Các giải pháp phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tại Trường Đạ

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tại trường đại học nha trang (Trang 68 - 118)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các giải pháp phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tại Trường Đạ

Đại học Nha Trang

Trên cơ sở đánh giá thực trạng HTĐBCLBT theo 12 tiêu chuẩn của Bộ tiêu chuẩn tự đánh giá AUN, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần định hướng phát triển HTĐBCLBT tại Trường Đại học Nha Trang hiện nay. Nhà trường cần xem xét các giải pháp, sau đó lồng ghép vào định hướng phát triển lâu dài, giải quyết theo từng giai đoạn trong kế hoạch mỗi năm học.

Bảng 3.1 Các giải pháp phát triển HTĐBCLBT tại trường Đại học Nha Trang

TT TIÊU CHUẨN CÁC GIẢI PHÁP HIỆN TRẠNG Đã/đang thực hiện Chưa thực hiện 1 Chính sách và quy trình ĐBCL

Công bố chuẩn đầu ra của các chương

trình đào tạo x

Công bố bằng cấp đạt được của người

học trên website x Phát triển văn hóa chất lượng trong nhà

trường, xây dựng các bộ tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử

x

Định kỳ rà soát lại các văn bản quản lý và sửa đổi, bổ sung kịp thời trong tất cả các khâu quản lý của Nhà trường

x

2 Hệ thống giám sát

Thiết lập một hệ thống giám sát chặt chẽ phục vụ cho công tác quản lý chất lượng ở các khâu trong tổ chức

x

Xây dựng hệ thống theo dõi sự tiến bộ

của người học x

67 trường lao động

Quản lý các bài báo khoa học, có chế độ khuyến khích đối với CBVC có nhiều bài báo, nghiên cứu khoa học tích cực

x 3 Định kỳ rà soát các hoạt động cốt lõi Định kì cập nhật các hình thức đánh giá người học x Định kỳ cập nhật các chương trình đào tạo x Định kỳ cập nhật các chương trình học phần x Định kỳ tổ chức đánh giá chương trình đào tạo x

Định kỳ tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt

động Khoa học và công nghệ x 4 ĐBCL hoạt động đánh giá người học Định kỳ rà soát hệ thống các văn bản, biểu mẫu, phục vụ cho công tác đánh giá người học.

x

Có kế hoạch tổ chức cải thiện chất lượng đào tạo dựa trên kết quả đánh giá người học

x

Hướng đến cách đánh giá giúp người học

tăng cường tính chủ động, gắn với thực tiễn x Có kế hoạch cập nhật cách thức đánh giá

kết quả học tập, chú trọng phát huy khả năng sáng tạo của SV

x

5 ĐBCL đội ngũ

Có các chính sách ưu đãi để GV và cán bộ quản lý yên tâm công tác, thực hiện tốt vai trò của mình, thu hút thêm nhiều CBVC có năng lực tốt về trường

x

Có kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ

68

cao trình độ, tham dự các khóa bồi dưỡng ngiệp vụ ngắn hạn

Mở rộng giao lưu hợp tác với nước ngoài, giao lưu văn hóa, trao đổi GV, tạo điều kiện cho GV nâng cao nghiệp vụ ở nước ngoài

x

Định kỳ tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ viên chức hành chính

x

Chú trọng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong GV theo hướng chất lượng, sáng tạo, phù hợp thực tiễn

x

Tổ chức dự giờ, đánh giá thường kỳ năng

lực chuyên môn đội ngũ cán bộ giảng dạy x

6

ĐBCL hệ thống cơ sở vật chất

Định kỳ đầu tư máy móc, công nghệ phục

vụ giảng dạy và chuyển giao công nghệ x Hoàn thiện hệ thống trang thiết bị phục

vụ giảng dạy, nghiên cứu và học tập trên giảng đường như máy chiếu, âm thanh, ánh sáng, phòng học thông thoáng, mát mẻ, sĩ số hợp lý…

x

Đặc biệt quan tâm đến đầu tư trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm, đảm bảo nghiên cứu chuyên sâu cho SV và GV

x

Tăng cường tài liệu mới cho thư viện nhằm đáp ứng yêu cầu của giảng dạy và học tập, nghiên cứu của GV và SV

x 7 ĐBCL hoạt động hỗ trợ người học

Hệ thống thông tin về người học và cựu SV tiếp tục được hoàn thiện nhằm trưng cầu những ý kiến đóng góp có giá trị, áp dụng vào nâng cao chất lượng đào tạo

x

69 sống và học tập cho SV

Nâng cao nhận thức về giá trị cuộc sống cho SV thông qua các phong trào Đoàn, Hội

x

Thành lập những bộ phận chuyên trách cho một số mảng công tác đặc thù ví dụ liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, hỗ trợ việc làm cho SV… x Định kỳ tổ chức các lớp học về kỹ năng mềm, kỹ năng sống cho SV x 8 Tự đánh giá

