9. Kế hoạch nghiên cứu
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Dựa trên những cơ sở đề xuất biện pháp quản lý, chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới tại các trường Mầm non Quận 5 Tp.HCM. Các biện pháp này đã được chúng tôi tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp với 28 phiếu dành cho CBQL và 264 phiếu dành cho giáo viên.
Nhận định về tính cần thiết của các biện pháp, CBQL có ý kiến như sau thông qua Bảng 3.1:
Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý từ CBQL
Nội dung Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tổng cộng
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV về tầm quan trọng của việc thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới
Số lượng 28 0 0 28
Tỉ lệ % 100.0% 0.0% 0.0% 100%
Biện pháp 2: Đổi mới xây dựng kế hoạch, chỉ đạo việc thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới
Số lượng 0 28 0 28
Tỉ lệ % 0.0% 100.0% 0.0% 100%
chức, phương pháp giáo dục trong việc thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới
Tỉ lệ % 0.0% 100.0% 0.0% 100%
Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới
Số lượng 25 3 0 28
Tỉ lệ % 89.3% 10.7% 0.0% 100%
Biện pháp 5: Tổ chức thi đua, khen thưởng GV trong quá trình thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới
Số lượng 0 28 0 28
Tỉ lệ % 0.0% 100.0% 0.0% 100%
Biện pháp 6: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất
Số lượng 28 0 0 28
Tỉ lệ % 100.0% 0.0% 0.0% 100%
Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý từ GV
Nội dung Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tổng cộng
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV về tầm quan trọng của việc thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới
Số lượng 255 9 0 264
Tỉ lệ % 96.6% 3.4% 0.0% 100%
Biện pháp 2: Đổi mới xây dựng kế hoạch, chỉ đạo việc thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới
Số lượng 0 264 0 264
Tỉ lệ % 0.0% 100.0% 0.0% 100%
Biện pháp 3: Đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong việc thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới
Số lượng 0 264 0 264
Tỉ lệ % 0.0% 100.0% 0.0% 100%
Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới
Số lượng 0 258 6 264
Tỉ lệ % 0.0% 97.7% 2.3% 100%
Biện pháp 5: Tổ chức thi đua, khen thưởng GV trong quá trình thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới
Số lượng 264 0 0 264
Tỉ lệ % 100.0% 0.0% 0.0% 100%
sở vật chất Tỉ lệ % 100.0% 0.0% 0.0% 100% Với 6 biện pháp quản lý được đề xuất ở trên, có những biện pháp đạt được 100% sự đồng ý của CBQL và GV về tính rất cần thiết như biện pháp 1, biện pháp 6. Đối với biện pháp 2,3 trong khi 100% CBQL cho rằng cần thiết thực hiện thì 100% GV nghĩ rằng chỉ ở mức cần thiết thực hiện mà thôi.
Đặc biệt, biện pháp 4 với nội dung “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới” nhận được ý kiến của CBQL với tỉ lệ 10,7% là cần thiết và 89,3% là rất cần thiết thì GV lại có ý kiến khác, 2.3% GV cho rằng không cần thiết và 97,7% cho là cần thiết. Qua đây có thể thấy, việc kiểm tra, đánh giá ít được GV mong đợi nhưng dù sao, đó lại là một trong những biện pháp quản lý hiệu quả.
