Mai Đình là một xã thuần nông, ngoài ra còn có nghề trồng dâu nuôi tằm và một số nghề phụ khác nhưng những năm gần đây đã hội nhập cùng với quá trình đổi mới của đất nước. Hơn 30% số hộ có người đi làm bên ngoài như ở các khu công nghiệp, làm mộc hoặc đi buôn bán, trong số đó có 100 % số hộ đi làm ngoài là có việc làm thường xuyên. Lao động nữ đi làm ngoài chủ yếu tại khu công nghiệp, nam giới ngoài làm ở khu công nghiệp họ con đi làm thuê, phụ xây, làm mộc… còn những hộ sản xuất tại địa phương sản xuất các nghề sản xuất truyền thống của địa phương như trồng dâu nuôi tằm, nghề bún, nghề mộc. Ngoài ra, do nhu cầu của thị trường phần lớn lao động nữ và nam đi làm thêm bên ngoài để tạo thu nhập ngoài nông nghiệp. Về chủ hộ, qua kết quả điều tra cho thấy có 14,14% chủ hộ là nữ. Về kinh tế, trên địa bàn xã Mai Đình có 8 % hộ giàu, 38,24% hộ khá,47,26% trung bình và 6,5% hộ nghèọ
Tự hào về truyền thống quê hương, từ những năm kháng chiến gian khổ đến sự nghiệp đổi mới hôm nay, người dân Mai Đình luôn cố gắng xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Và để mang lại cuộc sống như vậy thì ta nhận thấy rằng nông thôn Việt Nam hiện nay đang tồn tại một thực trạng đó là lao động đồng áng dồn lên đôi vai những người phụ nữ nông dân.
Trong cuộc sống hàng ngày của các gia đình thì người phụ nữ và nam giới đều tham gia các hoạt động sản xuất để tạo thu nhập. Các hoạt động tạo thu nhập các hộ phong phú và đa dạng, hộ nông dân chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, ngoài ra một số hộ còn hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp, làm thuê... Qua quá trình điều tra thì nam giới thường làm những công việc nặng như làm chuồng trại, cày bừạ.. còn phụ nữ ngoài các công việc nội trợ, chăm sóc gia đình còn làm nhiều việc như làm đất, gieo cấy, bón phân làm cỏ, đi bán sản phẩm nông nghiệp… Đối với các công việc chăn nuôi gia súc người phụ nữ đảm nhận công việc nhu chọn giống, chăm sóc... Sự bình đẳng trong công việc gia đình cũng như trong các hoạt động sản xuất có thể thấy rõ qua các công việc mà người phụ nữ và người đàn ông đảm nhận. Ta cũng nhận thấy sự đóng góp của phụ nữ trong sản xuất là rất lớn song sự đóng góp đó thường không được đánh giá ngang bằng với nam giớị
Bảng 4.1: Người thực hiện các khâu công việc trong hoạt động trong trọt, chăn nuôi (n = 60) ĐVT: % Nội dung Chồng Vợ Cả 2 vợ, chồng Trồng trọt Làm đất 20 23,33 56.67 Gieo cấy 16,67 46,67 36,66 Bón phân, làm cỏ 10,00 35,00 55,00
Tưới tiêu nước 8,33 71,67 10,00
Thu hoạch 8,33 38,33 63,40 Đi bán sản phẩm 8,33 68,33 23,34 Chăn nuôi Làm chuồng trại 70,00 8,33 21,67 Mua giống 41,67 36,66 21,67
Mua TĂ chăn nuôi, thuốc thú y 10,00 66,67 23,33 Cho ăn và vệ sinh chuồng trại 50,00 33,33 16,67
Chăn dắt 8,33 66,67 25,00
Đi bán sản phẩm 15,00 73,33 11,67
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)
Nhìn vào bảng 4.1, thấy trong trồng trọt việc thực hiện các khâu từ gieo cấy, bón phân làm cỏ, tưới tiêu nước, phun thuốc trừ sâu, thu hoạch lẫn đi bán sản phẩm có 35 -71,67% ý kiến đánh giá người vợ là người trực tiếp thực hiện chính, người chồng chỉ có 10 - 16,67% số ý kiến cho là thực hiện chính các khâu công việc trên.Trong chăn nuôi cũng vậy, việc trực tiếp thực hiện các khâu mua thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, cho ăn, vệ sinh chuồng trại, chăn dắt và đi bán sản phẩm với 33,33- 66,67% ý kiến cho rằng phụ nữ thực hiện là chính bởi vì đây là những công việc đòi hỏi nhiều thời gian và sự tỷ mỉ, khéo léọ Người chồng chỉ đảm nhiệm công việc nặng nhọc hơn như mua con giống, làm chuồng trạị Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng công việc trong trồng trọt, chăn nuôi công việc này có sự tham gia của cả hai vợ chồng như làm đất chiếm tới 56,67 % ý kiến, thu hoạch chiếm 63,4%. Còn lại những hoạt động khác thì có từ 10-25% ý kiến cho rằng cả hai vợ chồng cùng nhau tham
gia sản xuất, cùng với xu thế phát triển và hội nhập chung của xã hội thì trong gia đình nông thôn tại xã Mai Đình đã có sự nhận thức tiến bộ của người chồng, họ cũng đã một phần nào thấu hiểu được những công việc trong sản xuất nông nghiệp tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khá vất vả. Vì thế mà việc thực hiện các khâu trồng trọt, chăn nuôi người chồng không chỉ đưa ra các quyết định rồi để người vợ thực hiện mà cũng đã một phần nào cùng chung tay chia sẻ những vất vả trong sản xuất nông nghiệp