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác tự đánh giá đối với CBVC toàn trường, hướng tới mục tiêu tự đánh giá chất lượng là hoạt động tự nguyện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

x

Tham gia kiểm định chất lượng trường đại học trên diện rộng, ở tất cả các khâu, các đơn vị

x

Tham gia kiểm định chất lượng chương

trình đào tạo, đăng ký đạt chuẩn AUN x Định kỳ tổ chức khảo sát, lấy ý kiến

doanh nghiệp về chất lượng SV của trường hiện đang làm việc tại các đơn vị, từ đó lập kế hoạch cải tiến chương trình đào tạo

x

Xây dựng và thực hiện các chương trình

kết nối cựu sinh viên với Nhà trường x Tham gia vào xếp hạng các trường đại

học trong nước và khu vực, hướng đến hợp tác đào tạo liên thông với các trường ở nước ngoài

x

9 Kiểm toán nội bộ

Hoàn thiện các tiêu chí về đánh giá, thi đua, có chính sách khen thưởng hợp lý đối với những đơn vị, CBVC hoàn thành

70 tốt nhiệm vụ được giao

Định kỳ tổ chức đánh giá chéo giữa các đơn vị để điều chỉnh cách thức làm việc theo hướng chất lượng, hiệu quả

x

10 Hệ thống thông tin

Hoàn thiện phần mềm quản lý tổng thể nhà trường nhằm quản lý cơ sở dữ liệu chặt chẽ và mang tính hệ thống cao

x

Cải thiện khâu tin học hóa quản lý đào tạo và SV, đáp ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ

x

11 Thông tin công cộng

Thành lập tổ kiểm tra, giám sát tình hình cập nhật thông tin trên website của từng đơn vị, có trách nhiệm quản lý và đăng tải thông tin kịp thời, nhanh chóng

x

Có kế hoạch hoàn thiện hệ thống mạng

nội bộ hoạt động ổn định x Đầu tư quảng bá về trường trên các

phương tiện truyền thông, internet x

12 Sổ tay chất lượng

Xây dựng và ban hành các qui định về đảm bảo chất lượng trên các khâu công việc

x

Xây dựng cẩm nang chất lượng cho từng

nhóm đối tượng trong trường x

Bên cạnh hoàn thiện các giải pháp, Nhà trường cũng cần phải có sự sắp xếp lại Bộ máy tổ chức về các yếu tố như: thành phần số lượng nhân sự của mỗi đơn vị, có kế hoạch nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, phân công công việc đúng chức năng của từng phòng ban, tránh chồng chéo các nhiệm vụ.

Đồng thời với kết quả rà soát lại hệ thống các văn bản tác giả đã đề cập tới trong chương 2, dễ dàng nhận thấy rằng hệ thống văn bản hiện nay tại Trường Đại học Nha Trang còn thiếu nhiều văn bản về các công cụ giám sát hoạt động ĐBCL tại trường.

71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trên cơ sở những nghiên cứu về tài liệu và kết quả khảo sát thực tế, có thể rút ra một số kết luận như sau:

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu lý thuyết của đề tài, làm sáng tỏ được cơ sở lý luận, những khái niệm liên quan đến đề tài, đưa ra được vấn đề nghiên cứu có giá trị thực tiễn và mới mẻ. Tuy nhiên, đề tài cũng còn một số mặt hạn chế như:

o Mẫu khảo sát chưa đủ lớn (chỉ thu được 155 phiếu khảo sát trên tổng số phát ra là 400 phiếu).

o Công cụ thống kê sử dụng trong đề tài chủ yếu là thống kê mô tả, chưa sử dụng nhiều thống kê phân tích.

o Đề tài chỉ mới tập trung đánh giá thực trạng của HTĐBCLBT tại Trường Đại học Nha Trang thông qua việc đối sánh với Bộ tiêu chuẩn đánh giá HTĐBCLBT của AUN, chưa đưa ra được bộ tiêu chí đánh giá chất lượng riêng áp dụng cho Trường Đại học Nha Trang. Đề xuất hướng tiếp theo cho nghiên cứu là đưa ra bộ tiêu chí đánh giá HTĐBCLBT cụ thể, áp dụng vào thực tế hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường.

