Năm 2008 doanh số thu nợ các thành phần kinh tế đều thấp hơn nhiều so với năm 2009 nguyên nhân trực tiếp là cuộc khủng hoảng tài chính gây ra khó khăn muôn bề cho các doanh nghiệp vì thế Eximbank Hòa Bình gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thu nợ. Bước sang năm 2009 và 2010 khi mà nền kinh tế dần dần phục hồi và phát triển nên việc sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp đã dần đi vào ổn định, làm ăn có lãi và thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với Ngân hàng. Năm 2011 tuy tình hình kinh tế trong nước có nhiều khó khăn nhưng doanh số thu nợ của Eximbank vẫn không giảm do những khách hàng lớn của Ngân hàng đều có tình hình kinh doanh tốt do đó việc thu nợ cũng dễ dàng hơn. Nói chung, doanh số thu nợ của Eximbank là tương đối tốt trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động.
2.4.2.1 Phân tích doanh số thu nợ trung và dài hạn theo ngành nghề kinh tế tại Eximbank Hòa Bình Eximbank Hòa Bình
Ngành kinh tế
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tăng giảm %tăng giảm Số tiền Tỷ trọng Tăng giảm %tăng
Thương mại 83.733 56,0% 128.392 42,8% 44.659 53,3% 178.282 44,5% 49.890 Sản xuất, gia công, chế biến 21.232 14,2% 91.494 30,5% 70.262 330,9% 124.997 31,2% 33.503 Xây dựng 26.765 17,9% 37.798 12,6% 11.033 41,2% 47.275 11,8% 9.477 Các ngành nghề khác 17.793 11,9% 42.297 14,1% 24.504 137,7% 50.079 12,5% 7.782 Tổng 149.523 100,0% 299.981 100,0% 150.458 100,6% 400.633 100,0% 100.652
Bảng 2.6: Doanh số thu nợ trung và dài hạn theo ngành nghề kinh tế tại Eximbank Hòa Bình
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng Eximbank Hòa Bình
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu doanh số thu nợ trung dài hạn theo ngành nghề kinh tế tại Eximbank Hòa Bình
Nhìn vào bảng 2.6 và biểu đồ 2.4 ta thấy cơ cấu thu nợ của ngành thương mại chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2008 là 56,0% tương đương 83.733 triệu đồng, năm 2009 là 42,8% tương đương 128.329 triệu đồng, năm 2010 là 44,5% tương đương 178.282 triệu đồng, năm 2011 là 45,4% so với doanh số thu nợ đạt 183.046 triệu đồng. Đây cũng là điều dễ hiểu vì ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cho vay nhiều nhất trong cơ cấu cho vay của Eximbank Hòa Bình, hơn nữa ngành này có khả năng quay vòng vốn nhanh dễ thu hồi vốn và lãi.
Ta thấy tỷ trọng doanh số thu nợ đối với nhóm ngành sản xuất, gia công và chế biến cũng tăng khá nhanh từ 14,2% tương đương 21.232 triệu đồng năm 2008 tăng lên 30,5% năm 2009, năm 2010 là 31,2% và năm 2011 là 31,2% doanh số thu nợ tương đương 125.793 triệu đồng. Trong năm qua doanh số thu nợ tăng trưởng mạnh là do ngân hàng đã áp dụng mức lãi suất cho vay linh hoạt phù hợp với tình hình và theo đúng phương châm đã vạch ra đối với nhóm ngành này, thời hạn cho vay dài hơn, khuyến khích đầu tư cho những doanh nghiệp có những dự án vay trung và dài hạn khả thi, những dự án sản xuất hướng tới xuất nhập khẩu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, những dự án có tính thực tế đảm bảo trả nợ cho Ngân hàng. Thêm vào đó công tác thẩm định hồ sơ khách hàng tốt nên quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng có hiệu quả. Vì vậy công tác thu nợ được dễ dàng nhanh
chóng và gặp nhiều thuận lợi. Với những hướng đi đúng đắn doanh số thu nợ không ngừng tăng lên mà còn giảm nợ xấu cho chi nhánh Eximbank Hòa Bình.
Đối với nhóm ngành xây dựng tỷ trọng có xu hướng giảm dần từ 17,9% năm 2008 xuống 10,8% vào năm 2011 và tăng trưởng âm 7,9% so với năm 2010. Về doanh số thu nợ thì năm 2008 đạt 26.750 triệu đồng, năm 2009 tăng lên 37.798 triệu đồng, năm 2010 tăng nhẹ 47.275 triệu đồng, năm 2011 giảm còn 43.554 triệu đồng. Nhìn chung việc thu nợ của Eximbank Hòa Bình đối với nhóm ngành này là gặp nhiều khó khăn nhất lý do là thị trường bất động sản vẫn đang trong tình trạnh khó khăn kéo dài trong khi đó lãi suất cho vay đối với nhóm ngành này lại cao nhất có lúc là 25- 27% khiến người đi vay không vay nổi, cộng với chưa có chính sách hộ trợ cũng như kích thích ngành bất động sản phát triển từ Chính phủ khiến cho các doanh nghiệp loại này gặp khó khăn trong việc trả nợ Ngân hàng.