Vai trò của phụ nữ trong gia đình

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của phụ nữ trong việc phát triển nông nghiệp tại xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. (Trang 45 - 49)

Trong tất cả gia đình Việt Nam, từ xưa đến nay người phụ nữ luôn giữ vai trò quan trọng, họ vừa là người vợ, vừa là người mẹ, vừa là người giữ gìn hạnh phúc gia đình. Song trên thực tế, đôi lúc vai trò của người phụ nữ còn bị lãng quên, nhiều người coi đó như là bổn phận tất yếu của người phụ nữ.

Bảng 4.5: Người ra quyết định các công việc lớn trong gia đình

ĐVT: %

Nội dung Nữ Nam Cả Nữ và Nam

Đứng tên tài sản cố định 23,33 76,67 -

Định hướng nghề nghiệp con cái 8,33 26,67 65,00

Quan hệ họ hàng 46,67 28,33 26,67

Mua sắm tài sản có giá trị 20,00 50,00 30,00

Đi làm thêm ngoài 21,33 63,67 15,00

Đi vay mượn, đi gửi tiền tiết kiệm 26,67 46,33 30,00

Việc kế hoạch hóa gia đình 100,0 - -

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Theo điều tra cho thấy tại xã Mai Đình, tuy phụ nữ chịu trách nhiệm chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nội trợ nhưng do phong tục tập quán, quan niệm và do nhận thức của người dân nên việc ra quyết định cuối cùng trong gia đình chủ yếu là người chồng. trong kiểm soát kinh tế hộ vai trò của họ được đánh giá thấp hơn nam giớị Số chủ hộ là nữ chiếm tỷ lệ thấp 23,33%, trong khi đó tỷ lệ nam giới đứng tên tài sản cố định chiếm tới 76,67%. Thực tế nghiên cứu trong các hộ, nhận thức của

các thành viên trong gia đình đều cho rằng việc người chồng đứng tên tài sản cố định như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là đương nhiên, cả người vợ và người chồng đều hài lòng khi người chồng đứng tên trong sổ đỏ, có trường hợp phụ nữ còn từ chối quyền đứng tên trong sổ đỏ. Chính điều này dẫn tới sự bất công bằng trong việc sở hữu, kiểm soát các nguồn lực đất đai giữa nam giới và phụ nữ.

Trong quá trình chuyển đổi từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại với mục tiêu nông nghiệp - công nghiệp kết hợp với dịch vụ. Nền kinh tế thị trường đã và đang xâm nhập vào nông thôn phá đi nếp sống nếp suy nghĩ lạc hậu của người dân. Thu nhập của người dân từ nông nghiệp là thấp so với các ngành nghề khác. Vì thế muốn làm giàu từ mảnh đất và bàn tay của mình là một điều khó khăn với người dân. Người dân cũng nhận ra một điều là muốn có thu nhập cao, có địa vị trong xã hội và rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị thì con em họ không thể chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp mà phải có tri thức có nghề nghiệp ổn định. Đây là mong muốn của tất cả người dân nông thôn Việt Nam. Vì thế, việc định hướng nghề nghiệp cho con cái ở nông thôn rất được coi trọng với mong muốn con mình có khả năng thoát ly, thế nên phần lớn công việc này do cả gia đình cùng bàn bạc và thống nhất chiếm tới 65%, người chồng chiếm 26,67% còn riêng phụ nữ định hướng nghề nghiệp cho con cái chỉ chiếm 8,33% thường là những hộ do chồng đi làm ăn xa nên họ mới quyết định việc học hành con cáị

Có một thực tế mà ta nhận thấy rằng, người phụ nữ không chỉ phải lo lắng các công việc nội trợ trong gia đình mà phần lớn các quan hệ thôn xóm, quan hệ họ hàng người phụ nữ cũng phải lo lắng. Người phụ nữ tham gia với tỷ lệ lên tới 46,67%, trong khi đó tỷ lệ nam giới tham gia chỉ chiếm 28,33%. Và thường chỉ những công việc qua trọng trong họ tộc hoặc những quan hệ gần gũi than thiết mới có cả hai vợ chồng cùng tham gia chiếm 26,67% tổng số hộ điều trạ Nguyên nhân chủ yếu là do nam giới thường đi làm ăn xa, làm bên ngoài, chiếm tỷ lệ 63,67%; còn phụ nữ đi làm bên ngoài chiếm 21,33%. Chính vì thế người đàn ông ít có thời gian tham gia các quan hệ họ hàng, làng xóm. Về việc đi vay mượn hay gửi tiền tiết kiệm thường là nam giới đứng ra,

bởi vì đa số nam giới là chủ hộ nên họ dễ dàng trong việc vay mượn và làm giấy tờ, thủ tục. So với nam giới thì phụ nữ nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng thường ít có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Vì thế mà qua điều tra ta thấy có 46,33% số hộ người chồng đứng tên, 26,67% số hộ do vợ đứng tên, c]òn lại với 30% số hộ đồng tình với việc cả hai vợ chồng cùng đưa ra quyết định ai là người đứng tên. Do vậy, cần tính đến những khác biệt giữa nam và giới và nữ giới trong tiếp cận và sử dụng nguồn vốn tính dụng từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác để có chính sách và chế độ riêng giữa nam và nữ trong triển khai chương trình tín dụng hiện naỵ