Kế tiếp, HTĐBCLBT của Trường Đại học Nha Trang chỉ mới đáp ứng ở mức độ thấp khi đối sánh với các tiêu chuẩn của Bộ tiêu chuẩn tự đánh giá ĐBCLBT theo AUN.

Về chính sách và quy trình ĐBCL, được đánh giá là rất cần thiết cho quá trình hoạt động của Trường. Chính sách và quy trình càng rõ ràng, mạch lạc, hợp lý bao nhiêu thì càng thuận lợi cho quá trình công tác bấy nhiêu. Trường Đại học Nha Trang đã và đang thiết lập một hệ thống chính sách và cơ chế phù hợp với hoạt động của Trường, sau khi chuyển đổi hẳn sang cơ chế đào tạo tín chỉ, hiện nay Trường cũng đang cập nhật, hoàn thiện, chỉnh sửa hệ thống các quy trình, quy định để phù hợp với chương trình đào tạo như: Hoàn thiện Bộ tiêu chí đánh giá và Quy trình đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới Quy định thi - kiểm tra, xây dựng Bộ quy tắc văn hóa ứng xử trong Trường, hướng đến một môi trường làm việc văn minh, văn hóa, thân thiện…

Về hệ thống giám sát, Trường Đại học Nha Trang chỉ mới đáp ứng tốt ở khâu quản lý SV về thông tin, tiến độ học tập của sinh viên, tỷ lệ sinh viên ra trường đúng thời gian dự kiến, tỷ lệ sinh viên bỏ học qua từng năm,…còn hạn chế ở khâu lấy ý kiến phản hồi từ cựu

72

SV, doanh nghiệp, thị trường lao động, kênh thông tin khá quan trọng nhằm đánh giá chất lượng đầu ra của SV; khâu đánh giá hiệu suất nghiên cứu khoa học cũng còn hạn chế về mặt đánh giá tính ứng dụng và thực tiễn mang lại lợi ích về kinh tế cho nhà trường so với chi phí đầu tư cho công trình nghiên cứu.

Về định kỳ rà soát các hoạt động cốt lõi, Trường hiện tại thực hiện khá tốt các mảng như lấy ý kiến đánh giá GV, người học, xây dựng và công khai chuẩn đầu ra, bằng cấp dự kiến, xây dựng chương trình học phần, đánh giá học phần… Tuy nhiên, cũng còn một số hạn chế đối với khâu thẩm định các chương trình đào tạo do các tổ chức bên ngoài đánh giá. Trường cũng đang cố gắng hoàn thiện các chương trình học phần để tham gia đánh giá cấp chương trình của AUN trong năm học 2014 - 2015.

Về ĐBCL hoạt động đánh giá người học, Trường thực hiện khá tốt các hoạt động GV công bố cách thức đánh giá kết quả học tập của SV trước mỗi học phần, công tác định kỳ rà soát văn bản Quy định về thi - kiểm tra kịp thời, hợp lý, hướng dẫn, quy định cụ thể giúp hoạt động thi, kiểm tra diễn ra thuận lợi.

Về ĐBCL đội ngũ, Trường luôn đảm bảo về số lượng và chất lượng GV phục vụ cho công tác giảng dạy, hướng dẫn thực hành. Bên cạnh đó, Trường cũng định kỳ công tác rà soát quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm CBVC, quan tâm đến nhu cầu nâng cao kiến thức của GV, thường xuyên mở các lớp ngắn hạn nâng cao nghiệp vụ, tạo điều kiện để GV có cơ hội học lên cao hơn…

Về ĐBCL hệ thống cơ sở vật chất, Trường thành lập Trung tâm phục vụ trường học dưới sự quản lý chung của Ban Giám Hiệu, kịp thời, nhanh chóng nâng cấp, sữa chữa, duy tu, bảo quản kịp thời, phục vụ cho dạy học. Trường có những công trình lớn như: nhà thi đấu đa năng phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao, có nhà ăn với sức phục vụ lên đến 1000 khẩu phần ăn, kí túc xá SV luôn luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ở, sinh hoạt cho SV… tuy nhiên, chưa có những khảo sát thực tế và đánh giá tính hiệu quả trong quá trình phục vụ của hệ thống cơ sở vật chất trực tiếp đối với các đối tượng liên quan.

