TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH HÒA BÌNH
3.1.5 Biện pháp ngăn ngừa và xử lý các khoản nợ quá hạn
• Đối với những khoản vay dẫn đến nợ quá hạn mà nguyên nhân chính của nó là do những nguyên nhân khách quan, nằm ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như thời tiết, thiên tai, bệnh tật, chết chóc hoặc nguyên nhân chủ quan có thể sửa chữa được thì Ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau: Ngân hàng có thể điều chỉnh hợp đồng tín dụng, giảm quy mô hoàn trả trước mắt hoặc cho vay tiếp vốn để tăng sức mạnh về tài chính của
khách hàng, khôi phục sản xuất kinh doanh đối với các khách hàng có phương án phục hồi sản xuất có tính khả thi cao. Giải pháp này chỉ thực sự có hiệu quả khi mà cả Ngân hàng và khách hàng cùng nỗ lực vực dậy doanh nghiệp đi lên để có thể tạo ra thu nhập trả nợ cho Ngân hàng.
• Ngân hàng có thể kêu gọi người bảo lãnh cho khách hàng như các cổ động viên chủ chốt, người cung ứng hay tiêu thụ sản phẩm hoặc một vài người cho vay dài hạn. Đề nghị người vay giảm bớt kế hoạch phát triển dài hạn để tăng cường vốn kinh cho doanh ngắn hạn. Cán bộ Ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng trong việc tìm ra chiến lược kinh doanh mới. Việc làm này không chỉ giúp cho khách hàng có thể thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng mà còn thắt chặt sự thân thiết trong quan hệ.
• Đối với những khoản vay dẫn tới nợ quá hạn mà nguyên nhân ở đây là chủ quan không sửa chữa được mang tính chất lừa đảo như: khách hàng cung cấp sai về tình hình tài chính, mục đích khoản vay và khả năng hoàn trả của mình nhằm rút vốn của Ngân hàng thì phải ngay lập tức dừng lại các khoản vay đó, tiến hành thu nợ trước thời hạn ngay để tránh những rủi ro xảy ra.
• Đối với các khoản vay mà sau khi đã phát hiện và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nhưng không có tác dụng vẫn dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi, khi đó Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp như: Ngân hàng giúp khách hàng thu hồi các khoản công nợ từ các khách hàng khác có quan hệ với Ngân hàng để tạo thêm nguồn trả nợ cho khách hàng. Ngân hàng cũng nên đề nghị người vay quản lý chặt chẽ ngân quỹ, khuyên bán nốt tài sản có giá trị, giảm lượng hàng tồn kho, thanh lý tài sản không sử dụng...
• Trong trường hợp Ngân hàng thấy rõ việc tổ chức khai thác là không tiện lợi , không có hy vọng thu hồi được nợ thì Ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thanh lý để xử lý các khoản nợ cho vay khó đòi. Biện pháp thanh lý tài sản đảm bảo được thực hiện khi người đi vay không sẵn lòng chi trả, có hành động lẩn trốn, lừa đảo, tình trạng tài chính yếu kém. - Nếu là các khoản cho vay có thế chấp hoặc đảm bảo, Ngân hàng cùng chuyên gia tư vấn
pháp luật, nhân viên thanh lý thực hiện bán đấu giá các tài sản đó theo pháp luật hiện hành.
- Nếu các khoản cho vay không có thế chấp, đảm bảo thì Ngân hàng phải chờ sự phán quyết của toà án kinh tế mới có biện pháp thu hồi vốn như bán tài sản của người vay. Nếu
người vay không có tài sản thì kết quả đòi nợ vô hiệu hoá hoặc người vay phải thụ án dân sự.
- Việc áp dụng phương pháp nào là phụ thuộc vào các yếu tố như : khả năng chi trả của khách hàng; thái độ của khách hàng đối vơi các khoản đi vay; thái độ của các chủ nợ; các chi phí cho việc thu hồi nợ.