Trong việc thực hiện biện pháp kế hoạch hoá gia đình, sự tham gia của nam giới ở tất cả các hộ gia đình là rất thấp, điều này có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của phụ nữ. Phụ nữ cũng là người đảm nhận chủ yếu các biện pháp KHHGĐ. Hơn ai hết, phụ nữ chính là người ý thức được việc bảo vệ sức khoẻ, ý thức được nỗi khổ vì đông con nên “tự giác đi đặt vòng”, “tôi thực hiện kế hoạch hoá gia đình là bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và con cái”. Vì thế, qua bảng số liệu (bảng 4.4) mà ta thấy việc chủ động thực hiện KHHGĐ chủ yếu là nữ giới thực hiện 100,0%, trong khi đó nam giới chủ động thực hiện và cả hai vợ chồng lại chủ động trong việc KHHGĐ là không có,nguyên nhân là do suy nghĩ của người dân cho rằng đó là việc của phụ nữ phải là, người nam giới không có trách nhiệm phải thực hiện.

* Chăm sóc nuôi dạy con cái

Từ xưa tới nay, việc chăm lo cho gia đình, nuôi dạy con cái là “nhiệm vụ” không thể thiếu của người phụ nữ. có thể nói “chăm sóc” ở đây được hiểu theo cách đơn giản nhất là nội trợ, giặt giũ, chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho chồng, con. Trong đó, nuôi dạy con cái được coi là công việc nghiễm nhiên của người phụ nữ.

+ Nuôi dạy con: Quan niệm từ bao đời nay của nam giới “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Tôi nghĩ vấn đề này vẫn được duy trì ở thế hệ tiếp theo không chỉ ở địa bàn nghiên cứu mà tất cả mọi vùng miền. Bởi lẽ: Trong gia đình con trai học từ bố và con gái học từ mẹ những quy tắc kỳ vọng về hành vi “nam” và hành vi “nữ” của mình. Phụ nữ có công sinh thành ra con cáị Có trách

nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục con khôn lớn trưởng thành. Phụ nữ còn là người thầy đầu tiên của con ngườị Từ khi còn trong bụng mẹ đứa trẻ đã chịu ảnh hưởng về những tư duy suy nghĩ của mẹ, niềm vui, nỗi buồn đều phản ánh của người con. “Mẹ là người thầy giáo ban đầu, Con như trang giấy trắng phau bên đèn”. Mẹ là tấm gương phản chiếu cho con, người mẹ đức độ vị tha thì đứa con sẽ ngoan ngoãn, lễ phép.

+ Chăm sóc con cái: Người mẹ chính là người gần gũi nhất với con, chăm sóc và hiểu con nhất, cũng là người ảnh hưởng lớn nhất đến hình thành nhân cách của con từ khi còn tấm bé. Những đứa trẻ sinh ra không thể thiếu bàn tay chăm sóc của người mẹ. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái được coi là thiên chức của người phụ nữ, còn nam giới họ ít khi tham gia vào công việc này trừ khi có cả vợ thực hiện cùng.

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Hình 4.1: Biu đồ thi gian chăm sóc nuôi dy con cái

Qua điều tra cho thấy: nam giới đảm nhận công việc này chỉ chiếm 12% trong khi phụ nữ 60%, và cả hai cùng nuôi dạy con cái chiếm 28%.

Nhận thấy, trong chăm sóc và nuôi dạy con cái, vai trò của người phụ nữ và nam giới khác nhau, thời gian phụ nữ dành cho việc này cao hơn nhưng thường là chăm sóc con cái, còn nam giới chủ yếu là dạy con cáị Sự chênh lệch về trình độ chính là nguyên nhân dẫn đến nam giới tham gia vào việc giáo dục nhiều hơn là chăm sóc con cái ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như: nhận thức của họ “trong việc theo dõi con học cần có sự quan tâm của

cha ở mức độ nhất định”, “điều kiện của cha có thời giờ rảnh hơn phụ nữ nên có có thời gian quan tâm tới việc học của con hơn”. Ngoài ra có thế do nhiều nguyên nhân, các ông bố hầu như không hiểu gì về tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ; thiếu kiên nhẫn, hay nổi nóng, đánh mắng con mỗi khi không vừa ý. Vì thế mà người phụ nữ phải gánh vác nhiều công việc nặng nề cả trong gia đình và ngoài xã hội không thua kém gì nam giớị

Do thời gian chăm sóc con cái chiếm rất nhiều thời gian của người phụ nữ. Trong gia đình, phụ nữ vừa phải sản xuất nông nghiệp, vừa phải dành thời gian chăm sóc con cáị Làm việc trong thời gian dài gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của người phụ nữ, đồng thời làm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng nông sản phẩm.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của phụ nữ trong việc phát triển nông nghiệp tại xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)