Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của phụ nữ trong việc phát triển nông nghiệp tại xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. (Trang 33)

Thông tin sau khi thu thập, được phân loại và sắp xếp theo các chủ đề khác nhaụ Trong trường hợp, lượng thông tin nhiều thì tóm tắt lại để đảm bảo không bỏ xót thông tin.

Thông tin định tính: Các số liệu thu thập được biểu thị qua phương pháp phân tích tổng hợp.

Thông tin định lượng: Thu thập được từ các tài liệu thống kê, báo cáo, quan sát trực tiếp và phỏng vấn.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tại xã Mai Đình

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị Trí địa lý

Mai Đình là một xã nằm cuối huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang, dọc ven đê sông Cầụ Là một xã nằm cuối huyện nhưng do tiếp giáp với Sóc Sơn (Hà Nội) và KCN Yên Phong nên Mai Đình là cầu nối để trao đổi thông tin, hàng hoá với các tỉnh lân cận.

- Phía Bắc giáp với xã Hương Lâm - Hiệp Hoà - Bắc Giang. - Phía Nam giáp với xã Đông Thái - Yên Phong - Bắc Ninh - Phía Đông giáp với xã Châu Minh - Hiệp Hoà - Bắc Giang. - Phía Tây giáp với xã Lương Phúc - Sóc Sơn - Hà Nộị

4.1.1.2. Đặc điểm thời tiết khí hậu:

Mai Đình thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, với một mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 22,50C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29,50C tập trung vào (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 140C tập trung vào (tháng 1). Lượng mưa trung bình 1800 mm tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 86% lượng mưa trong năm; độ ẩm trung bình 85%, thấp nhất 40%.

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Tình hình đất đai của xã

Mai Đình là một xã trung du nằm dọc theo bờ sông Cầu, có diện tích tự nhiên là 878,06 hạ Toàn xã có 2474 hộ với 12 601 nhân khẩu phân bố ở 10 khu dân cư dọc theo bờ đê Đại Hà, người dân xã Mai Đình chủ yếu sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có nghề trông dâu nuôi tằm và một số nghề phụ khác. Trên địa bàn có 5 bến đò ngang qua sông Cầu, một bến phà và một cây cầu nằm trên trục đường 295 qua sông Cầu sang Yên Phong - Bắc Ninh.

Mai Đình là một xã nhân dân có truyền thống cần cù trong lao động sản xuất và phát triển kinh tế. Trong kháng chiến giải phóng dân tộc, cán bộ và nhân dân tích cực đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến.

Địa hình tương đối bằng phẳng với điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ và diện tích nước mặt tương đối lớn phù hợp cho sự phát triển của nông nghiệp, thuỷ sản.

4.1.2.2. Tình hình văn hóa xã hội

Nhìn chung văn hóa xã hội của xã Mai Đình được Đảng ủy, UBND xã đặc biệt quan tâm lãnh chỉ đạo phát triển văn hóa xã hội hàng năm khá toàn diện trên từng lĩnh vực như các hoạt động thông tin truyền thanh được thực hiện có hiệu quả. Công tác tuyên truyền đã đáp ứng các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương. Tổ chức tuyên truyền những ngày lễ lớn trong năm. Các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo được quản lý chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Phong trào Văn hóa - Văn nghệ - Thể dục thể thao quần chúng từng bước được xã hội hóa và có ý nghĩa thiết thực. Tổ chức, thực hiện tốt các lễ hội truyền thống của địa phương như lễ hội “Làng Mai”, hội vặt làng San, Đại Hội Thể Dục thể thao xã Mai Đình lần thứ IIỊ Công tác bảo tồn các di tích luôn được quản lý và bảo tồn.

Về tình hình dân số và nguồn lao động: Hiện nay dân số xã Mai Đình là 12.601 người trong đó nữ là 6.297 người sống tập trung ở 10 thôn. Trong đó số người ở độ tuổi lao động là 7.125 người chiếm 56,54%, số phụ nữ trong độ tuổi lao động 3.319 ngườị Việc thống kê dân số thường xuyên và phát động phong trào sinh đẻ có kế hoạch được đề ra là một nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm giảm tỷ lệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý nhân khẩu tại địa phương.

