III. Phương pháp nghiên cứu và cấu trúc của luận văn
4.1.2. Phân tích các câu trả lời thu được
Chúng tôi đã thu được 33 phiếu trả lời thực nghiệm từ các GV giảng dạy toán ở 3 trường: THPT Ngô Gia Tự, THPT Nguyễn Thái Học, THPT Phan Bội Châu thuộc tỉnh Khánh Hòa. Kết quả như sau:
Đối với câu hỏi 1:
Có tới 15/33 GV cho rằng nên bỏ kiến thức này khỏi CT toán 10 phổ thông.
Lý do mà các GV này đưa ra hầu như giống nhau đó là: thực hiện giảm tải CT và
kiến thức này không phục vụ các kiến thức toán lớp 11, lớp 12 sau này. Vấn đề giải hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn dùng để giải quyết các bài toán thực tế nên đưa lên cấp trung học chuyên nghiệp và cao đẳng phù hợp hơn. Điều này chứng tỏ: GV có quan tâm đến vấn đề dạy học mô hình hóa nhưng vấn đề này mà áp dụng cho kiến thức hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn ở lớp 10 là không phù hợp. Ngoài ra, môi trường sinh thái cho đối tượng hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn tồn tại đã không được thể chế xây dựng cũng là một trong những lý do chính đáng để các GV đưa ra ý kiến loại bỏ kiến thức này ra khỏi CT toán lớp 10.Chẳng hạn:
GV29:
Có 18/33 GV còn lại cho rằng không nên loại bỏ kiến thức này vì nó còn ít nhiều liên quan đến việc vẽ đường thẳng trong hình học phẳng ở lớp 10. Một số GV còn đưa ra lý do là kiến thức này giúp HS rèn luyện tư duy hoặc có GV chỉ đưa ra lý do rất đơn giản là họ thấy kiến thức này hay. Chẳng hạn:
GV23:
Đáng chú ý là trong 18 GV này chỉ có 3 GV cho rằng phần hệ bất phương
trình bậc nhất hai ẩn nên để lại trong CT toán lớp 10 nhằm rèn luyện khả năng ứng dụng toán học giải quyết các vấn đề thực tế cho HS. Điều này đồng nghĩa với việc dạy học mô hình hóa là một trong những mục tiêu mà thể chế đặt ra khi đưa kiến thức về hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn vào CT toán lớp 10 nhưng xem ra mục tiêu này không được sự đồng tình của đa số GV.Chẳng hạn:
GV11:
Đối với câu hỏi 2:
Có đến 30/33 GV cho rằng họ chưa bao giờ ra dạng bài tập này cho HS, nếu có, lời giải mà HS đưa ra chính là lời giải theo KTHH mà SGK đã giới thiệu, đồng
thời, GV cũng mong đợi HS điều đó vì đó là những gì GV đã giảng dạy. Như vậy, vấn đề đa dạng hóa kỹ thuật thật sự không được GV quan tâm. Tuy nhiên, khi liệt kê các lời giải, GV vẫn sử dụng các lời giải thuộc về KTHH và KTĐS điều này cho thấy, GV có biết đến các KTĐS nhưng không lựa chọn nó hoặc sử dụng nó để chứng minh cho tính ưu việt của lời giải theo KTHH. Chỉ có 3/33 GV cho rằng HS có thể sử dụng KTĐS để giải. Chẳng hạn:
GV15:
Đối với câu hỏi 3:
Bảng 4.1. Thống kê các kết quả thu được của GV:
1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm
Lời giải 1 6 27
Lời giải 2 2 11 15 5
Trong số 33 GV trả lời câu hỏi 3: có 6 GV cho 3 điểm cho lời giải 1 vì cho rằng lời giải chưa chặc chẽ. Chúng tôi cho rằng điều này có thể là do quan điểm về cách trình bày của mỗi GV vì có tới 27/33 GV cho điểm 4 (điểm tối đa) vì cho rằng đó là lời giải đúng theo yêu cầu mà SGK đã đề cập.
Trong khi đó, kết quả đánh giá của các GV dành cho lời giải 2 có sự khác nhau rõ rệt:
- Có 2 GV không đồng ý với lời giải này (cho 1 điểm) vì cho rằng lời giải này
- Có 5 GV cho 4 điểm (tối đa) vì cho rằng đây là lời giải hay, sáng tạo. Như vậy, các GV này có thể cho rằng HS không nghĩ đến sự tồn tại của KTĐS trong giải hệ hai bất phương trình bậc nhất hai ẩn nên nếu có HS chọn thì đó là lời giải tốt.
- Chiếm đại đa số là điểm 3 cho lời giải 2, có tới 15 GV cho kết quả này vì họ
cho rằng cần lý luận chặc chẽ hơn, ngoài ra đó là một lời giải đúng.
- Có 11 GV còn đang phân vân, họ cho điểm 2 và cũng không có một sự giải
thích nào cho lựa chọn của mình. Tại sao vậy? Chúng tôi đoán rằng GV chưa thật sự chấp nhận KTĐS là một trong các kỹ thuật có thể sử dụng trong việc giải hệ hai bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
Nhận xét:
Kết quả phân tích tiết dạy và thực nghiệm đối với GV cho thấy
Đa số GV giảng dạy bài “bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất
hai ẩn” theo các trình tự mà SGK đã đề cập. GV không giải thích tại sao chọn KTHH.
GV không quan tâm đến vấn đề đa dạng hóa kỹ thuật giải hệ bất phương
trình bậc nhất hai ẩn. KTĐS có ít GV chọn đưa vào giới thiệu cho HS, thậm chí có GV không chấp nhận kỹ thuật này.
Vấn đề dạy học mô hình hóa được các GV quan tâm, tuy nhiên, đa số họ
không đồng tình với việc thực hiện nó đối với đối tượng hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trong CT toán phổ thông.