Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Nha Trang

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tại trường đại học nha trang (Trang 34)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Nha Trang

2.1.1. Về lịch sử ra đời và phát triển của trường Đại học Nha Trang

Tiền thân của Trường Đại học Nha Trang là Khoa Thủy sản, thành lập ngày 01/8/1959 tại Học viện Nông Lâm (nay là Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội). Ngày 16/08/1966, Trường Thủy sản được thành lập. Năm 1976, Trường chuyển từ Hải Phòng vào Nha Trang và mang tên Trường Đại học Hải sản. Từ năm 1980, Trường đổi tên thành Trường Đại học Thủy sản. Ngày 25/7/2006, Truờng được mang tên Trường Đại học Nha Trang.

Trãi qua hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, hiện nay Trường đã từng bước trưởng thành độc lập và phát triển vững mạnh, trở thành một cơ sở đào tạo đại học chất lượng cao nhất ở khu vực miền Trung - Tây nguyên, đặc biệt là về lĩnh vực thủy sản.

Về cơ cấu tổ chức

Hiện nay Trường có 13 Khoa (Cơ khí, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ thông tin, Điện - điện tử, Kỹ thuật giao thông, Kinh tế, Kế toán tài chính, Khoa học chính trị, Ngoại ngữ, Nuôi trồng thủy sản, Xây dựng, Sau đại học, Đại học tại chức), 04 viện (Công nghệ sinh học và môi trường, Khoa học và công nghệ khai thác thủy sản, Nghiên cứu chế tạo tàu thủy, Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản) và 05 trung tâm đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và dịch vụ/phục vụ (Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ phần mềm, Trung tâm nghiên cứu giống và dịch bệnh thủy sản, Trung tâm thí nghiệm thực hành, Trung tâm phục vụ trường học, Trung tâm máy tính), 01 Thư viện trung tâm, 08 Phòng, Ban chức năng ( Đào tạo, ĐBCL & KT, Khoa học công nghệ, Tổ chức – Hành chính, Hợp tác đối ngoại, Công tác sinh viên, Kế hoạch - Tài chính, Ban phát triển và chuyển giao công nghệ) và 06 Hội đồng tư vấn cho Hiệu trưởng, 08 Ký túc xá (06 KTX dành cho SV và 02 KTX dành cho giáo viên).

Về quy mô đào tạo :

Trường Đại học Nha Trang hiện đang đào tạo 5 chuyên ngành bậc tiến sĩ, 8 chuyên ngành bậc thạc sĩ, 25 chuyên ngành bậc đại học và 10 chuyên ngành cho bậc cao đẳng. Lưu lượng người học hiện tại của trường gần 100 nghiên cứu sinh, trên 1.100 học viên cao học,

33

hơn 13.000 sinh viên chính quy tại Nha Trang và trên 10.000 sinh viên hệ vừa làm vừa học tại 18 cơ sở liên kết trên cả nước.

Về quan hệ quốc tế:

Hiện nay, Trường Đại học Nha Trang đang hợp tác về đào tạo và nghiên cứu với 68 trường Đại học, Viện nghiên cứu của 18 quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Trường đã tổ chức thành công nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế lớn và đang triển khai hiệu quả nhiều dự án quốc tế trọng điểm.

Về đội ngũ cán bộ công nhân viên:

Trường hiện có gần 700 CBVC, trong đó có 450 cán bộ giảng dạy với 14 Giáo sư, Phó giáo sư, gần 100 Giảng viên cao cấp và Giảng viên chính. Hơn 50% cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ. Số còn lại có hơn 150 người đang học các lớp cao học và nghiên cứu sinh trong nước và nước ngoài. (Số liệu tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012)

2.1.2. Định hướng phát triển Trường đại học Nha Trang trong giai đoạn hiện nay

Trường Đại học Nha Trang hiện có Sứ mạng là “đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học thuộc đa lĩnh vực; tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung cấp các dịch vụ chuyên môn cho nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản”. [40]

