Vai trò của phụ nữ trong các tổ chức Chính quyền, đoàn thể tác

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của phụ nữ trong việc phát triển nông nghiệp tại xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. (Trang 51 - 56)

tới nông nghiệp

Trong những năm gần đây, phụ nữ xã Mai Đình đã tích cực tham gia trong các tổ chức chính quyền và đoàn thể tại địa phương. Qua điều tra cho thấy tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hội, đoàn thể ngày càng đông như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên. Đây là lực lượng quan trọng để lĩnh hội các kiến thức về tuyên truyền chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, triển khai các chương trình phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ…tới toàn thể các hội viên trong tổ chức hội trên địa bàn xã. Tuy nhiên, nhằm thu hút phụ nữ tham gia sinh hoạt hội để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể. Hội phụ nữ, Hội nông dân xã đã tăng cường công tác tuyên truyền vận động chị em tham gia sinh hoạt hội với nhiều hình thức khác nhau như cho vay vốn ưu đãi, vay phân bón trả chậm, hỗ trợ cây con giống, tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh tế hộ gia đình... đã thu

được kết quả đáng ghi nhận và ngày càng được đông đảo chị em phụ nữ quan tâm hướng ứng các phong trào và tham gia sinh hoạt hộị

Cùng với sự tham gia đông đảo trong các ngành kinh tế để trực tiếp tạo ra các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ, phụ nữ xã Mai Đình còn tham gia vào các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương qua đó đã có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng phát triển Nông nghiệp.

Qua ba nhiệm kỳ số lượng phụ nữ tham gia vào chính quyền đoàn thể tăng nhưng không đều, ở nhiệm kỳ 2006- 2011 phụ nữ tham gia vào các cấp chính quyền đoàn thể có xu hướng giảm hơn so với nhiệm kỳ 2001- 2006 cụ thể: phụ nữ tham gia vào cấp uỷ xã giảm từ 3 xuống còn 1 phụ nữ, giảm 13,3%. Đặc biệt là ở nhiệm kỳ 2011-2016 không có cán bộ nữ nào đảm nhiệm chức vụ bí thư chi bộ. Tuy số lượng phụ nữ tham gia vào các cấp chính quyền đoàn thể còn thấp nhưng đã có xu hướng tăng hơn so với 2 nhiệm kỳ trước.

Bảng 4.6: Phụ nữ tham gia các tổ chức Chính quyền, đoàn thể Các chức danh Nhiệm kỳ 2001 - 2006 Nhiệm kỳ 2006 - 2011 Nhiệm kỳ 2011-2016 Phụ nữ (Người) Tổng số (Người) Tỷ lệ (%) Phụ nữ (Người) Tổng số (Người) Tỷ lệ (%) Phụ nữ (Người) Tổng số (Người) Tỷ lệ (%) Cấp ủy xã 3 15 20,00 1 15 6,70 4 15 26,67 HĐND xã 3 24 12,50 5 24 20,83 9 24 37,50 BCH đoàn xã 3 13 23,00 4 13 30,80 6 14 42,86 BCH Hội ND 2 13 15,40 2 13 15,40 5 15 33,33 Trưởng thôn 1 10 10,00 2 10 20,00 2 10 20,00 Bí thư Chi bộ 1 15 6,70 2 15 13,30 0 15 0

Nhiệm kỳ 2011 - 2016, tỷ lệ phụ nữ trong các tổ chức Đảng và chính quyền xã chiếm 26,67 đến 42,83%. Số đại biểu hội đồng nhân dân xã là 24 trong đó nữ có 9 người chiếm 37,5%. Bộ máy lãnh đạo tổ chức xã hội như đoàn thanh niên xã có tới 42,86% số đoàn viên là nữ tham gia làm ủy viên ban chấp hành. Và có thể nhận thấy trong số 10 thôn thì chỉ có 2 thôn có trưởng thôn là nữ, đó là thôn San và thôn Thắng Lợi chiếm 20%. Ngoài ra, toàn xã có 15 đảng ủy viên trong đó nữ có 4 người chiếm 26,67%. Từ những số liệu trên cho thấy, số lượng phụ nữ của xã tham gia vào các cấp chính quyền toàn thể nhiệm kỳ 2006 - 2011 có xu hướng tăng nhanh so với nhiệm kỳ trước. BCH đoàn xã tăng 10,06% từ 30,8 đến 42,86%. Đặc biệt cấp Uỷ xã tăng 3 người (tăng 20,07%), HĐND xã tăng 4 người (tăng 17,39%). Tuy nhiên, số phụ nữ đảm nhiệm chức vị trưởng thôn không có xu hướng tăng.

