuệ Trung Thượng sĩ cũng có không ít những bài thơ viết về vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những suy ngẫm của con người trước cuộc đời vô cùng vô tận. Tuy nhiên, có thể thấy, điểm đặc biệt làm nên tinh thần nhân văn trong thơ Thiền Tuệ Trung nằm ở chỗ Thượng sĩ không phải thuộc vào hàng ngũ những thi sĩ tức cảnh, vịnh cảnh để tỏ chí, tỏ tình thuần túy. Cảnh trong thơ ông mang hai vẻ đẹp: rất đời nhưng cũng rất đạo – đạo của đời, một cuộc đời ở tầm cao triết lý và chiều sâu nhân thế.
Ở góc độ đơn giản nhất, Tuệ Trung Thượng sĩ đi vào đả phá quan niệm quá coi trọng những tác động từ bên ngoài đến tâm hồn con người. Đa phần chúng ta thường nghĩ, muốn “an tâm” phải tìm nơi vắng vẻ, phải có một không gian thật thanh tịnh, yên tĩnh, xa rời mọi sự ồn ào của thế tục. Đây cũng là điều thường thấy ở những người tu Phật buổi đầu. Tuy nhiên, với Tuệ Trung Thượng sĩ thì khác. Với ông, đâu đâu cũng là chốn để “an tâm”:
Bất yếu chu môn, bất yếu lâm Đáo đầu hà xứ bất an tâm
(Chẳng cần cửa son cũng chẳng cần rừng Rốt cuộc, chốn nào là chẳng an tâm)
(Phỏng Tăng Điền đại sư) [3; tr 228]
Như vậy, cửa son hay rừng xanh vốn cũng chỉ là yếu tố “ngoại lai” so với tâm hồn con người. Tự bản thân nó không thể khiến chúng ta “an tâm” hay “vọng tâm”. Mang một cái tâm ngổn ngang, bề bộn dù có lên non cao rừng thẳm cũng không thể an. An hay bất an là do chính nơi bản thân chúng ta, không thể phụ thuộc hoàn toàn vào ngoại vật. “Chấp” vào ngoại cảnh để “an tâm” sẽ khiến con người trở nên bị “lệ thuộc”, “ràng buộc” nhiều hơn. Bởi lẽ, một khi đã mang tâm lý “chờ đợi”, “nương nhờ” vào bên ngoài, con người dần dần mất đi sự tự do của chính mình. Có “cảnh an” mới có “tâm an”. Vậy, một khi không có “cảnh an” thì chúng ta phải làm sao? Có gì đảm bảo chắc chắn rằng cảnh kia lúc nào cũng
52
có, hoặc lúc nào cũng an trong khi vạn pháp vốn vô thường? Ở đây, Thượng sĩ đã chỉ rõ cho người đọc thấy rằng chúng ta phải đứng vững trên mảnh đất tâm của chính mình chứ đừng
“nương tựa cửa nhà người”. Được như vậy, con người mới có thể “đứng đúng” với tư thế của mình giữa cuộc đời này – tư thế của một người hoàn toàn tự do, an lạc. Cho nên, với Tuệ Trung Thượng sĩ, lắng nghe tiếng vượn hú nơi rừng sâu cũng thú vị như ngắm nhìn vẻ đẹp của núi non hùng vĩ, rực rỡ:
Nhân gian tận kiến thiên sơn hiểu Thùy thính cô viên đề xứ thâm
(Người đời hết thảy chỉ nhìn thấy nghìn non sáng sủa Nào ai nghe tiếng vượn cô đơn kêu nơi rừng thẳm)
(Phỏng Tăng Điền đại sư)[3; tr 228]
Trong suy nghĩ của phần đông chúng ta, tiếng vượn nơi rừng thẳm không phải là âm thanh được “đón đợi” hay “mong muốn lắng nghe”. Chúng ta sẵn sàng mở lòng để ngắm nhìn vẻ đẹp của nghìn non sáng sủa vì tận sâu trong lòng mình, từ rất lâu rồi, chúng ta đã “mặc định” cho nó một giá trị: đó là cái đẹp của sự thanh tĩnh, hoang sơ, vượt ngoài thế tục. Còn tiếng vượn lại được “gán ghép” với sự buồn bã, thâm u, tịch mịch, cô liêu… Đó chính biểu hiện của thái độ “chấp trước”. Ở đây, Tuệ Trung Thượng sĩ đã khéo léo chỉ ra cho người đọc thấy được cái nhìn thiên kiến, đầy lệ thuộc của tâm thức con người vào ngoại cảnh. Tự bản thân những tác nhân này không đẹp cũng không xấu, không thanh tịnh cũng không ô uế, chẳng qua do sự ấn định của chúng ta mà ra.
