Bảng 2.9: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại Eximbank Hòa Bình Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) 6.170 12.674 17.851 21.818 Lợi nhuận trước thuế/Dư nợ (%) 3,75% 4,71% 5,04% 5,22% Nợ xấu/Dư nợ (%) 2,19% 1,04% 0,54% 0,62% Dư nợ/Vốn huy động (lần) 0.96 1,17 1,19 1,25 Hệ số thu nợ (lần) 0,94 1,12 1,09 0,99 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 0,91 1,38 1,29 1,04
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng Eximbank Hòa Bình
Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế/Dư nợ:
- Thông qua chỉ tiêu này, ta sẽ thấy được khả năng sinh lời của tín dụng trung và dài hạn tức là 100 đồng dư nợ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế cho Ngân hàng. Bất kỳ một khoản tín dụng nào cho dù đó là khoản ngắn hạn hay trung và dài hạn không thể xem là có chất lượng cao nếu nó không đem lại lợi nhuận thực tế cho Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, càng có lợi cho các cổ đông của Ngân hàng.
- Theo bảng số liệu trên, ta thấy lợi nhuận trước thế của tín dụng trung và dài hạn luôn tăng qua các năm và tăng nhanh hơn dư nợ cho vay điều đó làm cho chỉ số lợi nhuận trước thuế trên dư nợ cho vay cũng tăng qua các năm cụ thể như sau: năm 2008 tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên dư nợ là 3,75% tức là 100 đồng dư nợ cho vay Ngân hàng sẽ thu đước 3,75 đồng lợi nhuận trước thuế, năm 2010 tăng lên 4,71%, năm 2010 tăng lên 5.04%, năm 2011 là 5,22%. Chỉ số này luôn tăng qua các năm cho thấy nỗ lực của ngân hàng đang cố gắng tối đa hóa lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của mình. Thông thường chỉ số này trên 4% thì hoạt động tín dụng trung và dài hạn được đánh giá là tốt, so sánh ta thấy từ năm 2009 đến 2011 nhìn chung theo chỉ tiêu này thì Eximbank Hòa Bình hoạt động tín dụng trung và dài hạn là tốt. Để có thể nâng cao hơn nữa chỉ tiêu lợi nhuận cũng như hoạt động của mình, Ngân hàng cần phải có những biện pháp để giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận để tăng chỉ số này lên cao hơn.
Chỉ tiêu Nợ xấu/Dư nợ:
- Chỉ tiêu này đo lường chất lượng tín dụng của Ngân hàng, chỉ tiêu này càng thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng ngày càng cao. Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu này giảm dần từ năm 2008 đến năm 2010 năm 2011 tăng nhẹ, cao nhất vào năm 2008 là 2,19% giảm còn 1,04% vào năm 2009, năm 2010 giảm còn 0,54% đến năm 2011 nợ xấu tăng nhẹ lên 0,62% dư nợ. Trong năm 2008 nợ xấu gia tăng cao bởi vì Ngân hàng có đôi phần bị động và lơ là trong việc quản lý nợ xấu trước cuộc khủng hoảng tài chính và những ảnh hưởng của nó đến các khách hàng. Bước sang năm 2009 Eximbank Hòa Bình mới bắt đầu triển khai hàng loạt các giải pháp để xử lý nợ khó đòi như: cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất, xử lý tài sản đảm bảo, cấn trừ nợ, cử cán bộ thường xuyên giám sát khách hàng, khởi kiện, triển khai thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, chủ động chuyển nhóm nợ cao hơn để trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xỷ
lý các khoản nợ không còn khả năng thu hồi,… cộng với sự phục hồi kinh tế trong nước và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đã giúp Ngân hàng giải quyết cơ bản nợ khó đòi. Bên cạnh đó, Eximbank Hòa Bình luôn cố gắng kiểm soát chất lượng tín dụng một cách chặt chẽ, các khoản tín dụng mới đảm bảo an toàn, đa dạng phân tích kinh tế từng ngành, từng doanh nghiệp, theo sát diễn biến thị trường, các khoản nợ xấu còn lại cũng có giải pháp xử lý thu hồi.
- Nhìn chung, Eximbank Hòa Bình vẫn kiểm soát chất lượng tín dụng trung và dài hạn tương đối tốt ở mức 0,62% so với toàn hệ thống Ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam được công bố năm 2011 là 3,39%). Eximbank Hòa Bình đang tiếp tục kiểm soát tốt chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng ở mức nhỏ nhất có thể và không vượt quá mức quy định của Ngân hàng Nhà Nước.