Về ĐBCL hoạt động hỗ trợ người học như các tổ chức Đoàn, Hội, công tác cố vấn học tập hết sức được chú trọng nhằm tổ chức những hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ lành mạnh cho SV như: Tìm kiếm tài năng Trường Đại học Nha Trang, SV thanh lịch, những đêm hội văn nghệ, Ga la SV chào mừng các kì lễ lớn, Hội thao SV, mùa hè tình nguyện… giúp SV vui chơi, giải trí, hoạt động xã hội, củng cố tinh thần để học tập hiệu quả

73

hơn. Đặc biệt, công tác cố vấn học tập được sự quan tâm đúng mức nhằm hỗ trợ SV rõ ràng, chính xác, đúng người, đúng lúc.

Về hoạt động tự đánh giá, Trường thực hiện định kỳ theo đúng quy định của Bộ GD & ĐT, Trường cũng nghiêm túc thực hiện theo các quy chế công khai theo quy định… Tuy nhiên, Trường cần chú trọng tới công tác đánh giá ngoài mang tính chất định kỳ hơn nhằm kịp thời phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế hiện có, khẳng định thương hiệu Trường với xã hội.

Về kiểm toán nội bộ, Trường Đại học Nha Trang thực hiện khá tốt khâu đánh giá cá nhân thông qua các quy định cụ thể về thi đua trong đơn vị, công tác đánh giá, bình xét giữa các đơn vị chưa được chú trọng.

Về hệ thống thông tin, Trường Đại học Nha Trang cơ bản hoàn chỉnh về dữ liệu thông tin đối với công tác quản lý đào tạo, Trường cũng cần định kỳ tổ chức thu thập thông tin về những đánh giá của các đối tượng liên quan về chất lượng SV ra trường, từ đó có những thông tin phản hồi hữu ích, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Về thông tin công cộng, Trường có Trung tâm máy tính đảm nhiệm việc quản lý hoạt động của hệ thống website, bên cạnh đó, Ban Giám Hiệu cũng tổ chức định kỳ kiểm tra, đôn đốc việc cập nhật thông tin, nội dung chính xác, thường xuyên, làm phong phú nội dung trang web của từng đơn vị, Khoa, Bộ môn. Trường cũng đưa ra nhận xét, đánh giá cụ thể với các đơn vị thực hiện tốt và các đơn vị thực hiện chưa tốt.

Về sổ tay chất lượng, việc in ấn, cấp phát những cuốn sổ tay nhằm hướng dẫn công tác còn hạn chế, thay vào đó, Trường đã tập hợp các dữ liệu văn bản thành những đầu mục theo các mảng quản lý như văn bản hành chính, văn bản quản lý đào tạo, văn bản thi đua, quy trình công tác, biểu mẫu làm việc… công khai trên website của các đơn vị bộ phận để mọi CBVC đều dễ dàng tiếp cận và tự tải về khi cần thiết.

Có thể nhận thấy rằng Bộ tiêu chuẩn tự đánh giá ĐBCLBT theo AUN khá hoàn thiện, rõ ràng và đầy đủ. Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện rằng trong công tác quản lý hoạt động ĐBCL nếu chú trọng đến việc phát triển HTĐBCLBT tại Trường Đại học Nha Trang theo các yêu cầu củaBộ tiêu chuẩn đánh giá HTĐBCLBT của AUN thì chất lượng của hoạt động ĐBCL sẽ được nâng cao.

2. Kiến nghị

Từ những kết luận trên, để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác ĐBCL tại Trường, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau:

74

o Xây dựng lộ trình theo từng năm học để thực hiện các giải pháp nêu tại Chương 3 nhằm từng bước đạt được các tiêu chuẩn tự đánh giá HTĐBCLBT theo AUN

o Hoàn thiện các công cụ đánh giá, giám sát, theo dõi HTĐBCLBT tại Trường theo yêu cầu của mô hình HTĐBCLBT của AUN.

o Điều chỉnh nhiệm vụ của một số phòng, ban cho phù hợp hơn với chức năng, ví dụ các phòng ĐBCL & KT, CTSV.

o Từng bước triển khai thực hiện đánh giá cấp chương trình theo chuẩn AUN, trước mắt đối với các ngành đang có thế mạnh về đội ngũ, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tại trường đại học nha trang (Trang 68 - 118)