Nhận xét chung:

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của phụ nữ trong việc phát triển nông nghiệp tại xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. (Trang 56 - 61)

Phụ nữ luôn là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của gia đình và xã hộị Nghĩa vụ công dân và thiên chức làm vợ, làm mẹ của phụ nữ được thực hiện tốt là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự ổn định và phát triển lâu dài của đất nước. Ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, chính trị và xã hộị Điều đó cho thấy phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng không chỉ trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn mà còn trong các lĩnh vực của xã hộị Qua kết quả điều tra đánh giá vai trò của phụ nữ trong việc phát triển nông nghiệp xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang

- Vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp còn rất mờ nhạt. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, nữ giới là người làm phần lớn các công việc, nhưng lại không được quyết định các công việc trong sản xuất, đặc biệt là những quyết định mà cần có nguồn vốn lớn mới thực hiện được.

Do bị hạn chế trong việc tiếp cận nguồn lực nên cơ hội tiếp cận của phụ nữ về mọi mặt ít hơn nam giớị Do vậy, phụ nữ đang bị mất đi tiềm năng để tiếp cận với các công nghệ tiên tiến và để đóng góp vào các mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn.

- Phụ nữ trong sản xuất kinh doanh dịch vụ trong nông nghiệp đã thể hiện được thế mạnh

Phụ nữ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ trong nông nghiệp dần được phát huy, bởi việc lựa chọn ngành nghề, thực hiện các khâu dịch vụ, TTCN đang thu hút chị em phụ nữ, đây là những công việc đem lại

thu nhập cao và đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mỉ. Ngoài ra, trong sản xuất kinh doanh đa số chị em phụ nữ kiểm soát tài chính. Vì thế, trong lĩnh vực này, thì vai trò của người phụ nữ được đánh giá cao hơn so với nam giớị

- Phụ nữ bị hạn chế trong việc tiếp cận các kênh thông tin và quan hệ xã hội nông thôn

Trong việc tiếp cận các kênh thông tin, nam giới thường đi hội họp, nghe đài, xem tivi, đọc sách báọ.. Còn phụ nữ đảm nhiệm các công việc đồng áng, chăn nuôi, làm nội trợ, tham gia các cuộc thi, công việc thôn làng như vệ sinh môi trường, lao động công ích… hàng ngày phụ nữ ít thời gian nghe đài, xem tivi, đọc sách báọ..hay những người thường xuyên xem tivi thường kết hợp giờ nghỉ trưa vừa làm vừa xem tivi, nghe đàị do vậy, họ ít được tiếp cận các kênh thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức và hiểu biết cho mình.

- Vai trò của phụ nữ trong gia đình

Sự phân công lao động rõ ràng được dựa vào giớị Đàn ông tham gia chủ yếu vào việc ra quyết định và tiến hành các hoạt động sản xuất ở bên ngoài như đứng tên tài sản cố định, mua sắm tài sản có giá trị, đi vay mượn, gửi tiền tiết kiệm trong khi người phụ nữ chịu trách nhiệm quan hệ họ hàng sinh con, chăm sóc con cái và đảm nhiệm công việc nhà. Họ vẫn phải thực hiện trách nhiệm làm công việc nội trợ, nấu ăn, giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái là một đòi hỏi hàng ngày đối với phụ nữ trong gia đình

- Thời gian lao động sản xuất, làm nội trợ hàng ngày của phụ nữ là quá nhiềụ “Phụ nữ đảm đang” là một trong những phẩm chất tốt đẹp mà người Mai Đình đang có. Chính vì vậy mà ngoài công việc đồng áng ra, nữ giới phải đảm nhiệm thêm công việc gia đình, thời gian mà họ dành cho công việc này khá cao, khiến cho phụ nữ không còn thời gian để chăm sóc đến bản thân của mình. Điều này sẽ dẫn đến khả năng tiếp cận của phụ nữ với các nguồn thông tin ít hơn so với nam giớị Ngoài ra, thời gian nghỉ ngơi ít đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ, không có thời gian học tập nâng cao nhận thức. Đó cũng một cản trở sự tham gia của phụ nữ trong sự nghiệp phát triển

- Vai trò của phụ nữ trong việc kiểm soát các nguồn lực kinh tế hộ bị hạn chế. Không riêng gì người dân Mai Đình mà tất cả mọi vùng miền vẫn còn tồn tại phong tục “cha truyền con nối” quan niệm “thuyền theo lái, gái theo

chồng”, “Con gái là con của người ta”… đã là những nguyên nhân chính làm nam giới là người đứng tên sổ đỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 73,33% số hộ có chủ hộ là nam giới và họ cũng là người quản lý luật đất đai của gia đình. Điều này là một cản trở đến sự tham gia của nữ giới trong việc kiểm soát các nguồn lực trong gia đình.

- Sự tham gia của phụ nữ trong các tổ chức chính quyền, đoàn thể hạn chế. Trong hầu hết các cộng đồng, các chính sách đem lại lợi ích cho cộng đồng thường được soạn thảo và quyết định bởi lãnh đạo cộng đồng. Ở xã Mai Đình phụ nữ có tỷ lệ trung bình đại diện trong các ban lãnh đạo cộng đồng. Vì họ cho rằng nữ giới là người không nói được, không làm được những việc to lớn, việc mà nữ giới làm được là những công việc nhẹ nhàng, cần sự khéo léọ Chính vì quan niệm này vẫn tồn tại đã làm cho nữ giới luôn có tâm lý tự ti, không dám tham gia vào các hoạt động xã hộị Đặc biệt là chức vụ cao nữ giới không dám đứng ra đảm nhận.