Về tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi cũng nhận được những ý kiến của CBQL thể hiện ở Bảng 3.3 và GV thể hiện ở Bảng 3.4:
Bảng 3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý từ CBQL
Nội dung Rất khả thi Khả thi Không khả thi Tổng cộng
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV về tầm quan trọng của việc thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới
Số
lượng 0 28 0 28
Tỉ lệ
% 0.0% 100.0% 0.0% 100%
Biện pháp 2:Đổi mới xây dựng kế hoạch, chỉ đạo việc thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới
Số
lượng 0 28 0 28
Tỉ lệ
% 0.0% 100.0% 0.0% 100%
Biện pháp 3:Đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong việc thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới
Số
lượng 0 28 0 28
Tỉ lệ
% 0.0% 100.0% 0.0% 100%
Biện pháp 4:Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới
Số
lượng 25 3 0 28
Tỉ lệ
% 89.3% 10.7% 0.0% 100%
Biện pháp 5: Tổ chức thi đua, khen thưởng GV trong quá trình thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới
Số
lượng 0 28 0 28
%
Biện pháp 6:Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất
Số
lượng 0 14 14 28
Tỉ lệ
% 0.0% 50.0% 50.0% 100%
Bảng 3.4. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý từ GV
Nội dung Rất khả thi Khả thi Không khả thi Tổng cộng Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV về tầm quan trọng của việc thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới
Số
lượng 0 264 0 264
Tỉ lệ
% 0.0% 100.0% 0.0% 100%
Biện pháp 2:Đổi mới xây dựng kế hoạch, chỉ đạo việc thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới
Số
lượng 0 264 0 264
Tỉ lệ
% 0.0% 100.0% 0.0% 100%
Biện pháp 3:Đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong việc thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới
Số
lượng 0 264 0 264
Tỉ lệ
% 0.0% 100.0% 0.0% 100%
Biện pháp 4:Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới
Số
lượng 67 197 0 264
Tỉ lệ
% 25.4% 74.3% 0.0% 100%
Biện pháp 5: Tổ chức thi đua, khen thưởng GV trong quá trình thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới
Số
lượng 264 0 0 264
Tỉ lệ
% 100.0% 0.0% 0.0% 100%
Biện pháp 6:Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất
Số
lượng 0 164 100 264
Tỉ lệ
Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm tính khả thi ở Bảng 3.3 và Bảng 3.4, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt so với kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp của cả CBQL và GV. Đặc biệt, với biện pháp 6 là “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất”, chúng tôi nhận thấy rõ ý kiến về việc không khả thi chiếm tỉ lệ khá lớn. Nguyên nhân là do các trường Mầm non công lập hiện nay chưa được quyền chủ động về tài chính để trang bị, đầu tư thêm về cơ sở vật chất trong khi đó, học phí mà nhà nước thu từ phụ huynh cũng không cao. Với kế hoạch phát triển GDMN dài hạn, nguồn kinh phí của nhà nước ưu tiên cho việc xây dựng trường, lớp còn thiếu tại các vùng, miền trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy, mặc dù cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại là điều kiện rất cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ GDMN nhưng ở thời điểm này, việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất xem ra khó khả thi.
Do hoàn cảnh và điều kiện không cho phép nên luận văn của chúng tôi chỉ dừng lại ở mức độ khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, nên chưa thể tiến hành thực nghiệm tại các trường Mầm non Quận 5 Tp.HCM để có nhận định chính xác về tác dụng của các biện pháp quản lý trên.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp quản lý đối với CBQL các trường Mầm non Quận 5 Tp.HCM với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng mới mà Quận 5 đã đạt được và cũng đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết cũng như tính khả thi của các biện pháp quản lý. Việc đề xuất những biện pháp quản lý của chúng tôi dựa trên kết quả thực hiện khảo sát thực trạng cũng như trao đổi, phỏng vấn trực tiếp một số CBQL, GV trong quận. Nếu áp dụng triệt để các biện pháp quản lý này, hiệu quả quản lý của CBQL tại các trường Mầm non sẽ có sự thay đổi tích cực hơn nữa.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
GDMN đang phát triển mạnh mẽ, góp phần vào sự nghiệp giáo dục chung của đất nước và dần có vị trí quan trọng hơn trong nhận thức của người dân. Quan niệm chỉ cần cho trẻ học lớp Lá (5-6 tuổi) tại trường mẫu giáo là đủ đã được thay thế bằng những suy nghĩ đúng đắn, hợp thời hơn. Trẻ Mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo nói riêng cần được sống trong môi trường giáo dục của trường học càng sớm càng tốt vì đây là giai đoạn mà các quá trình tâm lý của trẻ phát triển mạnh mẽ. Nếu trẻ được giáo dục đúng phương pháp, đúng với khả năng của trẻ thì nhân cách của trẻ sẽ được phát triển toàn diện.
Khi vai trò của ngành GDMN được khẳng định cũng là lúc GDMN cần quan tâm đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục để mang đến cho trẻ sự phát triển tốt nhất. Chính vì lý do đó, với đề tài “Thực trạng quản lý việc thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới tại các trường Mầm non Quận 5 Tp.HCM” của chúng tôi không có tham vọng gì ngoài việc “hiến kế” một vài biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trẻ của Quận 5. Đề tài của chúng tôi được trình bày qua 3 chương với những nội dung cụ thể, tách bạch trong từng chương nhưng vẫn có sự liên kết logic giữa các chương với nhau.
Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tội rút ra một số kết luận sau: Chúng tôi tập trung nghiên cứu và trình bày những khái niệm, những cơ sở lý luận, những luận điểm giáo dục của các chuyên gia đầu ngành để làm kim chỉ nam cho việc tiến hành thực hiện khảo sát cũng như phân tích kết quả ở chương 2. Chúng tôi đã làm rõ được những khái niệm cơ bản nhất của chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo hiện nay và những điểm mới của chương trình.