+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1,5%. + Tỷ lệ hộ nghèo 6,5 %.

+ Tỷ lệ khu dân cư văn hóa tiên tiến đạt 91%. + Tỷ lệ dùng điện 100%

+ Số lao động được giải quyết việc làm mới 30 người/ năm.

Về y tế: Có 1 trạm y tế và 6 cán bộ công nhân viên, trong đó có 1 bác sĩ và 5 y sĩ. Mạng lưới thôn bản đã được củng cố, trang thiết bị cơ sở vật chất đầy đủ, trình độ chuyên môn và long yêu nghề.

Về giáo dục, đào tạo: Do làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục cho nên cơ sở vật chất của nhà trường được khang trang đủ phòng học, đủ bàn ghế cho

học sinh, đội ngủ giáo viên giỏi tăng, tỷ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh cấp huyện tăng. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cao cụ thể là:

+ Học sinh tiểu học tốt nghiệp 100%.

+ Học sinh trung học cơ sở tốt nghiệp 98%.

4.1.2.3. Tình hình kinh tế

Theo sự chỉ đạo của chính phủ và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Hiệp Hoà giai đoạn 2011-2015, kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực. Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo hướng từng bước nhanh chóng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của vùng. Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm mới thu hút lao động nông thôn. Đảng bộ, chính quyền xã luôn chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Theo đó UBND xã tiếp tục chỉ đạo, ban hành cơ chế hỗ trợ tổ chức triển khai thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp trọng điểm. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp song UBND xã đã lãnh, chỉ đạo sát sao các ngành, các cấp, các đơn vị phục vụ nông nghiệp tích cực tổ chức, triển khai thực hiện các biện pháp để đảm bảo sản xuất, do vậy năng suất, sản lượng cây trồng đạt khá.

Chăn nuôi được coi là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả trên đất Mai Đình. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô nuôi thả các loại động vật có giá trị kinh tế cao như rắn, gà chọị..

Ngoài ra, xã còn phát triển một số nghề phụ như trồng dâu nuôi tằm, nghề bún, nghề mộc, cơ khí….

Về cơ sở hạ tầng: Toàn xã cơ bản các đường liên thôn, liên xã và đường làng ngõ xóm đã được bê tông hóa tới từng ngõ xóm. Hệ thống điện lưới, viễn thông đã được củng cố, đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của nhân dân. Hệ thống trường lớp đã được quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng.. Trạm y tế cũng được quan tâm đầu tư phát triển cả về đội ngũ y bác sĩ cũng như cơ sở vật chất với mục đích phục vụ sức khỏe cho nhân dân trong xã.

4.2. Vai trò của phụ nữ trong phát triển Nông nghiệp xã Mai Đình

4.2.1. Vai trò ca ph n trong hot động sn xut trng trt, chăn nuôi

Mai Đình là một xã thuần nông, ngoài ra còn có nghề trồng dâu nuôi tằm và một số nghề phụ khác nhưng những năm gần đây đã hội nhập cùng với quá trình đổi mới của đất nước. Hơn 30% số hộ có người đi làm bên ngoài như ở các khu công nghiệp, làm mộc hoặc đi buôn bán, trong số đó có 100 % số hộ đi làm ngoài là có việc làm thường xuyên. Lao động nữ đi làm ngoài chủ yếu tại khu công nghiệp, nam giới ngoài làm ở khu công nghiệp họ con đi làm thuê, phụ xây, làm mộc… còn những hộ sản xuất tại địa phương sản xuất các nghề sản xuất truyền thống của địa phương như trồng dâu nuôi tằm, nghề bún, nghề mộc. Ngoài ra, do nhu cầu của thị trường phần lớn lao động nữ và nam đi làm thêm bên ngoài để tạo thu nhập ngoài nông nghiệp. Về chủ hộ, qua kết quả điều tra cho thấy có 14,14% chủ hộ là nữ. Về kinh tế, trên địa bàn xã Mai Đình có 8 % hộ giàu, 38,24% hộ khá,47,26% trung bình và 6,5% hộ nghèọ

Tự hào về truyền thống quê hương, từ những năm kháng chiến gian khổ đến sự nghiệp đổi mới hôm nay, người dân Mai Đình luôn cố gắng xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Và để mang lại cuộc sống như vậy thì ta nhận thấy rằng nông thôn Việt Nam hiện nay đang tồn tại một thực trạng đó là lao động đồng áng dồn lên đôi vai những người phụ nữ nông dân.