Chỉ tiêu Dư nợ/Vốn huy động:
- Chỉ số này phản ánh công tác cho vay trung và dài hạn có sử dụng hết được nguồn vốn mà chi nhánh huy động được hay không? Chỉ số này quá cao hay quá thấp đều không tốt bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.
- Năm 2008 dư nợ trên vốn huy động là 0,96 lần cho thấy vốn huy động trung và dài hạn có phần dư thừa do dư nợ cho vay trong năm này thấp, bước sang năm 2009 và 2010 doanh số cho vay tăng nhanh kéo theo dư nợ tăng lên đẩy chỉ số này lên lần lượt là 1,17 và 1,19 lần, đến năm 2011 chỉ số này là 1.32 lần điều này không phải do dư nợ cho vay tăng mạnh đẩy chỉ số tăng cao mà do nguồn vốn huy động trung và dài hạn lúc này giảm mạnh. Do nền kinh tế vào năm 2011 xảy ra tình trạng lạm phát, giá vàng tăng cao đột biến, tâm lý người dân không gửi tiền vào Ngân hàng mà thường đầu tư mua vàng trích trữ nên số lượng tiền huy động giảm đáng kể. Thiếu vốn cho vay trung và dài hạn Ngân hàng đã lấy vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, điều này sẽ gây ra tình trạng thiếu thanh khoản sẽ rất nguy hiểm cho Ngân hàng nếu tỷ lệ sử dụng này vượt quá mức cho phép có thể dẫn tới sự phá sản của Ngân hàng cũng như hiệu ứng dây chuyền của nó. Theo thông tư số 15/2009/TT thì tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn của các tổ chức tín dụng không được vượt quá 30%. Trước tình hình khó khăn này
Eximbank Hòa Bình cần phải đẩy mạnh công tác huy động vốn cũng như những biện pháp để tăng vốn chủ sở hữu lên để đảm bảo tính an toàn và lợi nhuận cho Ngân hàng.
Chỉ tiêu Hệ số thu nợ:
Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay
- Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trung và dài hạn trong việc thu nợ của Ngân hàng, nó phản ánh một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh số cho vay. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của Ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại.
- Năm 2008 chỉ số thu nợ là 0,94 lần, sang năm 2009 tăng lên 1,12 lần trong năm 2009 doanh số thu nợ và doanh số cho vay đều tăng mạnh doanh số thu nợ tăng nhanh hơn doanh số cho vay và vượt cả doanh số cho vay điều này cho thấy tăng trưởng tín dụng tại chi nhánh luôn đi đôi với chất lượng, đến năm 2010 tuy có giảm xuống còn 1,09 lần nhưng doanh số thu nợ vẫn cao hơn doanh số cho vay điều này cho thấy khả năng thụ nợ của Ngân hàng là rất tốt. Bước sang năm 2011 giảm xuống còn 0,99 lần, tuy doanh số thu nợ có giảm đôi chút nhưng tình hình thu nợ vẫn trong tầm kiểm soát của Eximbank Hòa Bình.
Chỉ tiêu Vòng quay vốn tín dụng:
Vòng quay vốn tín dụng =
- Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư trung và dài hạn được quay vòng nhanh hay chậm. Vòng quay của vốn càng lớn thì càng tốt vì điều đó khẳng định Ngân hàng thu được nhiều nợ và chứng tỏ nguồn vốn trung và dài hạn Ngân hàng đã đầu tư hoạt động có hiệu quả. Ngược lại, nếu vòng quay của vốn càng nhỏ thì việc thu nợ của Ngân hàng là kém và nguồn vốn trung và dài hạn mà Ngân hàng đã đầu tư hoạt động kém hiệu quả.
- Năm 2008 chỉ số vòng quay vốn tín dụng đạt 0,91 vòng, tăng mạnh vào năm 2009 đạt 1,38 vòng, sang năm 2010 đạt 1,29 vòng và năm 2011 đạt 1,04 vòng. Nguyên nhân của
Doanh số thu nợ
việc giảm sút vào năm 2011 là do doanh số dư nợ nhiều trong khi đó doanh số thu nợ lại tăng chậm hơn so với dư nợ vào năm 2011 vì vậy vòng quay chậm lại tuy nhiên vẫn cao và dao động quay 1. Đối với tín dụng trung dài hạn thì vòng quay vốn tín dụng trên 1 vòng được xem là tương đối tốt. Chi nhánh cần chú ý theo dõi các khoản nợ và tăng thêm các biện pháp cần thiết nhằm làm vòng quay vốn tín dụng tăng lên, khả năng sinh lời từ đồng vốn đầu tư sẽ nhanh và cao hơn, tạo điều kiện cho việc gia tăng thêm lợi nhuận.