Trong Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Nha Trang đến năm 2020 đã xác định rõ ràng mục tiêu phát triển của Trường là “Xây dựng và phát triển Trường Đại học Nha Trang đa ngành, đa lĩnh vực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành thủy sản khu vực Nam Trung Bộ và tỉnh Khánh Hòa; phấn đấu để sớm trở thành đại học vùng đạt chuẩn quốc gia; phấn đấu có đủ năng lực để hội nhập khu vực và thế giới”. [40]

2.1.3. Quá trình phát triển công tác ĐBCL tại Trường Đại học Nha Trang

Trường Đại học Nha Trang trong lộ trình phát triển của mình đã sớm chủ trương xây dựng hệ thống ĐBCLBT. Năm 2007, Trường chính thức thành lập Phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo và Khảo thí theo Quyết định 746/QĐ-ĐHNT. Trước đó, hoạt động ĐBCL & KT đã được thực hiện và duy trì kết hợp dưới sự quản lý trực thuộc Phòng đào tạo. Năm 2011, Phòng đổi tên thành Phòng ĐBCL & KT cho đến nay.

Hơn 7 năm hoạt động, Phòng đã đạt được nhiều thành tựu như:

• Định kỳ triển khai công tác tự đánh giá theo quy định của Bộ GD & ĐT đúng tiến độ theo kế hoạch chung.Trường Đại học Nha Trang là một trong 20 trường đầu tiên của

34

cả nước được Hội đồng Đánh giá chất lượng Quốc gia đánh giá là đạt chuẩn theo tiêu chuẩn chất lượng của Bộ GD & ĐT vào năm 2006.

• Trực tiếp theo dõi, rà soát các đề án Nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học giai đoạn 2006 - 2011( ban hành năm 2006), 2011 - 2016 (ban hành năm 2011).

• Biên soạn Quy định về hoạt động đổi mới công tác giảng dạy (ban hành năm 2009).

• Định kỳ tổ chức thu thập ý kiến SV về giảng dạy học phần bắt đầu từ năm 2009.

• Trực tiếp theo dõi, đánh giá các chương trình trong Chương trình hành động đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả nghiên cứu khoa học giai đoạn 2010 - 2012 (ban hành năm 2010).

• Chỉ đạo và theo dõi công tác đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá trong Trường thông qua Bộ tiêu chí đánh giá đổi mới phương pháp giảng dạy của GV (ban hành lần đầu 2012, điều chỉnh năm 2013)

• Chủ trì xây dựng các văn bản về Văn hóa chất lượng như: Mô hình phát triển Văn hóa chất lượng của Trường Đại học Nha Trang, Bộ tiêu chí phát triển Văn hóa chất lượng, Bộ qui tắc Văn hóa chất lượng, Bộ qui tắc ứng xử của CBVC, Hệ thống Giá trị cốt lõi của Trường Đại học Nha Trang (ban hành năm 2013).

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác ĐBCL cũng còn gặp nhiều hạn chế. Bởi vì, đây cũng là một công tác mới cho nên không tránh khỏi những khó khăn như Trường chưa có chính sách đặc thù nhằm tạo động lực cho các cá nhân, đơn vị tích cực tham gia ĐBCL; phương thức lấy ý kiến các bên liên quan còn thụ động, chưa thống nhất và đồng bộ, một số yêu cầu và điều kiện ĐBCL theo tiêu chuẩn chất lượng AUN cũng chưa được triển khai thực hiện trên thực tế…

2.2. Đánh giá nhận thức của CBVC về các hoạt động ĐBCL tại Trường Đại học Nha Trang Nha Trang

2.2.1. Khái quát về quá trình nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để có được những thông tin khoa học cần thiết cho việc nghiên cứu thực trạng HTĐBCLBT tại Trường Đại học Nha Trang tác giả đã tiến hành những hoạt động sau:

Gửi phiếu khảo sát thông qua danh bạ email của Trường Đại học Nha Trang bao gồm 12 Khoa, 3 Viện, 3 Trung tâm, 7 Phòng chức năng với số lượng khoảng gần 400 phiếu, thu lại được 155 phiếu trong đó tỷ lệ về các thành phần CBVC được thể hiện qua Biểu đồ 2.1.