Trong cuộc sống hàng ngày của các gia đình thì người phụ nữ và nam giới đều tham gia các hoạt động sản xuất để tạo thu nhập. Các hoạt động tạo thu nhập các hộ phong phú và đa dạng, hộ nông dân chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, ngoài ra một số hộ còn hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp, làm thuê... Qua quá trình điều tra thì nam giới thường làm những công việc nặng như làm chuồng trại, cày bừạ.. còn phụ nữ ngoài các công việc nội trợ, chăm sóc gia đình còn làm nhiều việc như làm đất, gieo cấy, bón phân làm cỏ, đi bán sản phẩm nông nghiệp… Đối với các công việc chăn nuôi gia súc người phụ nữ đảm nhận công việc nhu chọn giống, chăm sóc... Sự bình đẳng trong công việc gia đình cũng như trong các hoạt động sản xuất có thể thấy rõ qua các công việc mà người phụ nữ và người đàn ông đảm nhận. Ta cũng nhận thấy sự đóng góp của phụ nữ trong sản xuất là rất lớn song sự đóng góp đó thường không được đánh giá ngang bằng với nam giớị

Bảng 4.1: Người thực hiện các khâu công việc trong hoạt động trong trọt, chăn nuôi (n = 60) ĐVT: % Nội dung Chồng Vợ Cả 2 vợ, chồng Trồng trọt Làm đất 20 23,33 56.67 Gieo cấy 16,67 46,67 36,66 Bón phân, làm cỏ 10,00 35,00 55,00

Tưới tiêu nước 8,33 71,67 10,00

Thu hoạch 8,33 38,33 63,40 Đi bán sản phẩm 8,33 68,33 23,34 Chăn nuôi Làm chuồng trại 70,00 8,33 21,67 Mua giống 41,67 36,66 21,67

Mua TĂ chăn nuôi, thuốc thú y 10,00 66,67 23,33 Cho ăn và vệ sinh chuồng trại 50,00 33,33 16,67

Chăn dắt 8,33 66,67 25,00

Đi bán sản phẩm 15,00 73,33 11,67

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Nhìn vào bảng 4.1, thấy trong trồng trọt việc thực hiện các khâu từ gieo cấy, bón phân làm cỏ, tưới tiêu nước, phun thuốc trừ sâu, thu hoạch lẫn đi bán sản phẩm có 35 -71,67% ý kiến đánh giá người vợ là người trực tiếp thực hiện chính, người chồng chỉ có 10 - 16,67% số ý kiến cho là thực hiện chính các khâu công việc trên.Trong chăn nuôi cũng vậy, việc trực tiếp thực hiện các khâu mua thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, cho ăn, vệ sinh chuồng trại, chăn dắt và đi bán sản phẩm với 33,33- 66,67% ý kiến cho rằng phụ nữ thực hiện là chính bởi vì đây là những công việc đòi hỏi nhiều thời gian và sự tỷ mỉ, khéo léọ Người chồng chỉ đảm nhiệm công việc nặng nhọc hơn như mua con giống, làm chuồng trạị Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng công việc trong trồng trọt, chăn nuôi công việc này có sự tham gia của cả hai vợ chồng như làm đất chiếm tới 56,67 % ý kiến, thu hoạch chiếm 63,4%. Còn lại những hoạt động khác thì có từ 10-25% ý kiến cho rằng cả hai vợ chồng cùng nhau tham

gia sản xuất, cùng với xu thế phát triển và hội nhập chung của xã hội thì trong gia đình nông thôn tại xã Mai Đình đã có sự nhận thức tiến bộ của người chồng, họ cũng đã một phần nào thấu hiểu được những công việc trong sản xuất nông nghiệp tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khá vất vả. Vì thế mà việc thực hiện các khâu trồng trọt, chăn nuôi người chồng không chỉ đưa ra các quyết định rồi để người vợ thực hiện mà cũng đã một phần nào cùng chung tay chia sẻ những vất vả trong sản xuất nông nghiệp