Đối với sản xuất trồng trọt, việc ra quyết định về lựa chọn giống, lựa chọn kỹ thuật canh tác, mua công cụ và vật tư, bán sản phẩm, thuê phương tiện lao động đều có từ 53,33 - 60% ý kiến cho rằng người vợ là người ra quyết định chính, trong khi đó người chồng chỉ có từ 25 -36,67%. Thế nhưng trong chăn nuôi về việc ra quyết định ta thấy có sự thay đổi, đa số người phụ nữ vẫn đóng vai trò ra quyết định trong việc mua vật tư nông nghiệp, đi bán sản phẩm với ý kiến đánh giá 45 -50%. Còn việc lựa chọn giống nuôi, kỹ thuật, quy mô nuôi do người chồng và vợ có quyền quyết định tương đương nhau với ý kiến đánh giá 41,66 - 46,66%. Đôi lúc, để đưa ra quyết định về một vấn đề gì đó trong sản xuất nông nghiệp thì lại cần có sự đồng nhất giữa ý kiến của cả chồng và vợ, qua điều tra thì có 10 - 16,67% cần phải có sự nhất trí của hai vợ chồng mới đi đến được quyết định
Trong sản xuất nông nghiệp tại xã Mai Đình cũng vậy người phụ nữ đóng vai trò chính ở hầu hết các khâu quan trọng. Thế nhưng có một sự khác biệt rõ rệt khi ta so sánh giữa (bảng 4.1) và (bảng 4.2): Ta thấy người phụ nữ chủ yếu thực hiện các khâu công việc trong sản xuất nông nghiệp, trong khi đó người chồng thực hiện ít hơn nhưng việc ra quyết định thực hiện các khâu trong trồng trọt, chăn nuôi người chồng lại có quyền quyết định và tiếng nóị Sự bình đẳng trong công việc gia đình cũng như trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp có thể thấy rõ qua các công việc mà người phụ nữ và người đàn ông đảm nhận. Ta cũng nhận thấy sự đóng góp của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn song sự đóng góp đó thường không được đánh giá ngang bằng với nam giớị
Bảng 4.2: Người ra quyết định các khâu trong trồng trọt, chăn nuôi (n=60) ĐVT: % Nội dung Chồng Vợ Cả 2 vợ, chồng Trồng trọt
Mua giống cây trồng 35,00 51,67 8,33 Kỹ thuật canh tác 21,67 63,33 15,00 Mua công cụ sản xuất
(phân, thuốc…) 31,67 51,67 16,66
Mua vật tư NN 23,33 61,67 15,00
Bán sản phẩm 26,67 55,00 23,33
Thuê phương tiện lao động 23,33 55,00 20,00 Chăn
nuôi
Mua giống nuôi 55,00 25,00 20,00
Kỹ thuật nuôi 46,60 24,40 30,00
Quy mô nuôi 56,67 25,00 18,33
Bán sản phẩm 58,33 24,00 15,00
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)
Đối với sản xuất trồng trọt, việc ra quyết định về lựa chọn giống, lựa chọn kỹ thuật canh tác, mua công cụ và vật tư, bán sản phẩm, thuê phương tiện lao động đều có từ 51,67 - 63,67% ý kiến cho rằng người vợ là người ra quyết định chính, trong khi đó người chồng chỉ có từ 21,57 - 35%. Thế nhưng trong chăn nuôi về việc ra quyết định ta thấy có sự thay đổi, đa số ý kiến cho là người quyết định chính là người đàn ông, mua giống nuôi số ý kiến cho rằng người đàn ông quyết định tới 55 %, người phụ nữ là 25%. Các khâu kỹ thuật nuôi, quy mô nuôi, mua vật tư (thức ăn…) bán sản phẩm người đàn ông quyết định từ 46,6 - 58,33%. Đôi lúc, để đưa ra quyết định về một vấn đề gì đó trong sản xuất nông nghiệp thì lại cần có sự đồng nhất giữa ý kiến của cả chồng và vợ, qua điều tra thì có 15 - 30% cần phải có sự nhất trí của hai vợ chồng mới đi đến được quyết định.
Nhìn chung, nam giới chiếm tỷ lệ cao trong các công việc nặng nhọc, cần có sức khoẻ như làm chuồng trại, mua cây con giống. Nữ giới thường có vai trò quan trọng trong các công việc nhẹ nhàng khéo léo, tỷ mỉ như ngâm ủ
giống, gieo trồng, chăm sóc, bón phân, làm cỏ…Tuy nhiên, cũng có sự chia sẻ công việc giữa người chồng và vợ nhưng mức độ vẫn chưa caọ Sở dĩ, phụ nữ đảm nhiệm công việc trong sản xuất nông nghiệp nhiều hơn nam giới bởi một lẽ cũng dễ hiểu rằng: Nam giới ở đây không phải họ lười lao động mà theo như tôi được biết, bởi vì cuộc sống ở đây chủ yếu phụ thuộc vào nghề nông nên không đủ chi tiêu, trong khi giá cả thị trường ngày một leo thang nên người dân chỉ còn cách đổ xô đi khắp nơi tìm việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Thường thì nhiều người đi làm xa đến mùa màng lại về làm giúp vợ. Nên phụ nữ phải ở nhà gia tăng sản xuất và chăm sóc con cái, còn nam giới đi làm thêm. Bởi thế nam giới thường có mặt ở đầu và cuối của quá trình trồng trọt, chăn nuôị