Lý luận về quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng mới tại các trường mầm non quận 5 thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 38)

9. Kế hoạch nghiên cứu

1.3.2. Lý luận về quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng

hướng mới

1.3.2.1. Quản lý kế hoạch thực hiện chương trình

Kế hoạch là chương trình hành động đã được sắp xếp theo một logic hợp lý. Nhiệm vụ cốt yếu của người quản lý là làm thế nào để mọi người biết nhiệm vụ của mình, biết phương pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của tổ chức vì kế hoạch là cơ sở để thống nhất mọi hoạt động của các thành viên trong

nhà trường.

Quản lý kế hoạch thực hiện chương trình là hiệu trưởng quản lý việc xây dựng mục tiêu, CTGD của GV và xác định từng bước thực hiện mục tiêu đó với những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một khoảng thời gian nhất định.

Công tác quản lý kế hoạch thực hiện chương trình phải đuợc xây dựng thành kế hoạch cụ thể với mục tiêu là hiệu trưởng và GV phải thống nhất về quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng mới. Kế hoạch phải định hướng hoạt động không

những của hiệu trưởng mà còn của cả tổ chức vào những kết quả mong đợi sẽ đạt được ở trẻ.

Nội dung của kế hoạch là những công việc chăm sóc – giáo dục chi tiết mà GV sẽ trực tiếp tiến hành trong quá trình giáo dục trẻ.

Kế hoạch phải có những biện pháp cụ thể; cần đề ra những yêu cầu đối với giáo viên; có kiểm tra, đánh giá về sự chủ động thực hiện kế hoạch giáo dục của GV theo tiến độ đã được định sẵn.

1.3.2.2. Quản lý tổ chức, chỉ đạo thực hiện chương trình

Theo một định nghĩa thì “Tổ chức là một nhóm người có chuyên môn sâu làm việc cùng nhau để thực hiện một nhiệm vụ chung”. Như vậy, tổ chức trong trường Mầm non chính là tập thể CBQL - GV có chuyên môn vững vàng về GDMN. Trong việc quản lý tổ chức, hiệu trưởng cần xác định cơ cấu của tổ chức phải gắn với mục tiêu giáo dục. Việc sắp xếp GV, đặt ra các tổ chuyên môn, các nhóm, đội… phải thích hợp nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của năm học. Ngoài ra, xây dựng cơ cấu tổ chức để quản lý phải đảm bảo nguyên tắc chuyên môn hóa, cân đối và đặt ra tiêu chuẩn để giúp cho GV đánh giá và tự đánh giá công việc của mình đồng thời, căn cứ vào tiêu chuẩn, người lãnh đạo có thể sắp xếp nhân lực một cách hợp lý.

Hoạt động chỉ đạo, điều khiển của người hiệu trưởng rất cần thiết trong suốt quá trình thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới, giúp cho kế hoạch giáo dục được GV thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Hiệu trưởng cần đề ra những công việc cụ thể trong công tác thực hiện chuyên môn, hướng dẫn việc thực hiện giải quyết những khó khăn, vướng mắc, uốn nắn, điều chỉnh những sai lệch. Hiệu trưởng có thể sử dụng “quyền lực quản lý” để tác động đến GV một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ.

1.3.2.3. Quản lý kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình

Kiểm tra là công việc xuyên suốt trong quá trình quản lý, mục đích cuối cùng của kiểm tra là điều chỉnh quyết định quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lý đã đề ra. Trong quản lý việc thực hiện chương trình GDMN theo hướng mới phải có sự kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm theo tháng, theo học kỳ và theo năm học để tạo được hiệu quả cao trong công tác giáo dục. Hiệu trưởng cần nắm được kế hoạch giáo dục cụ thể của độ tuổi trẻ mẫu giáo. Theo dõi các hoạt động thông qua báo cáo và kiểm tra thực tế để kịp thời nhắc nhở uốn nắn cũng như có những khen thưởng và động viên những gương điển hình. Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục của GV hay còn gọi là kiểm tra chuyên môn được thể hiện qua các công việc như: kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, giáo án, hồ sơ sổ sách của giáo

viên, kiểm tra sự điều chỉnh hoạt động của GV trong quá trình thực hiện thực tế. Ngoài ra, hiệu trưởng phả kiểm tra, nhận xét GV theo các tiêu chuẩn đánh giá đã được ngành quy đinh và thường xuyên kiểm tra đột xuất bên cạnh việc kiểm tra theo kế hoạch.

1.3.2.4. Quản lý cơ sở vật chất để thực hiện chương trình

Để thực hiện tốt CTGD trẻ Mầm non nói chung, GV cần sử dụng đa dạng các loại học cụ trong giờ dạy, bên cạnh đó, diện tích phòng ốc, các loại bàn ghế, đồ chơi… phải phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ. Như vậy, việc quản lý cơ sở vật chất để thực hiện CTGD trẻ mẫu giáo theo hướng mới của hiệu trưởng là không thể thiếu. Hiệu trưởng cần có sự rà soát cơ sở vật chất phục vụ cho việc giáo dục trẻ trong trường mình quản lý, thanh lý những đồ dùng hư hỏng, cũ kỹ đồng thời có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp những đồ dùng còn có thể sử dụng. Bên cạnh đó, hiệu trưởng cần tích cực khai thác các nguồn vốn để trang bị những đồ dùng hiện đại, phù hợp với sự phát triển công nghệ nhằm phục vụ cho việc giáo dục của giáo viên.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng mới tại các trường mầm non quận 5 thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)