Khái niệm Chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng mới

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng mới tại các trường mầm non quận 5 thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)

9. Kế hoạch nghiên cứu

1.2.6.Khái niệm Chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng mới

Các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non bao gồm nhà trẻ và mẫu giáo được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trước đây vào năm 1994 - 1995 có những hạn chế, bất cập về nội dung cũng như phương pháp giáo dục. Nội dung và hoạt động học tập còn nặng về cung cấp kiến thức một cách riêng lẻ và chưa coi trọng việc hình thành, phát triển các năng lực và kỹ năng sống cho trẻ. Sự đổi mới của CTGD các cấp học, đặc biệt ở tiểu học đòi hỏi GDMN – bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân – phải đổi mới, tạo ra sự tiếp nối có hiệu quả, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1. Hơn nữa, trong xu thế phát triển chung của xã hội về kinh tế, về giáo dục… thì nhu cầu và sự phát triển của trẻ em cũng đã có những thay đổi nên cần có CTGD phù hợp hơn.

Chương trình GDMN mới gồm CTGD nhà trẻ và CTGD mẫu giáo đã kế thừa được những thành quả của GDMN qua các giai đoạn, những giá trị tốt đẹp của các chương trình GDMN đã có trong và ngoài nước, đồng thời đã thể hiện được những định hướng đổi mới của GDMN, hướng tới sự phát triển của GDMN trong tương lai.

Quá trình xây dựng chương trình GDMN mới được nghiên cứu công phu, khoa học, có sự kết hợp đồng bộ giữa cơ quan nghiên cứu, cơ quan chỉ đạo và cơ sở đào tạo GV cũng như các trường Mầm non thông qua việc xây dựng bản dự thảo và tổ chức 17 hội thảo quốc gia, tập hợp gần 2000 lượt ý kiến của các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý và các chuyên gia giáo dục. Chương trình GDMN mới cũng trải qua một quá trình thực nghiệm chặt chẽ từ lúc triển khai nghiên cứu một số đề tài đổi mới, biên soạn dự thảo chương trình, tổ chức thẩm định chương trình trước khi triển khai thí điểm đến tổ chức thực hiện thí điểm và tổ chức thẩm định lần cuối chuẩn bị ban hành chính thức.

Chương trình GDMN mới được xây dựng dựa trên những quan điểm sau đây:

“Chương trình GDMN được xây dựng trên quan điểm tích hợp theo chủ đề. Chương trình chú trọng hình thành cho trẻ những năng lực chung, hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm đạo đức, thẩm mỹ.

Chương trình GDMN lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho trẻ phát triển liên tục. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo trong các hoạt động của trẻ.

Chương trình GDMN chú trọng đến hoạt động chủ đạo, coi hoạt động giao lưu xúc cảm trực tiếp với người lớn của trẻ hàu nhi, hoạt động với đồ vật của trẻ ấu nhi và hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo là hoạt động trung tâm của chương trình GDMN.

Chương trình GDMN phù hợp với nhu cầu, hứng thú và đặc điểm lứa tuổi cũng như đặc điểm cá nhân của từng trẻ.

Chương trình GDMN đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền và các đối tượng trẻ.” [12, tr.115]

Một trong những ưu điểm nổi bật của chương trình GDMN mới là chương trình xác định hoạt động chủ đạo của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau phù hợp với lý thuyết hoạt động của tâm lý học, trên cơ sở đó nêu được nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục thích hợp. Thông qua việc tổ chức các hoạt động “chơi mà học, học bằng chơi”, trẻ sẽ được tự tìm tòi khám phá trong những điều kiện khác nhau và phát triển những năng lực tiềm ẩn của mình.

Thêm vào đó, chương trình GDMN đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức, tính hệ thống giữa các độ tuổi và giữa chương trình GDMN với CTGD tiểu học. Nội dung giáo dục của chương trình GDMN giúp trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trẻ thích nghi với hoạt động học tập ở tiểu học.

Hiện nay, chương trình GDMN mới là một chương trình khung cấp quốc gia, phù hợp với từng độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. Chương trình khung là những chuẩn mực chung nhất về một CTGD, chưa chi tiết và cụ thể hóa, mang tính mở cao bởi giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nên cũng rất khác nhau giữa các vùng miền. Không thể áp dụng một chương trình GDMN cứng nhắc cho tất cả các vùng miền, các đối tượng, các điều kiện. Bên cạnh đó, vì chương trình GDMN mới có tính mở nên cho phép GV phát huy được tính chủ động, khả năng sáng tạo trong quá trình thực hiện các hoạt

động giáo dục, chăm sóc trẻ, phù hợp với năng lực của trẻ và tình hình thực tiễn của địa phương.

Như vậy, khi bàn luận về chương trình GDMN mới cũng chính là đang bàn luận về

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng mới tại các trường mầm non quận 5 thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)