Ở góc độ rộng hơn, khi nhìn vào quy luật vận động của vũ trụ, Thượng sĩ chỉ cho chúng ta thấy vũ trụ có quy luật vận hành riêng của nó. Thành – trụ - hoại – không đã thành là định luật ngàn đời. Không nên vì sự vật được “thành” hay “trụ” mà vui sướng, cũng đừng vì chúng bị “hoại”, “không” mà buồn khổ. Cũng vậy, đời sống con người thấm thoắt trôi qua, còn – mất chỉ trong chớp mắt, đừng quá bám víu vào nó, thì sẽ không phải khổ đau, nuối tiếc khi nó không còn. Theo Tuệ Trung Thượng sĩ, bậc trí giả không “chấp”, không tham cầu sự bất biến của vạn vật trong trời đất nên không cần nhọc công đi tìm thuốc trường sinh. Chỉ cần sống trọn vẹn giá trị đời mình cho “hiện tại” là đủ:
“Tiểu căn dục vấn trường sinh dược Tác giả na cầu bất tử phương”
53
(Kẻ căn cơ thấp kém mới hỏi thuốc trường sinh
Bậc đại đức cao tăng thì tìm làm gì phương thuốc bất tử)
(Họa huyện lệnh) [3; tr 251]
Một khi không còn “chấp” vào quy luật vận hành của vũ trụ, chúng ta chẳng cần phải lo lắng những điều bất như ý sẽ xảy đến. Bởi lẽ, giá trị đích thực của đời sống không nằm nơi ngoại cảnh mà ở trong tâm thức của con người. Không ấn định, chẳng cần đặt để trước bất cứ giá trị nào cho ngoại cảnh, chúng ta sẽ mở rộng cửa tâm thức để đón nhận được chân nguyên giá trị của vạn vật trong trời đất. Điều đó cũng có nghĩa là, chúng ta sẽ trở thành một con người hết sức tự do, hoàn toàn an lạc trong mọi hoàn cảnh.
Bên cạnh tinh thần “phá chấp đối với ngoại cảnh”, thơ Thiền Tuệ Trung còn đi sâu hơn vào cõi tâm của con người, tiếp tục cởi bỏ những gông xiềng vô hình và hết sức tinh tế của hành giả Thiền tông trong quá trình hành pháp: Phá chấp đối với tâm cảnh. Ở đây, chúng tôi hiểu “tâm cảnh” là “cảnh giới nội tâm” của con người trong quá trình hành Thiền từ giai đoạn sơ khởi đến đạt ngộ. Trong giới hạn vấn đề như trên, chúng tôi chia tinh thần
“phá chấp đối với tâm cảnh” của Tuệ Trung thành ba dạng: phá chấp kiến thức Phật học, phá chấp quá trình công phu vàphá chấp cảnh giới chứng đắc.
