Vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh dịch vụ trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của phụ nữ trong việc phát triển nông nghiệp tại xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. (Trang 41 - 45)

Xã Mai Đình có địa hình thuận lợi giáp với khu công nghiệp của các tỉnh lân cận như khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh). Tuy là một xã thuần nông, người dân hoạt động sản xuất nông nghiệp và các nghề truyền thống là chính. Để đáp ứng sự phát triển nông nghiệp nhằm phục vụ cho nhu cầu thì trên địa bàn xã xuất hiện ngày càng nhiều hộ gia đình đầu tư vào kinh doanh - dịch vụ trong nông nghiệp. Chính vì vậy vai trò của người phụ nữ là công việc quản lý, quan xuyến và trở thành người giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.3: Vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh dịch vụ trong nông nghiệp (n =20)

ĐVT: %

Nội dung Phụ nữ Nam giới Cả nam và nữ

Định hướng kinh doanh 23,33 56,67 20,00

Lựa chọn ngành nghề 23,33 30,00 46,67 Kiểm soát tài chính 60,00 20,00 20,00 Thực hiện các khâu dịch vụ 56,67 20,00 23,33 Thực hiện các ngành nghề TTCN 23,33 50,00 26,67

Vai trò của phụ nữ trong hoạt động kinh doanh đã được phát huỵ Trong hoạt động dịch vụ người nam giới quyết định hướng kinh doanh là chính vì người nam giới đóng vai trò là trụ cột gia đình, quyết định những việc lớn của gia đình. Tuy nhiên người phụ nữ cũng là người có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động dịch vụ của gia đình. Phụ nữ họ là người thực hiện phần lớn các khâu từ lựa chọn mặt hàng, bán hàng và quản lý sổ sách, họ tham gia vào các khâu trả nợ và đòi nợ khách hàng, đây là công việc cần sự khéo léo và kiên nhẫn của người phụ nữ, khâu này chiếm 56,67%. Ngoài ra người phụ nữ còn giữ vai trò quan trọng đó là kiểm soát tài chính của gia đình (60%). Người chồng cũng tham gia rất nhiều vào các khâu tuy nhiên họ tham gia ít hơn.Tỷ lệ còn lại là do cả hai vợ chồng trong gia đình cùng thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngành nghề dịch vụ chưa có sự thu hút đối với nam giới ngoài một số ngành nhất định như sửa chữa, buôn bán… Có thể nhận thấy trong buôn bán, chị em phụ nữ chiếm ưu thế từ việc ra quyết định đến việc thực hiện các khâụ Ngoài ra, trong việc hoạch định định hướng kinh doanh thì tỷ lệ phụ nữ cao hơn nhưng trong nh tỷ lệ phụ nữ tham gia lại thấp hơn so với nam giới, vấn đề lựa chọn các ngành nghề có 46,67% ý kiến cho rằng đa số là do cả hai vợ chồng cùng bàn bạc và thống nhất rồi đi đến quyết định cuối cùng. Ngoài ra, trong các lĩnh vực như ngành nghề ở xã Mai Đình đặc biệt là nghề mộc, gạch chiếm thu hút rất nhiều nam giới tham gia chiếm tới 50%. Một sơ nghề phụ khác như đan lát, chế biến gỗ, nghề bún, dâu tằm tỷ lệ phụ nữ tham gia tương đương với nam giới khoảng hơn 30%.

4.2.3. Vai trò ca ph n trong tiếp cn các kênh thông tin Nông nghip, Nông thôn

Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì người dân càng có cơ hội tiếp cận với nguồn thông tin dễ dàng hơn, rất nhiều thông tin có ích đối với người dân nếu như biết tiếp thu và học hỏị tuy nhiên mức độ tiếp cận thông tin của người dân còn hạn chế đặc biệt là phụ nữ. đây là cản trở lớn nhất làm cho người phụ nữ không thể hiện được vai trò, vị thế của mình trong gia đình và xã hộị

Bảng 4.4: Khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ

ĐVT: (%)

Chỉ tiêu

Mức độ tiếp cận của phụ nữ

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Xen tivi 100,0 - -

Nghe đài 15,56 52,22 32,22

Loa phát thanh 100,0 - -

Sách báo 21,11 34,44 44,45

Lớp tập huấn 8,89 61,11 30,00

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu từ phiếu điều tra năm 2014)

Mai Đình là xã đang trên đà phát triển, vì vậy, hệ thống thông tin của xã được chú trọng. Hiện nay, trên toàn xã 100% số hộ có tivi, hơn 95% số hộ có điện thoại, hệ thống truyền thanh phát thanh của xã cũng được chú trọng phát triển.Trong những năm gần đây phương tiện thông tin đại chúng như tivi rất phổ biến do giá cả và mẫu mã đa dạng, phù hợp với mọi nhu cầu của người dân nên hầu như mỗi hộ đều có ít nhất 1 chiếc, việc tiếp cận thông tin đại chúng chiếm tỷ lệ rất cao vì chương trình tivi phát sóng cả ngày nên khi nào rảnh rỗi họ đều có thể xem như buổi trưa hoặc buổi tốị Tuy nhiên, thông tin mà họ nhận được từ phương tiện này chưa cao vì chương trình dành cho nông nghiệp có số lượng ít và thường phát vào giờ cố định. Hơn nữa họ cũng không thể xem thường xuyên trong khi các chương trình phim, giả trí lại hấp dẫn thu hút người xem.

