Đảm bảo chất lượng bên trong theo AUN

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tại trường đại học nha trang (Trang 27 - 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Đảm bảo chất lượng bên trong theo AUN

1.3.4.1. Các thành tố cấu thành hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong theo AUN

Theo hướng dẫn của AUN, HTĐBCLBT được xây dựng dựa trên mô hình gồm 4 thành tố cơ bản: hệ thống các công cụ giám sát, hệ thống các công cụ đánh giá, hệ thống các quy trình ĐBCL chuyên biệt và hệ thống các công cụ ĐBCL chuyên biệt.

26

Hình 1.2 Mô hình hệ thống ĐBCL bên trong theo AUN [32]

(1)Hệ thống các công cụ giám sát (monitoring instruments) gồm những công cụ ghi nhận các chỉ báo về các hoạt động cốt lõi (KPI: key performance indicator) của đơn vị. Tùy thuộc vào mối quan tâm của nhà trường mà một hệ thống KPI được xây dựng và định kỳ thu thập giá trị. AUN đã hướng dẫn, một số chỉ số quan trọng phục vụ hoạt động ĐBCL như tiến độ học tập của sinh viên, tỷ lệ sinh viên ra trường đúng thời gian dự kiến, tỷ lệ sinh viên bỏ học qua từng năm,… Cũng thuộc các công cụ giám sát là hệ thống theo dõi các phản hồi từ thị trường lao động và cựu sinh viên và hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường. Theo định kỳ, các chỉ báo này giúp nhà trường ước định khả năng đáp ứng của sự vận hành các hoạt động trong trường, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để đạt được mục tiêu mong đợi.

(2) Hệ thống các công cụ đánh giá (evaluation instruments) cho biết các chỉ báo, nhận xét định tính từ sinh viên, giảng viên và các bên liên quan về các học phần, chương trình giáo dục, quá trình triển khai dạy và học, hiệu quả nghiên cứu khoa học, dịch vụ sinh viên,... Nhà trường phải có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến phản hồi của người học và các bên liên quan

27

khác một cách phù hợp, từ đó có những điều chỉnh cần thiết để làm hài lòng “khách hàng” của mình.

(3) Hệ thống các quy trình ĐBCL chuyên biệt (special QA processes) gồm những quy định, quy trình liên quan đến các hoạt động bên trong đơn vị nhằm duy trì đều đặn, thường xuyên công tác ĐBCL. AUN hướng dẫn các trường cần xây dựng nhiều quy trình ĐBCL, không chỉ cho việc đánh giá sinh viên, mà còn cho đội ngũ giảng viên, đội ngũ hỗ trợ, cơ sở vật chất, hỗ trợ sinh viên,…

(4) Hệ thống các công cụ ĐBCL chuyên biệt (specific QA instruments) như cách phân tích SWOT, được tiến hành sau một chu kỳ hoạt động của nhà trường nhằm xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của đơn vị; từ đó có những điều chỉnh chiến lược cho các chu kỳ kế tiếp. Để tiếp cận cách phân tích này, nhà trường cần tiến hành quá trình tự đánh giá nhằm kiểm soát sự phát triển đúng hướng và đúng cách của trường và tầm soát các mục tiêu đã đạt được. Yếu tố cuối cùng của các công cụ ĐBCL chuyên biệt là sổ tay chất lượng, đánh dấu sự trưởng thành của HTĐBCLBT.

Trong giới hạn nghiên cứu của mình, tác giả chọn hướng tiếp cận HTĐBCLBT theo tiêu chuẩn của AUN, với tính ưu điểm, gần gũi, tính linh hoạt áp dụng vào thực tiễn hệ thống giáo dục đại học Việt Nam của hệ thống này. Đồng thời, tác giả cũng giới thiệu Bộ tiêu chuẩn tự đánh giá ĐBCLBT theo AUN làm cơ sở đánh giá thực trạng công tác đảm bảo chất lượng bên trong tại trường đại học Nha Trang hiện nay.

1.3.4.2. Bộ tiêu chuẩn tự đánh giá ĐBCLBT theo AUN Tiêu chuẩn 1: Chính sách và qui trình ĐBCL

Nhà trường cần có chính sách rõ ràng, những quy trình liên quan đến việc bảo đảm chất lượng đào tạo. Các tiêu chuẩn chất lượng về các chương trình đào tạo và bằng cấp.

