Phân tích tình hình dư nợ trung và dài hạn tại Eximbank Hòa Bình

Một phần của tài liệu Đề tài: Tình hình hoạt động của Ngân hàng Eximbank pdf (Trang 30 - 33)

Dư nợ là khoản vay của khách hàng tại một thời điểm nào đó mà khoản nợ của khách hàng chưa đến thời điểm thanh toán, hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả nợ do nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Dư nợ bao gồm nợ trong hạn, nợ quá hạn, nợ chưa đến hạn điều chỉnh và nợ khó đòi. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của Ngân hàng nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo, đồng thời cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng.

 Để việc phân tích được rõ ràng và chặc chẽ chúng ta phân dư nợ ra thành năm nhóm như Ngân hàng Nhà nước quy định sau:

 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi gốc và lãi đúng hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và các khoản phát sinh trong tương lai như

 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay trung và dài hạn theo các nhóm nợ tại Eximbank Hòa Bình

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nhóm 1 161.052 97,77% 265.841 98,82% 352.230 99,45% 415.460 99,34% Nhóm 2 2.910 1,77% 2.880 1,07% 1.960 0,55% 2.530 0,60% Nhóm 3 450 0,27% 290 0,11% 0 0% 210 0,05% Đơn vị tính: Triệu đồng

Nhóm 4 170 0,10% 0 0% 0 0% 0 0%

Nhóm 5 150 0,09% 0 0% 0 0% 0 0%

Dư nợ 164.732 100% 269.011 100% 354.190 100% 418.200 100%

Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng Eximbank Hòa Bình

 Qua bảng số liệu 2.7 trên ta thấy các khoản dư nợ của Ngân hàng chủ yếu là nợ loại 1 có xu hướng tăng dần qua các năm, còn các loại nợ còn lại chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu dư nợ trung và dài hạn tại Eximbank Hòa Bình. Năm 2008 dư nợ đạt 164.732 triệu đồng đến năm 2009 tăng lên 63,3% so với năm trước đạt 269.011 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 31,7% so với năm 2009 và đạt 354.190 triệu đồng, năm 2011 tăng 18,1% so với năm trước và đạt 418.200 triệu đồng. Dư nợ tăng đồng nghĩa với quy mô cho vay được mở rộng đó là dấu hiệu đáng mừng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng cụ thể như sau:

• Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn:

- Chiếm tỷ trọng cao nhất luôn trên 97% dư nợ cho vay trung và dài hạn, năm 2008 chiếm 97,77% tương đương 161.052 triệu đồng, bước sang các năm sau nền kinh tế bắt đầu phục hồi và tăng trưởng dư nợ cho vay bắt đầu tăng nhanh. Năm 2009 chiếm 98,82% đạt được 265.841 triệu đồng, năm 2010 chiếm 99,45% đạt mức 352.230 triệu đồng, năm 2011 chiếm 99,34% đạt 415.460 triệu đồng. Dư nợ đủ tiêu chuẩn luôn ở mức tăng trưởng ổn định và chiếm tỷ trọng rất cao, áp đảo hoàn toàn nhóm nợ quá hạn, điều này cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng và giám sát các khoản vay của khách hàng của Ngân hàng là rất tốt.

Nợ nhóm 2, nhóm 3:

- Nợ nhóm 2: Năm 2008 chiếm tỷ trọng 1,17% dư nợ tương đương 2.910 triệu đồng đến năm 2009 giảm còn 1,07% tương đương 2.880 triệu đồng, đến năm 2010 chỉ còn chiếm 0,55% dư nợ và đạt 1.960 triệu đồng, sang năm 2011 lại tăng lên 0,6% tương đương 2.530 triệu đồng do biến động thị trường vào năm 2011 đã phân tích ở các phần trên. Nợ nhóm 2 đa phần được chuyển từ nợ nhóm 1 sang do chưa kịp thu hồi nhưng vẫn có khả năng thu hồi cao. Mặc dù, Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm nhưng công tác thu hồi nợ cũng gặp không ít khó khăn. Việc xử lý nợ đến hạn

chưa nhanh chóng làm phát sinh các khoản nợ quá hạn. Bên cạnh đó còn có yếu tố môi trường tác động khiến cho khả năng trả nợ của khách hàng bị hạn chế, làm nợ quá hạn phát sinh.

- Nợ nhóm 3: Năm 2008 chiếm 0,27% đạt 450 triệu đồng, năm 2009 giảm còn 0,11% tương đương 290 triệu đồng, năm 2010 hoàn toàn không có nợ nhóm 3, năm 2011 chiếm 0,05% dư nợ và đạt 210 triệu đồng .Việc nợ nhóm 3 không còn xuất hiện ở năm 2010 và chiếm tỷ trọng rất nhỏ ở các năm khác cho thấy Ngân hàng càng ngày càng chú trọng đến chất lượng tín dụng, thực hiện quy trình giám sát khách hàng chặt chẽ hơn không để xảy ra tình trạng khách hàng mất khả năng thanh toán mới tiến hành thu nợ mà khi khách hàng có dấu hiệu kinh doanh lỗ thì Ngân hàng tiến hành thu hồi nợ ngay.

• Nợ nhóm 4, nhóm 5

- Năm 2008 nợ nhóm 4 và 5 chiếm tỷ trọng lần lượt là 0,1% và 0,09% tương đương 170 triệu đồng và 150 triệu đồng. Do cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho một số doanh nghiệp mất khả năng thanh toán tạm thời vì thế tại Eximbank Hòa Bình vẫn xuất hiện nợ nhóm 4 và 5. Bước sang năm 2009, 2010, 2011 việc kiểm tra giám sát thu nợ được đẩy mạnh và có hiệu quả hơn nên không còn nợ nhóm 4 và 5 nữa. Nợ nhóm 4 và nhóm 5 là các khoản nợ có khả năng mất vốn rất cao. Một số khoản nợ Eximbank Hòa bình chưa thu được vốn đúng như dự kiến nhưng đây là những khoản nợ có tài sản bảo đảm nên hoàn toàn có thể thu hồi được thông qua thanh lý đấu giá tài sản. Do việc xử lý tài sản bảo đảm còn chậm bởi nhiều yếu tố khác như: khách hàng gây cản trở cho Ngân hàng trong việc xử lý tài sản để thu nợ; sự phối hợp giữa tòa án, cơ quan thi hành án và Ngân hàng chưa tốt làm việc thực hiện phát mãi thu hồi tài sản bị chậm trễ cũng góp phần làm xuất hiện nợ nhóm 4 nhóm 5 ở Eximbank Hòa Bình.

Một phần của tài liệu Đề tài: Tình hình hoạt động của Ngân hàng Eximbank pdf (Trang 30 - 33)