Nghe đài cũng là cách tiếp cận thông tin dễ dàng vì hiện nay điện đã tới với từng hộ gia đình trong xã. Tuy nhiên, mức độ nghe đài còn hạn chế vì chương trình đài không hấp dẫn nghe nghe bằng chương trình tivi, chương trình đài chỉ có thể nghe chứ không thể nhìn tận mắt, chỉ có 15,56% người nghe đài thường xuyên, 52,22% là thỉnh thoảng nghe đài và 32,22% là không bao giờ nghe đàị

Loa phát thanh là chương trình truyền thông rất hiệu quả, hiện nay mỗi thôn đều có 1 loa phát thanh phản ánh kịp thời cho người dân tình hình kinh tế xã hội và tin tức của địa phương. Đây là 1 loại hình rất phổ biến và được đông đảo người dân quan tâm lắng nghẹ Hơn nữa phương pháp tiếp cận

thông tin này rất thiết thực, sát với thực tế, phản ánh thông tin ngay tại địa phương nên được người dân rất quan tâm.

Sách báo là phương tiện tiếp cận thông tin rất hiệu quả nếu biết sử dụng và tìm hiểu thông tin ở đó nhưng lại không được người dân quan tâm. Số lượng phụ nữ thường xuyên đọc sách báo là 21,11%, chủ yếu là những chị em phụ nữ tham gia vào công tác đoàn thể và một số gia đình nhà giáo;34,44 % phụ nữ thỉnh thoảng đọc sách báo vào 44,45% số phụ nữ không bao giờ đọc sách báọ Nguyên nhân là đọc sách báo phải tốn một khoản chi phí để mua sách báo, lại tốn thời gian, mà họ không thể vừa đọc vừa làm dược, thường thì thời gian rảnh rỗi họ xem tivi chứ rất ngại việc cầm vào sách báọ Họ nắm bắt kiến thức chủ yếu qua các lớp tập huấn do hội phụ nữ tổ chức, qua việc đi chợ mua, bán sản phẩm và qua chính kinh nghiệm mà họ tích luỹ được trong quá trình lao động. Trong vùng nghiên cứu, phụ nữ thường nắm bắt thông tin qua người chồng, qua hội đoàn thể, qua họ hàng, qua thông tin khi giao lưu trên thị trường, qua cán bộ khuyến nông, qua cửa hàng vật tư nông nghiệp….hay tích luỹ kinh nghiệm của chính bản thân.

Ngoài các phương tiện tiếp cận thông tin đại chúng trên thì có thể trực tiếp tiếp cận thông qua lớp tập huấn hay các cuộc họp. Tuy nhiên mức độ tiếp cận này thấp. Người thường xuyên tham gia là 8,89%, thỉnh thoảng tham gia là 61,11% và người không bao giờ tham gia là 30%. Nguyên nhân là do người phụ nữ phải đảm nhiệm rất nhiều công việc trong gia đình nên không có thời gian tham gia, mà người tham gia chủ yếu là người chồng, ngoài ra còn do suy nghĩ của người dân là có thể cập nhật tất cả các thông tin cần thiết trên đài, tivi nên không chú trọng đọc sách báọ Họ nắm bắt kiến thức chủ yếu qua các lớp tập huấn do hội phụ nữ tổ chức, qua việc đi chợ mua, bán sản phẩm và qua chính kinh nghiệm mà họ tích luỹ được trong quá trình lao động. Trong vùng nghiên cứu, phụ nữ thường nắm bắt thông tin qua người chồng, qua hội đoàn thể, qua họ hàng, qua thông tin khi giao lưu trên thị trường, qua cán bộ khuyến nông, qua cửa hàng vật tư nông nghiệp… hay tích luỹ kinh nghiệm của chính bản thân.

Có rất nhiều phương pháp mang thông tin đến cho người phụ nữ để nâng cao vai trò của mình trông gia đình cũng như vai trò trong sản xuất nông nghiệp vì vậy cần khuyến khích họ tiếp nhận nhiều hơn cả về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của phụ nữ trong việc phát triển nông nghiệp tại xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)