Qua các nhiệm kỳ của hội đồng nhân dân, tỷ lệ nữ là đại biểu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Mặc dù số số lượng và tỷ lệ nữ tham gia vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của xã ngày một tăng, nhưng nếu so với nam giới thì các con số trên là khiêm tốn. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ chuyên môn, năng lực về mọi mặt của cán bộ nữ còn hạn chế. Họ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, đặc biệt đối với lĩnh vực kỹ thuật. Nếu nữ giữ vai trò lãnh đạo thì chủ yếu là cấp phó và phụ trách về mảng văn hoá xã hộị

Các ban, ngành, đoàn thể đã nỗ lực trong việc thu hút phụ nữ vào sinh hoạt hộị Tuy nhiên, mức độ tham gia của họ trong chính quyền, đoàn thể còn có sự chênh lệch lớn. Đây đang là vấn đề cần được các tổ chức, Hội phụ nữ xã quan tâm đề ra các giải pháp cụ thể thiết thực hơn để phụ nữ tự nguyện tham giạ

Từ bảng số liệu trên ta thấy vai trò của phụ nữ xã Mai Đình đã được chú trọng, tỷ lệ phụ nữ tham gia trong các hội, tổ chức chính quyền và đoàn thể đã tương đối cao và tăng qua các năm. Song, qua thực tế cho thấy, sự tham gia của phụ nữ trong các tổ chức xã hội còn nhiều hạn chế như số trưởng thôn, bí thư chi bộ thấp… Nguyên nhân do nhiều yếu khách quan, chủ quan tác động trong đó phải kể đến chính những quan niệm, ý nghĩ của người dân còn hạn chế về vai trò của người đứng đầu, suy nghĩ vẫn còn lạc hậu về vai trò của người lãnh đạo của phụ nữ tức là phụ nữ không đủ năng lực, suy nghĩ của

người phụ nữ thấp “Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi

đựng trầu”, bản thân họ đã tự đánh giá quá thấp vai trò quản lý, lãnh đạo của phụ nữ, họ cho rằng những công việc đó phần nhiều dành cho nam giớị Vì thế, nhiều phụ nữ trở nên rụt rè hoặc bàng quan trước các công việc xã hộị Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những phụ nữ có tư tưởng tiến bộ, họ mạnh dạn, dám nghĩ dám làm tham gia vào các tổ chức xã hội và đã dành được sự tín nghiệm cao của cộng đồng, góp phần khẳng định vai trò của phụ nữ ở nông thôn. Việc phụ nữ tham gia hoạt động cộng đồng với tỷ lệ thấp hơn nam giới, là thiệt thòi lớn đối với chính bản thân họ trong việc tiếp cận thông tin diễn ra hàng ngày trên địa bàn cư trú, chia sẻ với những người xung quanh về công việc làm ăn và những vấn đề khác. Đồng thời họ cũng ít có điều kiện để thể hiện khả năng, tiếng nói của mình trong các hoạt động chung của cộng đồng dân cư, góp phần đưa ra những quyết định về những vấn đề liên quan đến cộng đồng. Hiện tượng “nữ làm - nam học” cũng là một trong những nguyên nhân khiến công việc của phụ nữ vất vả và tốn nhiều thời gian hơn.

Ngoài ra tư tưởng “đàn bà thì không nên ra khỏi nhà”, “đàn bà quanh quẩn xó bếp” là những áp đặt đối với cuộc sống của người phụ nữ nông thôn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách phát triển phụ nữ, giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ, năng lực mọi mặt của phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, vận động tuyên truyền phụ nữ tích cự học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Một khó khăn nữa ngăn cản người phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội tại xã Mai Đình phần lớn đàn ông trong gia đình đi làm ăn xa, đi làm ngoài, làm thêm nên phụ nữ phải quán xuyến các công việc đồng áng, nội trợ, nuôi dạy con cái, ngoài ra còn làm nhiều ngành nghề phụ nên không có thời gian tham gia các công tác chính quyền, đoàn thể. Thậm chí trong một số gia đình sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động xã hội còn không nhận được sự đồng tình ủng hộ của gia đình, nhất là gia đình nhà chồng. Chính những điều đó đã ngăn cản phụ nữ xã Mai Đình đóng góp cho các công tác chính quyền và đoàn thể trong xã.

Qua đó cho thấy vai trò của phụ nữ trong tổ chức chính quyền đoàn thể có ảnh hưởng lớn đến vai trò của người phụ nữ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp,vì người phụ nữ vừa tham gia hoạt động của tổ chức hoạt động đoàn thể vừa tham vào sản xuất nông nghiệp. Khi người phụ nữ tham gia hoạt động tổ chức đoàn thể họ lại chính là những người tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp họ nhận thấy những điều gì mà họ cần, thiếu, nhận thấy những thuận lợi mà khó khăn mà họ gặp phải trong hoạt động sản xuất từ đó họ có thể truyền đạt lại với những người phụ nữ khác và có thể đề xuất những kiến nghị với cấp trên xác thực, gần gũi với nhu cầu của phụ nữ hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của phụ nữ trong việc phát triển nông nghiệp tại xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)