6. Phương pháp nghiên cứu
3.4.3. Thiết kế giáo án
Giáo viên phải chuẩn bị giáo án trước khi bắt tay vào cơng việc giảng dạy. Giáo án là sự thể hiện một cách sinh động mối liên hệ hữu cơ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và điều kiện dạy học.
Khi tiến hành thiết kế giáo án cần:
3.4.3.1. Xác định mục tiêu bài học
- Nêu đầy đủ các loại mục tiêu : kiến thức, kỹ năng, thái độ… - Mục tiêu dạy học phải cụ thể, cĩ khả năng đo được, đánh giá được
- Mục tiêu mỗi hoạt động học phải xác định được mức độ thành cơng của học sinh sau mỗi bài học đĩ.
3.4.3.2. Xác định nội dung và cấu trúc bài học
- Xác định được nội dung chính, phụ trong bài dạy - Xác định lơgíc cấu trúc của các nội dung trong bài học
- Xác định mối quan hệ của bài học với nội dung kiến thức khác trong chương trình.
3.4.3.3. Xác định tài liệu tham khảo
- Xác định được những sách báo, tài liệu cĩ liên quan đến nội dung bài dạy. - Xác định được các đồ dùng trực quan phục vụ cho bài dạy.
- Kinh nghiệm cá nhân, các ví dụ cụ thể được sử dụng trong bài dạy.
3.4.3.4. Xác định phương pháp dạy học
- Trình tự các hoạt động của giáo viên, của học sinh.
- Xác định hình thức dạy học (cá nhân, hợp tác theo nhĩm nhỏ,.. .).
3.4.3.5. Thiết kế các hoạt động trong giáo án
Sau khi hồn thành các bước trên GV tiến hành thiết kế các hoạt động cụ thể phù hợp với nội dung bài học. GV cần phát hiện những hoạt động liên hệ với nội dung đĩ, rồi căn cứ vào mục tiêu của bài mà chọn ra một số hoạt động cho học sinh thực hiện, nhằm phát hiện kiến thức mới hoặc luyện tập các kỹ năng. Các hoạt động nghiên cứu này đều cần được thể hiện ở bài soạn cho một tiết lên lớp.