35

Biểu đồ 2.1 Vị trí công tác

Thời gian tiến hành khảo sát vào tháng 7 năm 2013 với công cụ khảo sát là mẫu phiếu khảo sát (Phụ lục 1).

Kết quả từ những khảo sát trên được tác giả xử lý bằng phần mềm xử lý số liệu điều tra SPSS for Windows 15.0 nhằm thống kê những số liệu cần thiết để minh họa cho đề tài.

2.2.2. Khảo sát nhận thức của CBVC Trường Đại học Nha Trang về trách nhiệm ĐBCL trong nhà trường ĐBCL trong nhà trường

Nhằm khảo sát mức độ nhận thức của CBVC Trường Đại học Nha Trang về trách nhiệm ĐBCL trong nhà trường, tác giả đã trưng cầu ý kiến của các đối tượng tham gia trả lời phiếu khảo sát thông qua mục đề xuất các đơn vị nên chịu trách nhiệm cho các hoạt động khảo sát tương ứng. Kết quả thu được thể hiện qua Bảng 2.1.

Bảng 2.1 Kết quả đề xuất đơn vị chịu trách nhiệm về công tác ĐBCL TT HOẠT ĐỘNG Đề xuất đơn vị chịu trách nhiệm Tần số Tỷ lệ (%)

1 Rà soát các văn bản quản lý cấp trường. Phòng Tổ chức hành chính 112 100

2 Xây dựng mục tiêu, chính sách, quy trình đảm bảo chất lượng rõ ràng, cụ thể.

Phòng ĐBCL&KT 96 85,7

Phòng Đào tạo 84 75 Khoa 12 10,7 3 Đánh giá các chương trình, đề án nâng

cao chất lượng.

Phòng ĐBCL&KT 98 87,5

Phòng Đào tạo 83 74,1 4

Đánh giá hiệu quả nghiên cứu khoa học (các công trình nghiên cứu có tính thực tiễn, có mang lại giá trị kinh tế cho nhà trường hay không?)

Phòng Khoa học công nghệ 112 100

Ban chuyển giao công nghệ 32 28,6

Cán bộ quản lý Giảng viên Chuyên viên Vị trí công tác 22.58% 49.68% 27.74%

36

5

Theo dõi tiến trình học tập của SV như kết quả học tập, chuyên cần, hạnh kiểm, kết nối với gia đình SV.

Phòng CTSV 101 90,2

Khoa 43 38,4 Phòng Đào tạo 82 73,2 Trung tâm tư vấn SV 45 40,2 6 Thống kê tỷ lệ tôt nghiệp đúng hạn, tỷ lệ

bỏ học hàng năm.

Phòng CTSV 99 88,4

Phòng Đào tạo 78 69,6 7 Lấy ý kiến phản hồi từ thị trường lao

động, cựu SV. Phòng CTSV 72 64,3 Trung tâm tư vấn SV 12 10,7 Phòng ĐBCL&KT 83 74,1 8 Thẩm định khóa học, chương trình học do các tổ chức trong nhà trường thực hiện. Phòng ĐBCL&KT 91 81,3 Phòng Đào tạo 87 77,7 9 Thẩm định khóa học, chương trình học do các tổ chức bên ngoài nhà trường thực hiện.

Phòng ĐBCL&KT 89 79,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phòng Đào tạo 76 67,9 Khoa 34 30,4 10 Thực hiện định kỳ đánh giá giảng viên,

sinh viên.

Phòng ĐBCL&KT 99 88,4

Khoa 23 20,5 Phòng Tổ chức hành chính 12 10,7 11

Giảng viên cần công bố cách thức đánh giá kết quả học tập của SV khi bắt đầu giảng dạy học phần.

Khoa, Bộ môn, GV 45 40,2

Phòng ĐBCL&KT 69 61,6

12 Kết quả học tập của SV được bảo mật.

Phòng ĐBCL&KT 56 50

Phòng Đào tạo 78 69,7

Phòng CTSV 46 41,1 Khoa 34 30,4 13 Định kỳ rà soát công tác văn bản về thi,

kiểm tra.

Phòng ĐBCL&KT 69 61,6

Phòng Đào tạo 56 50 14 Định kỳ rà soát quy trình tuyển dụng, bổ

nhiệm cán bộ, viên chức. Phòng Tổ chức hành chính 92 82,1 15 Giảng viên được tạo cơ hội học lên cao

hơn.

Ban Giám Hiệu 45 40,2 Phòng Tổ chức hành chính 78 69,7 Khoa/Viện 34 30,4 16 Đảm bảo đội ngũ cán bộ viên chức đủ về

số lượng và chất lượng.

Ban Giám Hiệu 56 50

Phòng Tổ chức hành chính 64 57,1

37

17 Định kỳ nâng cấp giảng đường, trang thiết bị dạy học

Ban Giám Hiệu 23 20,5 Phòng Tổ chức hành chính 12 10,7

Trung tâm phục vụ trường

học 56 50

18

Định kỳ đánh giá các dịch vụ phục vụ SV như trung tâm TDTT, ký túc xá, phòng máy tính nối mạng, phòng thí nghiệm, thực hành…

Ban Giám Hiệu 56 50 Phòng Kế hoạch tổ chức 26 23,2

Trung tâm phục vụ trường

học 73 65,2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19 Tăng cường số đầu sách cho thư viện.

Thư viện 89 79,5 Khoa 34 30,4 Bộ môn 45 40,2 20 Công tác cố vấn học tập được chú trọng. Phòng CTSV 95 84,8 Phòng Đào tạo 44 39,3 Khoa 36 32,1 21 Giới thiệu việc làm cho SV ra trường.

Phòng CTSV 78 69,7

Trung tâm tư vấn SV 34 30,4 Khoa 41 36,6 22 Chú trọng vai trò của Đoàn, Hội trong

đời sống SV. Phòng CTSV 102 91,1 23 Tổ chức thực hiện tự đánh giá chất

lượng nhà trường 5 năm 1 lần.

Ban Giám Hiệu 76 67,9

Phòng ĐBCL&KT 89 79,5

24 Tham gia kiểm định chất lượng trường thông qua đánh giá ngoài.

Ban Giám Hiệu 71 63,4

Phòng ĐBCL&KT 79 70,5

25 Tổ chức các hoạt động cải tiến chất lượng sau hoạt động tự đánh giá.

Phòng ĐBLC&KT 82 73,2

Khoa 29 25,9 26 Các cá nhân trong từng đơn vị đánh giá

lẫn nhau.

Khoa, Bộ môn 45 40,2

Cá nhân 12 10,7

27 Các đơn vị trong trường đánh giá chéo lẫn nhau. Khoa 21 18,8 Viện 32 28,6 Phòng 56 50 Trung tâm 14 12,5 Cá nhân 21 18,8 28

Thu thập, phân tích, sử dụng thông tin vềsự hài lòng của người học đối với chương trình học, hiệu quả giảng dạy của giảng viên.