Đối với sản xuất trồng trọt, việc ra quyết định về lựa chọn giống, lựa chọn kỹ thuật canh tác, mua công cụ và vật tư, bán sản phẩm, thuê phương tiện lao động đều có từ 53,33 - 60% ý kiến cho rằng người vợ là người ra quyết định chính, trong khi đó người chồng chỉ có từ 25 -36,67%. Thế nhưng trong chăn nuôi về việc ra quyết định ta thấy có sự thay đổi, đa số người phụ nữ vẫn đóng vai trò ra quyết định trong việc mua vật tư nông nghiệp, đi bán sản phẩm với ý kiến đánh giá 45 -50%. Còn việc lựa chọn giống nuôi, kỹ thuật, quy mô nuôi do người chồng và vợ có quyền quyết định tương đương nhau với ý kiến đánh giá 41,66 - 46,66%. Đôi lúc, để đưa ra quyết định về một vấn đề gì đó trong sản xuất nông nghiệp thì lại cần có sự đồng nhất giữa ý kiến của cả chồng và vợ, qua điều tra thì có 10 - 16,67% cần phải có sự nhất trí của hai vợ chồng mới đi đến được quyết định

Trong sản xuất nông nghiệp tại xã Mai Đình cũng vậy người phụ nữ đóng vai trò chính ở hầu hết các khâu quan trọng. Thế nhưng có một sự khác biệt rõ rệt khi ta so sánh giữa (bảng 4.1) và (bảng 4.2): Ta thấy người phụ nữ chủ yếu thực hiện các khâu công việc trong sản xuất nông nghiệp, trong khi đó người chồng thực hiện ít hơn nhưng việc ra quyết định thực hiện các khâu trong trồng trọt, chăn nuôi người chồng lại có quyền quyết định và tiếng nóị Sự bình đẳng trong công việc gia đình cũng như trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp có thể thấy rõ qua các công việc mà người phụ nữ và người đàn ông đảm nhận. Ta cũng nhận thấy sự đóng góp của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn song sự đóng góp đó thường không được đánh giá ngang bằng với nam giớị

Bảng 4.2: Người ra quyết định các khâu trong trồng trọt, chăn nuôi (n=60) ĐVT: % Nội dung Chồng Vợ Cả 2 vợ, chồng Trồng trọt

Mua giống cây trồng 35,00 51,67 8,33 Kỹ thuật canh tác 21,67 63,33 15,00 Mua công cụ sản xuất

(phân, thuốc…) 31,67 51,67 16,66

Mua vật tư NN 23,33 61,67 15,00

Bán sản phẩm 26,67 55,00 23,33

Thuê phương tiện lao động 23,33 55,00 20,00 Chăn

nuôi

Mua giống nuôi 55,00 25,00 20,00

Kỹ thuật nuôi 46,60 24,40 30,00

Quy mô nuôi 56,67 25,00 18,33

Bán sản phẩm 58,33 24,00 15,00

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Đối với sản xuất trồng trọt, việc ra quyết định về lựa chọn giống, lựa chọn kỹ thuật canh tác, mua công cụ và vật tư, bán sản phẩm, thuê phương tiện lao động đều có từ 51,67 - 63,67% ý kiến cho rằng người vợ là người ra quyết định chính, trong khi đó người chồng chỉ có từ 21,57 - 35%. Thế nhưng trong chăn nuôi về việc ra quyết định ta thấy có sự thay đổi, đa số ý kiến cho là người quyết định chính là người đàn ông, mua giống nuôi số ý kiến cho rằng người đàn ông quyết định tới 55 %, người phụ nữ là 25%. Các khâu kỹ thuật nuôi, quy mô nuôi, mua vật tư (thức ăn…) bán sản phẩm người đàn ông quyết định từ 46,6 - 58,33%. Đôi lúc, để đưa ra quyết định về một vấn đề gì đó trong sản xuất nông nghiệp thì lại cần có sự đồng nhất giữa ý kiến của cả chồng và vợ, qua điều tra thì có 15 - 30% cần phải có sự nhất trí của hai vợ chồng mới đi đến được quyết định.

Nhìn chung, nam giới chiếm tỷ lệ cao trong các công việc nặng nhọc,

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của phụ nữ trong việc phát triển nông nghiệp tại xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)