Nhà trường cần có sự cam kết công khai về việc phát triển nền văn hóa chất lượng và ý thức chất lượng. Để đạt được điều này, nhà trường cần xây dựng và triển khai chiến lược liên tục cải tiến chất lượng. Chiến lược, chính sách và các quy trình này là chính thức và được công bố rộng rãi. Các chính sách và quy trình chất lượng này cần chú trọng vai trò của người học và những người có liên quan khác.

Tiêu chuẩn 2: Hệ thống giám sát

Nhà trường cần phải có một hệ thống giám sát có cơ cấu chặt chẽ để thu thập thông tin về chất lượng các hoạt động của mình. Tối thiểu hệ thống giám sát này phải bao gồm:

28 - Tỷ lệ tốt nghiệp/ bỏ học

- Phản hồi có tổ chức từ thị trường lao động

- Phản hồi có tổ chức từ phía cựu sinh viên

- Số lượng ấn phẩm

- Số lượng các nguồn tài trợ

Tiêu chuẩn 3: Định kỳ rà soát các hoạt động cốt lõi (giảng dạy, nghiên cứu, và dịch vụ cộng đồng)

Nhà trường cần có các cơ chế chính thức để định kỳ thẩm định hoặc đánh giá các hoạt động cốt lõi của mình: chương trình đào tạo và bằng cấp, hoạt động nghiên cứu (nếu có), và dịch vụ công chúng.Các công cụ sẵn có bao gồm:

- Đánh giá sinh viên

- Đánh giá khóa học

- Đánh giá chương trình học

Tiêu chuẩn 4: ĐBCL hoạt động đánh giá người học

Nhà trường cần có các quy trình rõ ràng để đảm bảo việc đánh giá sinh viên. Sinh viên cần được đánh giá theo những tiêu chí, quy định và quy trình đã công bố, và được áp dụng một cách nhất quán. Có các quy trình rõ ràng để đảm bảo chất lượng các kỳ thi.

Tiêu chuẩn 5: ĐBCL đội ngũ

Nhà trường có những phương pháp nhằm đảm bảo nguồn nhân lực được đào tạo phù hợp và có năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tiêu chuẩn 6: ĐBCL hệ thống cơ sở vật chất

Nhà trường cần có quy trình rõ ràng để đảm bảo có đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết cho việc học tập của người học phù hợp với từng chương trình đào tạo của trường.

Tiêu chuẩn 7: ĐBCL hoạt động hỗ trợ người học

Nhà trường có các quy trình rõ ràng nhằm đảm bảo chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn đối với người học.

Tiêu chuẩn 8: Tự đánh giá

Nhà trường cần thường xuyên thực hiện tự đánh giá, tối thiểu 5 năm một lần, việc đánh giá những hoạt động cốt lõi cũng như toàn bộ đơn vị để hiểu được điểm mạnh điểm yếu của mình. Việc tự đánh giá này cần dẫn đến một kế hoạch chất lượng.

29

Tự đánh giá là một phần của quy trình đánh giá ngoài/kiểm định và bản báo cáo tự đánh giá là thông tin đầu vào đối với đoàn đánh giá ngoài. Nếu việc tự đánh giá không liên quan đến đánh giá ngoài, nhà trường cần tự tổ chức kiểm toán nội bộ, dựa trên bản báo cáo tự đánh giá.

Tiêu chuẩn 10: Hệ thống thông tin

Nhà trường cần đảm bảo việc thu thập, phân tích và sử dụng những thông tin cần thiết để phục vụ việc quản lý có hiệu quả những hoạt động cốt lõi của mình.

Tiêu chuẩn 11: Thông tin công cộng

Một trường cần thường xuyên công bố thông tin về số lượng và chất lượng chương trình và bằng cấp mà mình đào tạo.

Tiêu chuẩn 12: Sổ tay chất lượng

Nhà trường có sổ tay chất lượng trong đó mọi quy định, quy trình và thủ tục liên quan đến việc ĐBCL được nêu rõ. Sổ tay này được công bố và được mọi người có liên quan hiểu rõ.[26]

Chúng tôi cho rằng, phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong là xây dựng Nhà trường theo bộ tiêu chuẩn tự đánh giá ĐBCLBT theo AUN.

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tại trường đại học nha trang (Trang 27 - 31)