Về thực trạng, với hệ thống cơ sở lý luận đã có, chúng tôi xác định được thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng mới với các nội dung quản lý như sau:
Quản lý việc xây dựng kế hoạch giáo dục.
Quản lý tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch giáo dục. Quản lý việc tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên
Quản lý cơ sở vật chất, điều kiện thực hiện chương trình giáo dục. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục.
Qua đó, chúng tôi nhận thấy thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng mới tại các Trường Mầm non Quận 5, Tp.HCM đã đạt được kết quả khá tốt. Điều đó chứng tỏ, công tác quản lý của CBQL các Trường Mầm non Quận 5 đã vận dụng một cách có hiệu quả các chức năng quản lý.
Dựa trên số liệu chi tiết, căn cứ vào thực trạng với những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại, chúng tôi tiếp tục mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế, đó là: Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về tầm quan trọng của việc thực hiện chương trình giáo dục; Đổi mới xây dựng kế hoạch, chỉ đạo việc thực hiện chương trình giáo dục; Đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục; Thay đổi cách thức tổ chức thi đua, khen thưởng GV và Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện thực hiện chương trình giáo dục.
Qua toàn bộ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, về cơ bản, chúng tôi nhận thấy công tác giáo dục trẻ mẫu giáo của Quận 5 đạt được những thành quả nhất định và được đánh giá cao về chất lượng chuyên môn. Tuy vẫn còn những điểm hạn chế nhưng chúng tôi thiết nghĩ, để có được những thành tích ấy, đội ngũ CBQL và GV tại các trường Mầm non Quận 5 đã phải nỗ lực hết mình để mang đến cho trẻ một nền giáo dục tốt.
2. Kiến nghị
Đối với cơ quan QLGD của các trường Mầm non Quận 5
Tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn, chỉ đạo CBQL các trường Mầm non Quận 5 thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục.
Xây dựng, chắt lọc nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo từ chương trình khung mà Bộ Giáo dục ban hành sao cho phù hợp với đặc điểm giáo dục của thành phố và nội dung này nên được thực hiện xuyên suốt nhiều năm, hạn chế việc thay đổi nội dung lẫn thức một cách thường xuyên, đột ngột.
Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho các CBQL trường mầm non.
Chỉ đạo, tổ chức các cuộc thi GV giỏi cấp quận, cấp thành để CBQL cũng như GV có cơ hội giao lưu, học hỏi những điều hay của nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ GDMN.
Tổ chức các buổi hội thảo, triển khai thêm những chuyên đề khó, chuyên đề mới để CBQL và GV nhận thức tốt hơn về công tác thực hiện chương trình GDMN nói chung.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra toàn diện hoạt động chuyên môn tại các trường để góp ý kiến giúp các trường ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục.
Trang bị đủ phương tiện dạy học, điều kiện cơ sở vật chất phù hợp để các trường thuận tiện trong việc giáo dục trẻ.
Đối với các trường Mầm non Quận 5
Khắc phục đến mức tối đa những hạn chế trong quá trình thự hiện CTGD trẻ theo hướng mới.
Đẩy mạnh công tác phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường nhằm thay đổi nhận thức của phụ huynh, nhờ phụ huynh hỗ trợ trường trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo
Áp dụng những biện pháp quản lý đã được đề cập đến trong chương 2 của luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Chương trình GDMN, Nxb Giáo dục 2. Việt Nam, Tp.HCM.
3. Phạm Thị Châu (2008), QLGD mầm non, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
4. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh (2008), Giáo dục học Mầm non, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Lê Thị Thanh Bình (2012), Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, Nxb Giáo Dục Việt Nam, Tp.HCM.
6. Chỉ thị số 40 ngày 15/6/2007 về việc: “Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục”.
7. Chủ tịch nước CHXHCNVN (2005), Luật giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Chủ tịch nước CHXHCNVN (2004), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Hà Nguyễn Kim Giang (2011), Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
10. Phan Thanh Hà (2009), Sinh lí học trẻ Mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam, Tp.HCM. 11. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo Dục,
Hà Nội.
12. Bùi Minh Hiền (2005), Lịch sử giáo dục Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm Tp.HCM, Tp.HCM.
13. Nguyễn Thị Hòa (2011), Giáo dục học Mầm non, Nxb Đại học Sư phạm Tp.HCM, Tp.HCM.
14. Lê Thu Hương (Chủ biên, 2010), Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề (trẻ 3 – 4 tuổi), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
15. Lê Thu Hương (Chủ biên, 2010), Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề (trẻ 4 – 5 tuổi), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
16. Lê Thu Hương (Chủ biên, 2010), Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo