TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH HÒA BÌNH
3.1.2 Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý trong quá trình cho vay, theo dõi đôn đốc trong quá trình thu nợ và thu lã
theo dõi đôn đốc trong quá trình thu nợ và thu lãi
• Eximbank Hòa Bình cần nâng cao hơn nữa việc kiểm tra thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án vay, thẩm định tài sản đảm bảo trước khi cho vay là vấn đề then chốt trong công tác tín dụng. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế ở địa bàn, từng loại khách hàng và dự án, phương án mà khi thẩm định các dự án, phương pháp thẩm định cán bộ tín dụng cần vận dụng, xem xét linh hoạt các qui định trong quá trình thẩm định, tránh thẩm định tùy tiện, sơ sài không chính xác, từ đó nâng cao chất lượng của công tác thẩm định và tái thẩm định.Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng định kỳ hàng tháng, theo dõi tình hình tài sản thế chấp nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của khách hàng so với hợp đồng tín dụng đã ký kết như: sử dụng vốn sai mục đích, việc sản xuất kinh doanh bị trì trệ, trả lãi không đúng hạn... Từ đó, cán bộ tín dụng kịp thời phát hiện rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng nợ quá hạn.
• Cán bộ tín dụng cần kiểm tra cẩn thận các yếu tố, không chỉ kiểm tra cho có lệ, đúng quy định mà phải thăm dò, tham khảo thị trường, môi trường xung quanh doanh nghiệp sản xuất, tài sản thế chấp, phải thường xuyên liên lạc với khách hàng, không chỉ ở trụ sở chính mà còn ở nhà máy, duy trì các kênh liên lạc ở các cấp từ giám đốc tới kế toán trưởng.
• Cán bộ tín dụng cần thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả lãi, nợ gốc đúng hạn. Cán bộ tín dụng nên gọi điện thoại nhắc trước khách hàng một thời gian để
khách hàng kịp chuẩn bị đủ tiền trả cho Ngân hàng. Ngoài ra, kế ngày nộp tiền nên nhắc nhở khéo khách hàng đến vào giờ đã hẹn. Đây là biện pháp rất hữu hiệu đối với khách hàng do nhiều việc nên quên hoặc làm lung lay đối với khách hàng chây ỳ không chịu trả nợ.
• Khi một dự án vay mà đến hạn trả mà doanh nghiệp chưa có nguồn trả nợ thì cần xem xét để ra hạn, trả nợ gốc phải đúng thẩm quyền được uỷ nhiệm và các chế độ tín dụng quy định, không tùy tiện ra hạn. Nếu trong các dự án cho vay có nợ quá hạn thì cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi mọi diễn biến để kịp thời thu hồi, tránh để nợ nần dây dưa. Để xử lý nợ qúa hạn thì ngân hàng có biện pháp thích hợp để giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ mọi khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Ngân hàng giúp doanh nghiệp việc tư vấn trong sản xuất để giảm nợ quá hạn.
• Lực lượng thanh tra phải đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có quyền xử lý kịp thời nghiêm minh các sai phạm trong hoạt động của chi nhánh có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng cao. Đồng thời phải chịu trách nhiệm về những quyết định không đúng của mình. • Các khoản nợ khó đòi có khả năng thu hồi trong năm thì tiến hành xử lý ngay, kiên quyết
thu hồi triệt để và xử lý đến nơi đến chốn. Cần tuyệt đối không cho vay khoản mới khi chưa hết nợ cũ, không lấy nợ nuôi nợ, không để tình trạng đảo nợ xảy ra.