Đặc biệt trong các hộ gia đình, quan niệm “gia trưởng” trong gia đình thường dẫn đến việc người đàn ông trở thành chỉ huy cả hộ gia đình. Điều này dẫn đến hậu quả là phụ nữ có vai trò mờ nhạt trong quá trình thực hiện các chính sách phát triển nông thôn.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của nữ giới trong phát triển nông nghiệp. Từ những nghiên cứu trên tôi xin nêu một số yếu tố quan trọng sau:

Hiện nay, trong tiềm thức của người dân Mai Đình nói riêng và người dân Việt Nam nói chung còn tồn tại nhiều quan niệm cổ hủ như “ trọng nam khinh nữ”, “con gái là con người ta”. Tư tưởng coi nam giới là “trụ cột” còn phụ nữ luôn gắn với vai trò nội trợ, chăm sóc gia đình đã gây ra cách nhìn lệch lạc về vai trò của phụ nữ, dẫn đến thiếu sự chia sẻ trách nhiệm giữa nam giới và phụ nữ trong công việc gia đình và tham gia các hoạt động xã hội làm cho mức độ tham gia của giới vào hoạt động phát triển nông nghiệp, nông thôn bị hạn chế.

Trình độ học vấn, sự tiếp cận và tiếp thu các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp của đại bộ phận phụ nữ vùng nghiên cứu còn chậm và hạn chế. Điều này ảnh hưởng tới sự ra quyết định trong sản xuất, quản lý hộ và tham gia công tác quản lý cộng đồng.

Do ảnh hưởng của tư tưởng từ ngàn đời xưa để lại, chính bản thân người phụ nữ vẫn còn tư tưởng tự ti, an phận và thu động. Điều này đã hạn chế sự độc lập suy nghĩ, sáng tạo, khả năng cống hiến của phụ nữ, đó chính là lực cản bên trong kìm hãm họ. Nhiều phụ nữ ngại phát biểu ý kiến, không bộc bạch chính kiến, ngại tranh luận với nam giới, mặc dù ý kiến của họ có thể là chính xác. Nhiều phụ nữ không muốn học tập để nâng cao trình độ, từ chối tham gia các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật… Tâm lý tự ti, mặc cảm, không vận động để tự mình thoát mình đã hạn chế vai trò của chính họ.

* Một số giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển nông nghiệp: Tuy đã có những chính sách về bình đẳng giới nhưng do nguồn thông tin này ít được nhân dân biết đến. Vì vậy mà tình trạng bất bình đẳng giới vẫn còn xẩy ra trên địa bàn xã, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển Nông nghiệp, nông thôn. Hiện tượng bạo lực giới trong gia đình cũng là vấn đề đáng ngạị Đứng trên cương vị là một sinh viên đang thực tập tại địa phương theo nhận định của tôi, tôi xin đưa ra một số giải pháp đối với người dân xã Mai Đình cũng như các cấp lãnh đạo như sau:

- Phải thường xuyên tuyên truyền những chủ trương chính sách về bình đẳng giới vào nhân dân trên tất cả phương tiện thông tin đại chúng. Đưa ra chỉ tiêu tham gia của nữ giới vào các vị trí lãnh đạọ Ở các lớp tập huấn chăn nuôi, trồng trọt cân phải đặt ra tỷ lệ của các giớị

- Nâng cao kiến thức mọi mặt cho phụ nữ: kiến thức là yếu tố đầu tiên và cốt lõi giúp phụ nữ mở mang kiến thức, tự tin hơn để khẳng định mình cả trong gia đình và xã hộị Kiến thức giúp người phụ nữ chỉ trong bóng tối mà không thoát ra được. Vì vậy đẩy mạnh công tác đào tạo cho phụ nữ cả về trình độ văn hoá và chuyên môn là điều rất cần thiết để họ phát huy tối đa khả năng vốn có của bản thân.

- Đào tạo nghề và việc làm cho phụ nữ: mở các khoá đào tạo ngắn ngày cho phụ nữ để họ nâng cao thu nhập cho gia đình trong lúc nông nhàn.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tiếp cận các nguồn lực: Hiện tại ở địa phương có rất nhiều nguồn vốn từ các ngân hàng, vốn tín dụng, vốn từ các chương trình nhưng cơ hội tiếp cận của phụ nữ lại thấp do không có tài sản thế chấp, vì vậy cần phải tính đến sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận

nguồn vốn vay tín dụng từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác để có chính sách, chế độ riêng đối với nam và nữ nông dân trong triển khai chính sách tín dụng hiện naỵ

- Cần mở các lớp phổ cập ở nông thôn, khuyến khích người dân tham gia đặc biệt là nữ giớị Điều này sẽ giải quyết được vấn đề về trình độ học vấn của nam giới và nữ giới bớt chênh lệch hơn.

- Mở các buổi tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật mới, cây, con giống mới về địa phương.

- Trong gia đình, nâng cao giá trị việc nhà, khuyến khích chia sẻ trách nhiệm giữa nam và nữ, giảm gánh nặng việc nhà đối với phụ nữ.

- Bản thân phụ nữ cần phải mạnh dạn hơn trong các công việc, chia sẻ những vấn đề với nam giớị Cần học hỏi nâng cao kiến thức và kinh nghiệm trong cuộc sống.

- Luôn nâng cao kiến thức, tiếp cận thông tin đại chúng ở mọi lúc mọi nơi để hiểu được vai trò va vị trí của mình trong xã hộị

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của phụ nữ trong việc phát triển nông nghiệp tại xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. (Trang 56 - 61)