Bảng 2.8: Nợ quá hạn trung và dài hạn tại Eximbank Hòa Bình
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2009/2008 2010/2009 2011/2010 Nợ quá hạn 3.680 3.170 1.960 2.740 -13,86% -38,17% 39,80% Đơn vị tính: Triệu đồng
Dư nợ 164.732 269.011 354.19
0 418.200 63,30% 31,66% 18,07%Nợ quá hạn Nợ quá hạn
/Dư nợ 2,23% 1,18% 0,55% 0,65% -47,25% -53,04% 18,40%
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng Eximbank Hòa Bình
Ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ của Eximbank Hòa Bình là tương đối thấp luôn nhỏ hơn 2,5% trong khi đó Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ này là không lớn hơn 5% cụ thể là: năm 2008 nợ quá hạn ở mức 3.680 triệu đồng chiếm 2,23% dư nợ (nợ quá hạn của hệ thống Eximbank là 4,71% trên dư nợ) và giảm dần vào năm 2009 và 2010 lần lượt là 3.170 triệu đồng, 1.960 triệu đồng và chiếm 1,18%, 0,55% dư nợ. Đến năm 2011 nợ quá hạn tăng nhẹ so với 2010 đạt 2.740 triệu đồng chiếm 0,65% dư nợ, tuy nợ quá hạn có tăng nhưng không đáng kể và vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng. Năm 2008 dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế một số doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và trì hoãn việc trả nợ, hơn nữa sự hạn chế của một số cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng đã góp phần làm cho nợ quá hạn năm 2008 cao. Bước sang năm 2009 và 2010 kinh tế có bắt đầu ổn định hơn cùng với những chính sách mới giám sát chặt chẽ các khoản vay nợ quá hạn bắt đầu giảm xuống dần dần. Đến năm 2011 nợ quá hạn lại tăng lên tuy không nhiều nguyên nhân làm cho nợ quá hạn tăng lên là do sự biến động của tình hình kinh tế, lạm phát tăng cao làm cho chi phí gia tăng đáng kể vì vậy một số đối tượng khách hàng hoạt động kém hiệu quả làm cho tình hình thu nợ gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là tình hình chung của các Ngân hàng hiện nay, tuy nhiên nợ quá hạn của Eximbank Hòa Bình có gia tăng nhưng so với các Ngân hàng khác là tương đối thấp và an toàn.
Nhìn chung, khả năng kiểm soát nợ quá hạn của chi nhánh là rất tốt, chất lượng tín dụng trung và dài hạn ở mức khá và đang dần cải thiện hơn qua các năm. Điều này cho thấy chi nhánh đã và đang thực hiện đúng quan điểm tăng trưởng về quy mô tín dụng đi đôi với việc đảm bảo chất lượng tín dụng.
Tuy nhiên, để đảm bảo nợ quá hạn mức thấp nhất có thể và tránh tình trạng mất vốn cán bộ tín dụng của Eximbank Hòa Bình cũng cần chú ý chỉ cho vay những dự án khả thi, có
hiệu quả kinh doanh và có tài sản đảm bảo. Mặt khác cũng không nên tuyệt đối hóa vai trò của tài sản đảm bảo bởi vì mục đích cho vay của Ngân hàng là giúp khách hàng có vốn để duy trì việc sản xuất kinh doanh và Ngân hàng có thể thu hồi nợ đúng hạn từ kết quả sử dụng vốn vay đó chứ không phải từ việc bán tài sản đảm bảo. Hơn nữa không phải tài sản đảm bảo nào cũng dễ dàng bán được đặc biệt là tài sản đảm bảo của những doanh nghiệp nhà nước và thực tế việc phát mại tài sản đảm bảo là một gánh nặng đối với Ngân hàng. Để làm được điều này chi nhánh cần chú ý đến tính khả thi và hiệu quả của dự án lên hàng đầu, không ngừng cải tiến quy trình tín dụng, tăng cường giám sát chặt chẽ các khoản cho vay, có biện pháp xử lý các khoản vay có dấu hiệu xấu một cách kịp thời.