Phá chấp kiến thức Phật học, Tuệ Trung Thượng sĩ chủ trương “gỡ bỏ” mọi “gánh nặng” kiến thức, tri thức thiên về “lý thuyết” cho người học đạo. Ngay từ bước đầu đến với Thiền, Thượng sĩ muốn chúng ta hãy bước những bước chân “không vướng bận”, những bước chân thật sự tự do, an lạc. Nói theo tinh thần nhân quả của nhà Phật, đó là “gieo nhân tự do” để “gặt quả tự do”.Trước hết, Tuệ Trung đi vào đả phá cái nhìn nhị biên, lưỡng cực của phần đông con người khi đến với đạo: bỏ xấu lấy tốt, bỏ vọng cầu chân, bỏ mê tìm ngộ. lìa sinh tử đến Niết bàn. Thượng sĩ đã chỉ rõ rằng khái niệm trên chỉ là “phương tiện quyền biến” của các chư Phật và các bậc Tổ đức ngày trước đưa ra nhằm hóa độ cho người học đạo sơ cơ:
“Sắc tức thị không, không thị sắc Tam thế Như Lai phương tiện lực Không bản vô sắc, sắc vô không Thể tính minh minh phi thất đắc
54
(Sắc tức là không, không tức sắc Ba đời chư Phật quyền biến đặt
Không vốn không sắc, sắc không không Thể tính sáng làu chẳng được mất)
(Đối cơ) [3; tr 316, 324]
Quan niệm này của Tuệ Trung không khác gì lời “khai thị” cuối cùng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã trước khi Ngài nhập Niết Bàn: “Suốt 49 năm, ta chưa hề nói một lời”. Từ đây, có thể thấy giá trị cao tột của thái độ “phá chấp” trong Thiền học Tuệ Trung nói riêng, Phật giáo Thiền tông nói chung đều bắt nguồn từ tinh thần nhân văn, cái nhìn đầy tính nhân bản đối với con người.
Sau khi đã “phá chấp về kiến thức Phật học”, Tuệ Trung kêu gọi mọi người hãy quay về tìm lại chính mình, đừng tiếp tục giong ruổi kiếm tìm, nương tựa vào bên ngoài:
“Báo quân hưu ỷ tha môn hộ Nhất điểm xuân quang xứ xứ hoa”
(Báo cho anh biết đừng có dựa vào cửa ngõ nhà người khác Chỉ một chấm sáng mùa xuân vừa lóe hiện thì khắp chốn đều nở hoa)
(Thị học) [3; tr 232]
Không “nương tựa cửa nhà người” với Tuệ Trung Thượng sĩ còn có nghĩa rộng hơn là không nương tựa cả vào “pháp môn”,phương thức thực hành thiền tập. Không ít lần, ông đã nói về quá trình “công phu” của hành giả Thiền:
“Thanh văn tọa thiền, ngã vô tọa Bồ Tát thuyết pháp, ngã thực thuyết”
(Thanh Văn ngồi thiền, ta không ngồi Bồ Tát thuyết pháp, ta nói thực)
55
Trong phần “Đối cơ” của “Thượng sĩ ngữ lục”, Tuệ Trung nói rõ hơn cái nhìn của mình về việc “quá trình công phu”:
“Lại hỏi:
- Ngồi thiền tập định thì thế nào?
Sư đáp:
- Vua chúa xuống xe chào ếch bướng
Lại hỏi:
- Không ngồi thiền tập định thì thế nào?