Phòng ĐBLC&KT 69 61,6

Khoa 56 50 Phòng CTSV 66 58,9

38

29

Quản lý thông tin về tỷ lệ lên lớp và tốt nghiệp của người học; khả năng có việc

làm của sinh viên tốt nghiệp. Phòng CTSV 91 81,3 30 Quản lý thông tin về người học. Phòng Đào tạo 87 77,7 Phòng CTSV 56 50 31 Cập nhật thông tin trên website nhanh

chóng, công khai. Tất cả các đơn vị 46 41,1

32 Lấy ý kiến của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo SV.

Phòng ĐBCL&KT 70 62,5

Khoa 32 28,6 33 Công khai chuẩn đầu ra, yêu cầu đạt

được bằng cấp của các ngành đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoa, Bộ môn 61 54,5

Phòng Đào tạo 85 75,9

34 Lưu hành các sổ tay hướng dẫn công

tác. Tất cả các đơn vị 34 30,4 35 Các sổ tay hướng dẫn công tác được cấp

phát đầy đủ cho CBNV. Tất cả các đơn vị 21 18,8 36 Các hướng dẫn thực hiện công việc

được hệ thống thành cẩm nang.

Phòng Đào tạo 51 45,5

Phòng ĐBCL&KT 43 38,4 Phòng CTSV 12 10,7

Qua số liệu thống kê thu được, có 112 phiếu có ý kiến lựa chọn trên tổng số 155 phiếu, trong đó, tác giả tổng hợp lại tần số các ý kiến lựa chọn theo cách thức tổng hợp cho dạng câu hỏi mở. Phần lớn kết quả lựa chọn đều phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của các Phòng, Ban hiện hành của Trường Đại học Nha Trang. Tuy nhiên, các ý kiến đều thể hiện rằng trách nhiệm ĐBCL trong hoạt động của Trường đại học đều đẩy về những Phòng, Ban, Trung tâm, nhưng thực chất của hoạt động này là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tổ chức, đặc biệt là vai trò của các Bộ môn, Khoa.. Mỗi một cá nhân, đơn vị đều phải có nghĩa vụ, ý thức, trách nhiệm trong công tác đảm bảo chất lượng chung để từ đó, mang lại hiệu quả cho cả tổ chức. Có như vậy mới có thể xây dựng một môi trường văn hóa chất lượng cho cả tổ chức, nhà trường.

Bên cạnh đó, có những hoạt động như: Lấy ý kiến phản hồi từ thị trường lao động, cựu SV, doanh nghiệp, Thẩm định khóa học, chương trình học do các tổ chức bên trong và bên ngoài nhà trường thực hiện, Thu thập, phân tích, sử dụng thông tin về sự hài lòng của người học đối với chương trình học, hiệu quả giảng dạy của giảng viên được đa số ý kiến đề xuất đơn vị nên chịu trách nhiệm là Phòng ĐBCL & KT nhưng trên thực tế các hoạt động này được thực hiện bởi các Phòng đào tạo, Phòng CTSV, Trường cần có sự cân nhắc, phân công lại để phù hợp với chức năng của từng Phòng.

39

2.3. Đánh giá thực trạng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tại Trường Đại học Nha Trang học Nha Trang

2.3.1. Hệ thống văn bản của Trường đại học Nha Trang về các hoạt động ĐBCL

Xây dựng hệ thống văn bản rõ ràng và cụ thể là cách thức truyền tải chính xác và nhanh chóng trong tác phong làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp. Nó giúp các đối tượng liên quan và quan tâm hiểu rõ vấn đề một cách thống nhất đối với các khái niệm, nội dung, quy trình, công cụ trong công tác ĐBCL và KĐCL giáo dục.

Trường Đại học Nha Trang hướng tới tác phong làm việc khoa học, cụ thể thông qua quy trình xử lý công việc rõ ràng và định kì hoàn thiện quy trình ở tất cả các khâu trong công tác quản lý. Tất cả đều được công khai và cập nhật trên website:

http://www.ntu.edu.vn để CBVC, học sinh, SV toàn trường nắm rõ và thuận tiện cho công tác.

Bảng 2.2 dưới đây là hệ thống các văn bản tiêu biểu của Trường đại học Nha Trang

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tại trường đại học nha trang (Trang 34)