Sư đáp:
- Thuyền Phạm Lãi sông hồ thỏa thích” [3; tr 323]
Theo Thượng sĩ, “quá trình công phu” khó nhọc của con người cũng như hệ thống kinh điển đều “không cần thiết”.Bởi vì:
“Tự thị quyện thời tâm tự tức,
Bất quan nhiếp niệm bất quan thiền”
(Khi nào mỏi mệt thì tâm tự tắt
Chẳng cần niệm Phật, chẳng cần Thiền)
(Ngẫu tác) [3; tr 233]
Nói theo tinh thần “Kinh Kim Cang”, công phu mà không công phu, đó mới thật là công phu, chính là điều mà Tuệ Trung Thượng sĩ muốn người học Thiền hướng đến. Theo logic này, chúng ta không khó để lý giải vì sao Thượng sĩ lại “phá chấp cảnh giới chứng đắc”của hành giả Thiền tông. Phong độ Thiền thật sự là “như như”, “như nhiên”, không có trước sau. Cho nên, đọc thơ Thiền và ngữ lục của Thượng sĩ, chúng ta luôn thấy hiển hiện một “phong độ Thiền” hết sức an nhiên, tự tại. Và, Thượng sĩ gọi đó là “gia phong” của mình:
“Nhàn phao nham quả hô viên tiếp Lãn điếu khê ngư dẫn hạc tranh”
(Nhàn, kêu vượn đón quả rừng
56
(Đối cơ) [3; tr 315 - 322]
Với một thiền phong đầy bản lĩnh, tự do, vô ngã, Tuệ Trung đã cho người đọc thấy và cảm nhận thật sâu sắc về giá trị của tinh thần “phá chấp”. Tuy nhiên, cần phân định rõ rằng, thái độ “phá chấp” của Tuệ Trung trong trường hợp này chỉ dành cho những người học Phật thuộc hàng “thượng căn”, những bậc “thượng thủ” trong giới Thiền học. Nó không dành cho kẻ sơ cơ mới nhập đạo. Ở đây, không phải Tuệ Trung phủ nhận vai trò của
“kiến thức Phật học”,“quá trình công phu” hay giá trị của những “cảnh giới chứng đắc”
mà chỉ muốn nhắc nhở mọi người đừng chấp chặt vào đó. Nó chỉ là chiếc bè để qua sông, một khi đã qua sông thì phải bỏ lại chiếc bè kia. Có như vậy mới đạt đến “chân giải thoát”, mới thật sự là người tự do, tự tại, an lạc từ tâm đến thân.
Có thể nói thái độ “phá chấp” trong thơ Thiền Tuệ Trung đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị và chỗ đứng đúng đắn của bản thân trong cuộc đời. Chỉ khi thật sự không còn
“vướng mắc”,mới có thể trở thành người tự do, an lạc, giải thoát. Không cần phải rong ruổi tìm cầu ở một phương trời xa xôi nào, bởi ngay nơi khởi nguồn của sự sống, con người vốn đã tự do và luôn tự do. Đây chính là giá trị nhân văn của thơ Thiền Tuệ Trung: Đưa ra một cách hành xử mang tinh thần cởi mở, lạc quan cho con người trước cuộc đời, khai phóng tâm thức con người khỏi những giá trị được ước định từ trước.
2.2.2. Hòa quang đồng trần để đem đạo đến cho đời
“Hòa quang đồng trần” vốn là thuật ngữ của Lão Giáo được giới phật tử dùng để diễn tả thái độ dấn thân và hòa mình của các vị Bồ Tát trong cuộc đời. Theo tác giả Nguyễn Lang: “Truyền thống hòa quang đồng trần có lẽ có thể tìm thấy từ thiền sư Thường Chiếu ở chùa Lục Tổ, người làm gạch nối giữa Phật giáo – ba – tông – phái đời Lý và Phật giáo – một – tông – phái đời Trần” [17; tr 259]. “Hòa quang đồng trần” là tư tưởng cốt lõi của Thiền học Tuệ Trung nói riêng, Thiền tông Việt Nam thời Lý – Trần nói chung. Cuộc đời cũng như thơ ca, ngữ lục của Tuệ Trung Thượng sĩ là minh chứng rõ nét nhất cho phong cách sống “hòa quang đồng trần” – trộn lẫn cùng thế tục, hòa cùng ánh sáng chứ không trái hẳn với người đời. Nói một cách khác, đây là lối sống, hành xử “tùy tục”,thuận theo quan niệm và “chuẩn mực” đạo đức của phần đông con người. Song, cần lưu ý rằng, “tùy tục” không đồng nghĩa với thái độ thụ động, bị cuốn theo dòng chảy cuộc đời của con người